Bloomberg:
TQ học được gì từ cách VN sửa sai chống Covid?
BBC News Tiếng Việt
18 tháng 8
2022
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cpvw64r2z7ko
.
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/b762/live/49c5e680-1e40-11ed-8b3b-63a4e63ce4ce.jpg.webp
Du
khách đến Việt Nam không cần xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine hoặc kết
quả xét nghiệm PCR âm tính
.
Bloomberg ngày
16/8 có bài viết so sánh chính sách chống dịch Covid-19 nặng tay của Trung Quốc
hiện nay với những thành tựu chống dịch mà Việt Nam đã đạt được.
Việt Nam
và Trung Quốc là hai quốc gia Cộng sản đều đã phá bỏ giới hạn tuổi đối với
chính trị gia, để hai nhà lãnh đạo tối cao của họ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể nắm quyền thêm nhiệm kỳ thứ ba.
Cả hai ông
Tập và Trọng được cho là "những chiến binh chống tham nhũng" nhằm duy
trì tính hợp pháp của chế độ độc đảng và giữ gìn thanh danh cho Đảng Cộng sản,
theo hãng tin Mỹ.
Tuy nhiên,
bài trên Bloomberg chỉ ra một điểm khác biệt chính, đó là trong khi Trung Quốc
tự lún sâu hơn vào cái hố khó khăn kinh tế, ĐCS Việt Nam dường như có khả
năng sửa chữa những sai lầm của mình trong chính sách chống Covid-19.
.
TQ: Chính sách Zero Covid
gây nguy hiểm cho Tập Cận Bình
Covid: Khách chạy khỏi
cửa hàng Ikea ở Thượng Hải vì sợ bị nhốt cách ly
Hàng nghìn du khách
mắc kẹt ở Tam Á thuộc đảo Hải Nam, TQ do Covid-19
Bộ Y tế tạm dừng yêu cầu
khai báo y tế đối với người nhập cảnh vào Việt Nam
.
Đầu tiên
là chính sách tiêm chủng vaccine chống Covid-19.
Ren Shuli,
tác giả bài ý kiến trên Bloomberg, cho rằng ngay từ đầu dịch, cả hai quốc
gia đều mong muốn phát triển vaccine của riêng mình, vì lòng tự hào quốc gia và
lợi ích chiến lược.
Khi Việt
Nam đang quay cuồng với sự hỗn loạn vào năm ngoái do tỷ lệ tiêm chủng đạt thấp,
nước này đã gạt bỏ niềm tự hào của mình sang một bên để thực hiện "ngoại
giao vaccine", chấp thuận và nhận các loại vaccine từ khắp nơi trên thế giới
như AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sputnik V cho đến Sinopharm của Trung Quốc.
Việt Nam
tiêm chủng muộn nhưng đã bắt kịp tốc độ nhanh chóng vào mùa thu năm ngoái, từ
đó cho phép đất nước mở cửa hoàn toàn với thế giới vào giữa tháng Ba năm nay,
bài viết nhận xét.
Trong khi
đó, Trung Quốc vẫn kiên quyết sử dụng vaccine sản xuất trong nước, từ chối nhập
khẩu vaccine mRNA hiệu quả hơn và tiếp tục sử dụng các biện pháp đóng cửa trên
toàn thành phố khi có ca nhiễm.
Kết quả là
sự tương phản kinh tế giữa hai quốc gia không thể rõ ràng hơn, theo Ren Shuli.
.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/9fed/live/409b4ae0-1e41-11ed-b302-350f627b9b87.jpg.webp
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
.
Điểm thứ
hai là nhờ mở cửa với thế giới sớm hơn, du khách nhập cảnh vào Việt Nam không
còn cần xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine hoặc kết quả xét nghiệm PCR
âm tính.
Trong khi
đó, con đường nhập cảnh vào Trung Quốc vẫn rất dài và nhiều khúc mắc,
quanh co. Dù đạt một số yêu cầu như trên, khách du lịch sẽ đối mặt với
thực tế là không thể có được vé máy bay., tác giả cho biết.
Trước
Covid, hãng hàng không Cathay Pacific Airways của Hong Kong đã có các chuyến
bay mỗi giờ đến Bắc Kinh và Thượng Hải;
Hiện nay,
hãng có nhiều chuyến bay đến Thành phố Hồ Chí Minh hơn là đến trung tâm chính
trị hoặc thương mại của Trung Quốc, bài báo nêu dẫn chứng.
Trong những
tháng gần đây, người Trung Quốc có nhiều cuộc tranh luận về việc liệu Việt Nam
có thay thế đất nước của họ để trở thành trung tâm sản xuất hàng đầu hay không.
Sự lo lắng cũng xuất hiện bởi sự dịch chuyển của các công ty toàn cầu.
Ngày
17/8, Nikkei
Asia đưa tin Apple đang đàm phán để lần đầu tiên sản xuất Đồng hồ
Apple và MacBook tại Việt Nam, đánh dấu một chiến thắng nữa cho quốc gia Đông
Nam Á này khi gã khổng lồ công nghệ Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa sản xuất khỏi
Trung Quốc.
Các nhà
cung cấp của Apple là Luxshare Precision Industry và Foxconn đã bắt đầu sản xuất
thử nghiệm Apple Watch ở miền Bắc Việt Nam với mục đích lần đầu tiên sản xuất
thiết bị này bên ngoài Trung Quốc, Nikkei Asia dẫn nguồn tin từ ba người có
thông tin trực tiếp về vấn đề này cho biết.
Việt Nam
đang đặt mục tiêu tăng trưởng 7% trong năm nay, trong khi các nhà lãnh đạo
Trung Quốc đều thừa nhận rằng nước này sẽ không đạt mục tiêu 5,5%, bài của
Bloomberg kết luận.
Các phân
tích nhiều tháng qua của đài BBC cũng nêu vấn đề rằng sự cứng nhắc trong chính sách chống
Covid của lãnh đạo TQ đang làm tổn hại cho kinh tế nước này.
Nhiều
nhà bình luận ở Mỹ, như George Friedman thì cho rằng sự sợ hãi không dám phản biện, trái
ý trên trong bộ máy quan chức TQ đang kéo lùi quốc gia này.
----------------------
TIN LIÊN QUAN
.
Nền kinh tế Trung Quốc
đang khó khăn vì chính sách zero Covid
15 tháng 7
năm 2022
.
TQ: Hải Nam phong tỏa
thêm nhiều thành phố để chống Covid
8 tháng 8
năm 2022
.
Covid-19: Việt Nam tạm dừng
khai báo y tế đối với người nhập cảnh
27 tháng 4
năm 2022
.
Chính sách Zero Covid gây
nguy hiểm cho Tập Cận Bình
8 tháng 7
năm 2022
.
Covid-19: Những shipper ăn
bờ ngủ bụi thời Thượng Hải bị phong tỏa
2 tháng 5
năm 2022
.
No comments:
Post a Comment