Câu
hỏi từ các vật phẩm có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
Bình luận của Nguyễn Thái Linh
2022.08.26
Bản đồ Biển
Đông có đường lưỡi bò do Trung Quốc tự vẽ ra trên biển. AFP
Cuộc chiến về bản đồ với Trung Quốc
Cuộc chiến về Biển Đông với
Trung Quốc lại bước sang những hình thái mới. Mới đây, Tổ chức Khí tượng Thế giới
(WMO) khi đăng thông tin về hạn hán kỷ lục tại Trung Quốc đã đăng kèm hình bản
đồ có “đường lưỡi bò” đứt đoạn. Hình này được dẫn nguồn từ Trung tâm Khí Hậu Quốc
gia Trung Quốc (National Climate Center - NCC).
“Đường lưỡi bò” của Trung
Quốc là một thứ mà Trung Quốc tự cho là yêu sách của mình. Cái gọi là yêu sách
này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào hết. Toà Trọng tài trong vụ
Philippines kiện Trung Quốc đã ra Phán quyết năm 2016, trong đó khẳng định rõ
ràng rằng “không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử
đối với các nguồn tài nguyên bên trong các vùng biển nằm trong 'đường chín đoạn’."
(1)
WMO là một tổ chức của Liên
Hợp Quốc, nơi đại diện cho tiếng nói của các quốc gia thành viên, mặc dù cuối
ngày 22/8, bài viết này trên Facebook của WMO đã bị gỡ bỏ, nhưng điều này cho
thấy, phía Trung Quốc đã luôn tìm cách “thao túng” các tổ chức quốc tế cho các
âm mưu thâm độc của mình.
Đây cũng không phải là lần
đầu các tổ chức quốc tế đã bị “dính chưởng” về các thông tin trên bản đồ họ lấy
từ phía Trung Quốc. Từ năm 2010, dư luận đã ồn ào với sự cố trên bản đồ của Hội
địa lý Hoa Kỳ đã chú giải tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo cách gọi
của Trung Quốc, chứ không thể hiện tên gọi quốc tế. (2)
“Đường lưỡi bò” cũng đã
len lỏi vào Việt Nam theo nhiều đường khác nhau, có khi trên hộ chiếu của công
dân Trung Quốc, có khi là bộ phim của Trung Quốc có hình ảnh đường này. Hoặc có
khi lại là trong chức năng định vị của xe hơi có xuất xứ từ Trung Quốc. Thậm
chí cả giáo trình đại học cũng có in hình "đường lưỡi bò” phi pháp và đầy
tai tiếng này. (3)
Trên bình diện quốc tế,
nhiều học giả Việt Nam ở nước ngoài đã phát hiện ra trong rất nhiều bài báo
khoa học ở các tạp chí danh tiếng quốc tế, mặc dù không hề liên quan đến lĩnh vực
biển Đông, nhưng đều có hình vẽ “đường lưỡi bò”. (4)
Trung Quốc đẩy mạnh tuyên truyền “đường lưỡi bò”
Trung Quốc đã có những
yêu cầu cụ thể, chi tiết cho việc phát tán các bản đồ có hình “đường lưỡi bò”
này ra thế giới. Luật bản đồ Trung Quốc quy định các bản đồ và sản phẩm có hình
bản đồ phải được Bộ Tài nguyên Thiên nhiên kiểm duyệt trước khi đem đi xuất khẩu.
Các bản đồ dự kiến được phát hành hoặc công bố bên ngoài Đại lục cũng phải được
kiểm duyệt.
Ngày 14/8, tờ "South China Morning Post"đưa tin giới chức hải quan
thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc vừa thu giữ hàng
nghìn bản đồ chuẩn bị đem đi xuất khẩu do đường biên giới vẽ trên các bản đồ
này không phù hợp tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với Biển Đông và Biển Hoa
Đông (5).
Theo giới chức hải quan
Trung Quốc, hai lô hàng chứa tổng cộng 23.500 “bản đồ có vấn đề”, trong đó
không có “Đường lưỡi bò” theo cái gọi là tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với
Biển Đông, vốn được mở rộng tới 2.000 km tính từ phần đất liền của Trung Quốc Đại
lục. Các bản đồ này cũng không bao gồm một số quần đảo tranh chấp mà Trung Quốc
tuyên bố chủ quyền, chẳng hạn như quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển
Đông, cũng như quần đảo ở Biển Hoa Đông mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, trong
khi Nhật Bản gọi là Senkaku.
