Donald Trump
'không phải là Thái thượng hoàng của nước Mỹ'
Võ Ngọc Ánh
Gửi bài cho BBC từ Tacoma, bang
Washington, Hoa Kỳ
12 tháng 8
2022, 20:03 +07
Cập nhật
12 tháng 8 2022, 20:50 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw4wx8p8dn9o
“Không
có ai được quyền đứng trên luật pháp ở đất nước này”, ông Merrick Garland, Bộ trưởng Bộ Tư
pháp Hoa Kỳ đã nói như thế vào ngày 20/7, khi được các phóng viên hỏi.
Lúc đó ông
Merrick Garland, không nói rõ là có điều ra về cựu Tổng thống Donald Trump hay
không. Nhưng rõ ràng câu nói trên hàm ý, dinh thự của cựu tổng thống không phải
là vùng cấm với luật pháp ở Mỹ.
Cũng trong
tháng Bảy, tôi đến nhà John, một người Mỹ trắng, tại thành phố Tacoma, tiểu
bang Washington để định giá công việc sửa nhà cho ông. Câu chuyện rồi cũng đến
một chút về chính trị trong chuỗi thời sự các phiên điều trần do Ủy ban ngày 6,
tháng Giêng tổ chức đang diễn ra.
John nói với
tôi, “Donald Trump nên vào tù”. Nguyên văn, “He should go to jail”.
Ngày cựu tổng
thống thứ 45 của Hoa Kỳ vào tù đến giờ này vẫn chưa biết được, có hay không.
Nhưng việc ông phải bị điều tra, xét hỏi trong tư cách một công dân là điều cần
thiết phải được tiến hành trong một nhà nước pháp quyền.
·
Phe Cộng hòa
lên án vụ khám nhà Trump và cơ hội 2024 của ông
10
tháng 8 năm 2022
·
Donald Trump: Lệnh khám
xét dinh thự Mar-a-Lago có thể được công khai
12
tháng 8 năm 2022
Donald Trump lại ‘làm nên lịch sử’
Một việc
chưa có trong tiền lệ từ thời lập quốc đến nay, vào chiều muộn ngày 8/8, Cục Điều
tra Liên Bang (FBI) đã khám xét tư dinh của ông cựu Tổng thống thứ 45 của Mỹ ở
Florida.
Donald
Trump là cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị tư pháp khám xét nhà.
Khảo sát
trong người dân Mỹ về việc ông cựu tổng thống thứ 45 có nên bị điều tra, xét xử
hay không, câu trả lời phụ thuộc vào thái độ ủng hộ đảng phái, trung thành với
một con người cụ thể thay vì tinh thần thượng tôn luật pháp.
Có những
dân biểu tiểu bang, liên bang, thống đốc, những người trong hệ thống nhà nước,
vì lòng trung thành với Donald Trump đã gạt luật pháp ra một bên. Họ nói những
lời để ‘mua’ phiếu cử tri, hùa theo đám đông hơn lương tri và sự thật.
Đến nay đã
có hơn 700 người bị bắt, điều tra, xử tù vì tấn công vào tòa nhà Quốc hội trong
ngày 6/1/2021.
Tại sao những
người vì tin vào điều cáo buộc bầu cử gian lận, bị xúi giục tấn công vào cơ
quan lập pháp của Hoa Kỳ bị bắt, xử tù, còn người trực tiếp kích động biến cố
6/1 đến lúc này luật pháp vẫn chưa thể sờ đến?
Một người
dân Mỹ bình thường có được đặc quyền miễn nhiễm như Donald Trump cho đến lúc
này không?
Liệu luật
pháp của nước Mỹ có công bằng không? Hay luật pháp của nước Mỹ được tạo ra tinh
vi để bảo vệ cho những người đã chạm vào quyền lực ở cấp cao? Phải chăng các quốc
phụ thời lập quốc đã đặt nền móng tạo ra thứ đặc quyền những người chóp bu?
