Sunday 14 August 2022

CPJ KÊU GỌI VIỆT NAM ĐIỀU TRA TRƯỜNG HỢP NHÀ BÁO CÔNG DÂN ĐỖ CÔNG ĐƯƠNG CHẾT TRONG TÙ (RFA)

 



CPJ kêu gọi Việt Nam điều tra trường hợp nhà báo công dân Đỗ Công Đương chết trong tù

RFA
2022-8-13

https://www.rfa.org/vietnamese/news/cpj-on-death-do-cong-duong-08132022104517.html

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/cpj-on-death-do-cong-duong-08132022104517.html/@@images/3772b61e-f8a9-42a1-96b1-178d377f2eaf.jpeg

Ông Đỗ Công Đương trong một buổi nói chuyện về đất đai.  Ảnh chụp màn hình video

 

Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vào ngày 12/8 ra thông cáo về trường hợp tù nhân nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị án chống Nhà nước chết trong thời gian thụ án tù hôm 2/8.

 

Thông cáo dẫn lời đại diện cấp cao tại Đông Nam Á của CPJ, ông Shawn Crispin, rằng : “CPJ vô cùng đau buồn trước tin nhà báo bị tù Đỗ Công Đương chết do bệnh nền. Việt Nam phải xúc tiến một cuộc điều tra đến nơi  đến chốn và độc lập về cái chết của ông Đương. Những viên chức trại tù bị phát hiện có trách nhiệm cố ý giữ lại thuốc men và không cho ông Đương được chữa trị kịp thời phải đối diện với công lý. Cái chết của ông Đương nêu rõ lý do vì sao Việt Nam phải ngưng bỏ tù các nhà báo.”

 

Bản thân ông Đỗ Công Đương trước khi bị bắt là một người hoàn toàn khỏe mạnh, thế nhưng trong thời gian thụ án tù ông mắc nhiều chứng bệnh. Giới chức từ chối không cho ông được chữa trị kịp thời dù gia đình nhiều lần yêu cầu. Sau khi ông Đương qua đời, giới chức cũng không thông báo nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.

 

CPJ gửi điện thư đến Bộ Công an Việt Nam để hỏi về cái chết của ông Đỗ Công Đương khi đang thụ án tù nhưng không nhận được trả lời. Thông tin liên lạc của gia đình ông này cũng không thể tìm được.

 

Ông Đương bị bắt hồi tháng 1 năm 2018 trong lúc quay phim một vụ cưỡng chế đất đai ở Từ Sơn, Bắc Ninh, dưới cáo cuộc “gây rối trật tự công cộng” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. 

 

Trong hai phiên toà riêng biệt hồi tháng 9 và tháng 10 năm 2018, ông Đỗ Công Đương bị buộc tội và tuyên lần lượt các bản án bốn và năm năm tù giam. Bản bán năm năm tù sau đó được giảm xuống bốn năm trong một phiên toà phúc thẩm hôm 23 tháng 1 năm 2019. 

Với tổng cộng tám năm tù giam, nhà báo công dân người Bắc Ninh này dự kiến phải ngồi tù cho đến năm 2026. 

 

Cũng theo thông tin từ người thân cận với gia đình ông Đương thì phía Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An đã từ chối cho gia đình đưa thi hài ông Đỗ Công Đương về quê ở Bắc Ninh, mà phải tiến hành mai táng tại địa phương. 

 

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 9/8 ra thông cáo bày tỏ thất vọng về cái chết trong khi thi hành án của nhà báo công dân Đỗ Công Đương.

 

Ông Daniel Bastard, Trưởng Văn phòng Châu Á- Thái Bình Dương của RSF, nói : “Chúng tôi vô cùng sốc khi biết được cái chết của ông Đỗ Công Đương là hậu quả của tình trạng giam giữ vô nhân thực sự. Chúng tôi kêu gọi Báo cáo viên Đặc biệt Alice Jill Edwards chuyên Về Tra tấn và Các Tội ác khác, về Đối xử và Trừng phạt bất nhân hay đê hèn ra tay hành động để bảo toàn mạng sống cho tù nhân Lê Hữu Minh Tuấn và 39 nhà báo khác đang bị tù tội ở Việt Nam.”

 

Thống kê năm 2021 của CPJ cho thấy Việt Nam là quốc gia đứng thứ tư trên thế giới bỏ tù nhiều nhà báo nhất với 23 trường hợp, gồm cả ông Đỗ Công Đương.






No comments:

Post a Comment

View My Stats