Nhiều năm qua, Bắc Kinh
đã loại bỏ “các bản đồ có vấn đề”, vốn bị cho là “đe dọa chủ quyền, thống nhất,
toàn vẹn lãnh thổ cũng như an ninh và lợi ích quốc gia”. Theo Bộ Tài nguyên
Thiên nhiên Trung Quốc, cơ quan quản lý bản đồ của nước này, việc không thể hiện
các vùng lãnh thổ tranh chấp và “Đường lưỡi bò” là đặc trưng của các bản đồ vi
phạm quy định của Bắc Kinh.
Nhóm khách du lịch Trung Quốc mặc áo thun có in hình "đường lưỡi
bò" tại nơi làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay Cam Ranh, Khánh Hoà. Hình:
Zing
Việt Nam phản đối miệng
Tại họp báo thường kỳ chiều
25/8, khi trả lời câu hỏi của phóng viên về việc trang Facebook của Tổ chức Khí
tượng Thế giới (WMO) sử dụng bản đồ của Trung Quốc với đường “lưỡi bò”,
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam đã nhiều lần
bác bỏ cái gọi là “đường chín đoạn”, cũng như các yêu sách biển trái với các
công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS)
1982: Việt Nam cho rằng, mọi hình thức tuyên truyền, quảng bá, đăng tải nội
dung, hình ảnh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa cũng như quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam đối với
các vùng biển liên quan ở Biển Đông, đã được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982,
là vô giá trị”. Việt Nam yêu cầu các quốc gia, các tổ chức tôn trọng quyền chủ
quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các vùng
biển liên quan ở Biển Đông, đồng thời gỡ bỏ, sửa đổi các nội dung không phù hợp
(6).
Hồi tháng 4 năm nay,
chính quyền Philippines cũng ra lệnh cấm một bộ phim từ Hollywood với lý do
trong phim có xuất hiện “đường lưỡi bò” phi pháp này (7).
Các hành động cấm hoặc tiêu huỷ các ấn phẩm hoặc vật phẩm có thể hiện
“đường lưỡi bò” như Việt Nam hay Philippines đã làm là cần thiết. Tuy nhiên,
nếu không có những quy định mang tính chế tài quyết liệt hơn thì có lẽ, với sức
mạnh nhiều mặt của Trung Quốc, cùng với dã tâm độc chiếm Biển Đông của họ, các
quốc gia này rất khó khăn trong việc ngăn ngừa các hoạt động tuyên truyền sai
trái này của Bắc Kinh.
Gần đây, chỉ vì trưng bày
tranh vẽ của mình mà không xin phép, hoạ sĩ Bùi Quang Viễn (Tức nhà thơ Bùi
Chát), đã bị chính quyền thành phố Hồ Chí Minh xử phạt và buộc tác giả tự tiêu
huỷ các bức tranh của mình. Dư luận thắc mắc là sao với một người bình thường
thì chính quyền bắt phải tiêu huỷ tranh, cho dù tranh ấy không có nội dung gì
vi phạm. Đối với các vật phẩm của Trung Quốc “tuồn” trái phép sang Việt Nam,
chính quyền Việt Nam có dám yêu cầu tiêu huỷ các vật phẩm ấy hay không?
______________
Tham khảo:
1. https://pcacases.com/web/sendAttach/1801
3. https://giaoducthoidai.vn/thu-hoi-vat-pham-co-duong-luoi-bo-tieu-huy-hay-xung-cong-post395717.html
-----------------------------------------
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Tin, bài liên quan
BLOG
Biển
Đông: Trò lừa mị của Bắc Kinh lại tái diễn
Tập
trận Thái - Trung và nguy cơ cho Việt Nam
Mỹ
với cách tiếp cận mới chủ động trong quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương
Tại
sao Campuchia nói muốn thúc đẩy COC ở Biển Đông vào lúc này?
Tại
sao “USS Ronald Reagan” hủy chuyến thăm Việt Nam?
No comments:
Post a Comment