Tôi nghĩ,
nếu luật pháp hoàn thiện, công bằng cho tất cả công dân thì cứ căn cứ vào tội
mà xử lý, không có chuyện miễn trừ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/4945/live/93d38920-1a3b-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Áo
thun hình các ông Kim Jong-un và Donald Trump trước hội nghị thượng
đỉnh ở Hà Nội tháng 2/2019
Giỏi tự biến mình trở thành nạn nhân
Ông cựu tổng
thống thứ 45 lu loa việc FBI vào nhà ông khám xét là vụ “đột kích” – “raid”.
Donald
Trump nói, việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ khám xét nhà ông không cần thiết và
không phù hợp.
Đã không
ít lần ông Donald Trump than, không có một tổng thống Mỹ nào bị đối xử bất
công.
Sao ông ấy
không tự hỏi, hơn 246 năm lập quốc, đã có một tổng thống Mỹ nào hành xử khinh thường
luật pháp, vi phạm nguyên tắc dân chủ như Trump chưa?
Donald
Trump rất giỏi trong việc tự biến mình trở thành nạn nhân và xin tiền. Ngay sau
sự việc khám xét nhà xảy ra, trang website vận động của ông đã không quên kêu gọi
người ủng hộ ‘bắn’ thêm tiền vào tài khoản cho Trump.
Ông cựu tổng
thống không quên cáo buộc, đây là “cuộc săn lùng phù thủy” của chính quyền đảng
Dân Chủ do Joe Biden lãnh đạo.
Tôi thấy
trong hơn một năm rưỡi qua Joe Biden đã tế nhị, giữ khoảng cách với ngành tư
pháp trong các vụ việc liên quan đến người tiền nhiệm. Điều này là hoàn toàn
khác với Donald Trump khi còn ngồi ghế Tổng thống.
Tôi tin, Cục
Điều tra Liên Bang Mỹ và bên tòa án rất cân nhắc, làm rất cẩn thận trong việc
khám xét nhà của Donald Trump. Do đó, họ đã tạo một nền tảng pháp lý vững vàng
theo luật pháp Mỹ hiện hành trước khi khám nhà.
Khi có lệnh
của tòa án thì bất kỳ công dân Mỹ nào cũng bị khám xét, kể cả Donald Trump.
Bởi những
người chấp pháp này ý thức rất rõ sự quan tâm của công chúng, sự phẫn nộ của những
người ủng hộ cho cựu tổng thống, nếu có sơ sót.
Tất cả sự
việc này cho thấy, đối với Donald Trump, cá nhân ông là trước tiên và trên hết
chứ không phải là nước Mỹ như khẩu hiệu rêu rao của ông.
Donald
Trump hành xử như mình là một vị vua, hay ông ao ước là thứ quyền lực như của
Putin?
Buồn thay,
không ít các nhân vật của đảng Cộng Hòa và rất nhiều người Mỹ không nhìn thấy
điều này mà vẫn ủng hộ Donald Trump.
Phải
chăng sau gần 250 năm lập quốc, lý tưởng dân chủ, pháp quyền của nước Mỹ đã bị
suy thoái đang hiện diện trong những người ủng hộ Donald Trump?
Trong suốt
bốn năm ở Nhà Trắng, Donald Trump chứng tỏ, ông cần sự trung thành với cá nhân
mình hơn sự ổn định của một nhà nước, chính quyền, một nền dân chủ.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/ac2d/live/d3d48c10-1a3e-11ed-894d-e96102bbb308.jpg.webp
Một
nhóm ủng hộ ông Trump xuất hiện gần tư dinh Mar-a-Lago của ông ở
Florida sau vụ FBI khám nhà
Nhiều người Việt vẫn chưa ‘chia tay’ được
Donald Trump
Hồi tháng
giêng năm nay một người bạn thân quen từ trong nước sang đến bên này, hiện đang
sống tại tiểu bang Texas nhắn tin cho tôi sau khoảng ba năm xóa kết bạn trên
FaceBook. “Lâu nay vẫn khỏe luôn chứ bạn? Tôi biết ông không ủng Trump, nhưng
ông là người tốt”.
