Hơn
trăm ngàn đảng viên sai phạm - Sao TBT Nguyễn Phú Trọng chưa chịu trách nhiệm?!
RFA
23/08/2022
Ông Nguyễn Phú Trọng và những cán bộ cấp cao bị bắt
vì tội tham nhũng. Tuổi
Trẻ / RFA edited
Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng vừa qua lại một lần nữa nhấn mạnh chỉ đạo“Mọi quyền lực
phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế”, đồng thời khẳng định chưa
bao tham nhũng bị xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh như hiện nay. Một nhà quan sát
bình luận chính trị đặt câu hỏi vậy trách nhiệm của ông Trọng ở đâu khi có đến
hàng chục ngàn đảng viên sai phạm, bị kỷ luật trong 10 năm qua.
Nói không đi đôi với làm
Vào hôm
22/8, tại Hội nghị của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng - tiêu
cực, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng “Mọi quyền lực phải được
kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm,
quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn;
lạm dụng, lợi dụng quyền lực cũng phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý vi phạm.”
Phải “nhốt
quyền lực vào lồng cơ chế” là một phương châm, chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng, được ông đề cập trong một lần tiếp xúc cử tri Hà Nội từ năm 2016. Từ
đó cho đến nay, câu nói này được nhắc lại nhiều lần trong các bài luận của các
mạng báo là cơ quan ngôn luận của Đảng và nhà nước.
Năm 2016,
ông Phạm Minh Chính, khi đó giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng từng
phát biểu nhắc lại lời ông Nguyễn Phú Trọng rằng: “Hiện chúng tôi cũng
đang xây dựng “cái lồng” để nhốt quyền lực. Dứt khoát là phải kiểm soát quyền lực…”
Luật sư
Nguyễn Văn Đài, từ nước Đức nói với RFA rằng lời nói và hành động của ông Trọng
không đi đôi với nhau. Trong khi luôn nhắc về “cái lồng cơ chế” để kiểm soát
quyền lực, nhưng chính ông ấy là phá vỡ quy tắc của Đảng để được ở lại làm Tổng
bí thư đến nhiệm kỳ thứ ba, dù đã quá tuổi và vi phạm Điều lệ đảng.
Do đó, theo
ông Đài, dù ông Trọng phát biểu rằng “mọi quyền lực phải được kiểm
soát”, nhưng hiện nay không có một cơ chế hay điều lệ nào có thể kiểm soát được
quyền lực của ông ấy cả:
“Ông Nguyễn Phú Trọng nói không đi đôi
với làm. Ông ấy là người vi phạm Điều lệ Đảng. Theo Điều lệ Đảng thì không có quyền
gia hạn đến nhiệm kỳ thứ ba của chức Tổng Bí thư, thì đó là điều vi phạm rất rõ
ràng.
Nó cho
thấy Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ độc tài với người dân mà họ còn độc tài với
ngay cả những người ở trong Đảng.
Chúng
ta đã chứng kiến ông Nguyễn Phú Trọng vi phạm Điều lệ Đảng, cho nên Điều lệ Đảng
đó đâu có tác dụng gì để ràng buộc quyền lực của ông Trọng.
Ngay cả
Điều lệ Đảng mà không kiểm soát được quyền lực của ông ta thì không có một cái
gì có thể kiểm soát được quyền lực của ông ấy cả.”
Theo Điều
lệ Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành năm 2011, Điều 17 có quy định rằng “Đồng
chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.”
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại họp báo kết thúc Đại
hội 13 Đảng Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội hôm 1/2/2021. AFP
Trách nhiệm của ông Trọng
Cũng trong
hội nghị này, ông Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn khẳng định rằng “Chưa bao giờ
chúng ta xử lý mạnh mẽ, nghiêm minh hành vi tham nhũng, tiêu cực như vừa qua”.
Từ khi ông
Nguyễn Phú Trọng trở thành người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 2011,
có đến 170 cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý, trong đó có 33 Ủy viên,
nguyên Ủy viên Trung ương đảng, hơn 50 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ
trang bị kỷ luật. Đây là con số được nêu ra trong Hội nghị Tổng kết 10 năm công
tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022, hôm 30/6 vừa qua.
Tính từ đầu
nhiệm kỳ Đại hội 13 năm 2021 đến nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật 50
cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có tám Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, 20 sỹ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang.
Cũng trong
khoảng thời gian này, gần 168.000 đảng viên, trong đó có hơn 7.390 đảng viên bị
kỷ luật do tham nhũng.
Ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu - Ban
Dân vận Trung ương, bình luận với RFA về tình trạng quan chức tham nhũng, tiêu
cực dưới thời Nguyễn Phú Trọng như sau:
“Thời
ông Trọng là nó nâng cấp lên thành tham nhũng nhà nước, trước đây là tham nhũng
cơ sở thôi, nhưng từ thời ông Trọng nó phát triển thành những nhóm lũng đoạn
nhà nước, dùng chính sách nhà nước, dùng thể chế nhà nước để ăn cướp của dân.
Cho nên người dân có câu nói truyền tai rất hay:
Ông Trọng
có lò mới xây
Ông chặt
làm củi những cây ông trồng”
Theo luật sư Nguyễn Văn Đài, ông Trọng đáng ra phải là người chịu
trách nhiệm vì để xảy ra tình trạng quá nhiều cán bộ đảng viên tham nhũng trong
suốt hơn 10 năm giữ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt nam:
“Mặc dù
trước mỗi kỳ Đại hội Đảng, ông ta luôn nhấn mạnh cần phải cương quyết không cho
bất kỳ nhân vật nào suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng được vào Ủy viên
Trung ương Đảng.
Và ông
ta, với vai trò là Tổng bí thư kiêm trưởng tiểu ban nhân sự của Đại hội Đảng,
nghĩa là tất cả các nhân vật ứng viên vào Trung ương đều do ông ta là người trực
tiếp kiểm soát.
Nhưng
mà ngay khi Đại hội nhiệm kỳ 13 vừa rồi diễn ra sau hơn một tháng, ông Trần Văn
Nam là bí thư Bình Dương đã bị ngã ngựa, bị cách mọi chức vụ.
Rõ ràng
ông Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm cao nhất. Bởi vì ông ấy đã không thể
nào sàng lọc, lựa chọn được những cán bộ trong sạch để vào ban chấp hành Trung
ương.
Điều
này thể hiện một vấn đề nữa là không có người tốt để ông ấy lựa chọn. Ông ấy chỉ
có thể lựa chọn quan tham nhũng ít hay là quan tham nhũng nhiều, hay là những
người thuộc phe cánh của mình để vào trung ương mà thôi.”
Theo quy định
Điều lệ đảng, trước mỗi kỳ Đại hội đảng, Bộ Chính trị sẽ trình Trung ương quyết
định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh lãnh đạo cấp cao của nhà nước
trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự để Quốc hội xem xét, bầu
hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.
Hồi tháng
12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu thời gian tới sẽ thực hiện thí điểm
chủ trương những người đứng đầu được lựa chọn, giới thiệu nhân sự phải chịu
trách nhiệm về việc tiến cử cán bộ của mình.
-------------------
Tin,
bài liên quan
THỜI SỰ
·
Vụ
AVG: Ông Tổng Trọng dùng kế kỷ luật để hoãn binh
·
Sau
Hội nghị TW 7, ‘lò’ của ông Trọng có cháy đến TP. HCM?
No comments:
Post a Comment