Một người
bạn khác từ California ủng hộ cựu Tổng thống thứ 45 của Mỹ hồi tháng trước nói
với tôi, bầu cử kết quả thắng thua đã rõ ràng. Ông Trump tiêp tục làm vậy chẳng
được gì, nên dồn sức cho việc trong tương lai.
Một người
bạn khác khá thân ở trong nước, từng làm cùng chỗ, cùng nhau xuống đường biểu
tình chống Trung Quốc, bất chấp những gì đã diễn ra, được công bố anh vẫn giữ
trọn sự trung thành với Donald Trump. Vẫn gọi cựu Tổng thống thứ 45 là “anh hai
của tui”.
Trên mạng
xã hội Facebook từ trước bầu cử tổng thống Mỹ một năm đến nay khi tôi post những
điều có liên quan đến Donald Trump, anh viết những bình luận giận dữ.
Tháng trước
trong lúc nói chuyện với một người bạn khác là chủ doanh nghiệp ở Việt Nam. Anh
này chất vấn tôi, vì sao lại không ủng hộ Donald Trump. “Ông làm được nhiều điều
cho nước Mỹ, thế giới mà,” anh nói.
Gần cuối
buổi nói chuyện anh này lại kéo anh này lại kéo thêm niềm tin tôn giáo vào để
lý luận. Tôi là người Công giáo mà không ủng hộ Donald Trump là sai với đức
tin. Vì cựu Tổng thống chống phá thai.
Đây cũng
là thái độ tôi gặp ở nhiều người cùng đức tin chất vấn tôi.
Ô hay, tôi
đi bầu tổng thống, ủng hộ một cá nhân để đảm bảo nền dân chủ, có trách nhiệm với
quốc gia chứ đâu phải đi bầu lãnh đạo tôn giáo tôi tin.
Người Việt
có câu ca dao, “Yêu nhau trái ấu cũng tròn”. Điều này có vẻ rất đúng với người
Việt ủng hộ Trump, họ bất chấp, không thấy những điều tồi tệ, như thuốc độc với
nền dân chủ đã xảy trong thời gian qua.
Donald
Trump có biệt tài như một người khai đạo, giáo chủ thu hút tín đồ, ông khiến
người khác nghe, tin vào những điều ông nói bất chấp sự thật.
Những lời
nói, hành động của Donald Trump như có gắn “sinh tử phù”, khiến những người bị
nhiễm chỉ còn biết trung thành.
Còn theo
quan điểm của tôi, những việc làm của Donald Trump và người ủng hộ ông chỉ
phá hủy nền dân chủ Mỹ.
Điều này,
xét cho cùng có lợi cho Nga và Trung Quốc, vốn là các thể chế độc tài, có
mong muốn xoay chuyển bàn cờ quốc tế để thế giới ngả về phía họ. Người
Việt Nam chắc cần hiểu rõ hơn điều này thay vì tiếp tục bênh ông
Trump.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9bf4/live/79e66dc0-1a4a-11ed-a292-3f9f5882c978.jpg.webp
Một
cảnh thành phố Tacoma, bang Washington, nơi tác giả đang sinh sống
--------------------------------------
Bài
viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, người hiện đang sinh sống tại
Tacoma, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ.
------------
TIN
LIÊN QUAN
Ông Trump đề nghị gặp
'riêng' Tập Cận Bình để bàn về Hong Kong
15 tháng 8
năm 2019
·
Phe Cộng hòa lên
án vụ khám nhà Trump và cơ hội 2024 của ông
10 tháng 8
năm 2022
·
Hoa Kỳ: Ông Trump
có tái tranh cử tổng thống năm 2024 hay không?
20 tháng 7
năm 2022
·
Điều trần bạo loạn Đồi
Capitol: Trump bị cáo buộc 'âm mưu đảo chính'
10 tháng 6
năm 2022
·
Trở lại câu hỏi về ông
Trump và nhân quyền ở VN
8 tháng 3
năm 2019
No comments:
Post a Comment