Tuesday, 2 August 2022

ĐÀO HỒNG LAN và CHUYỆN NHÂN SỰ "THÂM CUNG" CỦA ĐẢNG CSVN (Phạm Vũ Hiệp)

 



Đào Hồng Lan và chuyện nhân sự “thâm cung” của đảng CSVN

Phạm Vũ Hiệp

01/08/2022

https://baotiengdan.com/2022/08/01/dao-hong-lan-va-chuyen-nhan-su-tham-cung-cua-dang-csvn/

 

Việc đảng CSVN bổ nhiệm bà Đào Hồng Lan ngồi vào ghế quyền bộ trưởng Bộ Y tế vừa qua, cho thấy vấn đề nhân sự của đảng đang bị rối và bế tắc.

 

Đảng lúng túng, chọn bừa người kế nhiệm, không cần biết đến hệ luỵ quốc gia và phản ứng của dân chúng ra sao. Lâu nay nhiều cán bộ, đảng viên có chuyên môn, được tô trát học hàm, học vị cao ngất, được đảng “quy hoạch” thì lại là những kẻ “nhúng chàm”, tham nhũng “ăn không chừa thứ gì”. Số còn lại, học hành chắp vá, năng lực không có, nhưng theo “phe nhóm chính trị” vẫn leo lên đỉnh cao quyền lực.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/08/1-685x420.jpg

Ảnh: TBT Nguyễn Phú Trọng và Đào Hồng Lan (ảnh chụp màn hình VTV)

 

                                                ***

 

Nói thêm về công tác nhân sự ở các thành phố lớn…

 

Tháng 5-2016, khi nhậm chức bí thư thành Hồ, để làm vừa lòng Lê Thanh Hải (tức Hai Nhựt), giữ lại cho con trai ông ta chiếc ghế Phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận 12, ông Đinh La Thăng đã đề nghị Ban Bí thư chỉ định Lê Trương Hải Hiếu, con trai Lê Thanh Hải, tham gia Ban chấp hành Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2015 – 2020, mặc dù trước đó Hiếu bị đại hội đảng bộ gạch bỏ tên.

 

Trước đó khá lâu, ngày 18-5-2001, Lê Thanh Hải được bầu làm tân chủ tịch thành Hồ và phải làm việc với 5 Phó chủ tịch (PCT) của ông Võ Viết Thanh để lại gồm: Nguyễn Thiện Nhân, Vũ Hùng Việt (Bảy Việt), Mai Quốc Bình, Huỳnh Thị Nhân, Nguyễn Thành Tài (Tư Huy).

 

Tư Huy là đàn em Hai Nhựt, được ở lại, còn các ông bà kia phải… hô biến! Hai Nhựt buộc Phó Chủ tịch Bảy Việt viết đơn xin thôi giữ chức, để đưa đàn em Nguyễn Văn Đua vào trám chỗ.

 

Ông Đua bỏ học sớm, vô rừng, thoát ly làm giao liên, sau năm 1975 tham gia công tác Đoàn. Một kẻ chẳng có chuyên môn, đùng một phát leo lên ghế Phó Chủ tịch thành Hồ, phụ trách xây dựng, đô thị và quản lý đất đai, chẳng trách gì Thủ Thiêm cũng “đẫm máu” từ đó mà ra.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/08/1-1.jpg

Lê Thanh Hải tặng hoa Nguyễn Văn Đua nhân dịp ông Đua nhận “huy hiệu 40 năm tuổi đảng”. Nguồn: UBND TP

 

Phó Chủ tịch Võ Văn Tuấn bị Hai Nhựt trù úm, cách chức, hoạn lộ sớm đứt, đành quay về dạy học tại Đại học Kiến trúc Thành phố.

 

Hai Nhựt đưa một người bạn là Nguyễn Minh Dũng, vốn là du kích quân trước năm 1975, lúc đó đang làm Chủ tịch quận Củ Chi, bay về ngồi ghế Giám đốc Sở Xây dựng, phụ trách luôn quản lý đất đai.

 

Hai vị Phó Chủ tịch khác cũng cùng chung số phận. Phó Chủ tịch Huỳnh Thị Nhân lo sợ bị tiêu diệt, đã xin thôi giữ chức Phó Chủ tịch để chuyển ra Bộ Tài chính. Sau bà Nhân vào được Uỷ viên Trung ương khóa 10, bà được điều về thành Hồ để nắm ghế Phó Bí thư thường trực. Tuy nhiên Hai Nhựt đã nhanh hơn, bố trí Nguyễn Văn Đua ngồi vào đó. Huỳnh Thị Nhân đành “ngồi chơi xơi nước” hết nhiệm kỳ.

 

Nguyễn Thiện Nhân cũng bị o ép đành bỏ ghế Phó Chủ tịch thành Hồ, nhờ ông Trương Tấn Sang kéo ra Hà Nội tìm công việc ở Bộ Giáo dục. Ông Tư Sang đã dìu đàn em Nguyễn Thiện Nhân lên đến Uỷ viên Bộ Chính trị.

 

Thành phố Hà Nội, được xem là nơi tranh giành quyền lực khốc liệt nhất. Năm 2015, nhân vật gây nhiều tranh cãi, tướng Nguyễn Đức Chung, tức Chung “con”, chỉ sau một đêm đã xoay ngược tình thế, trở thành “quan phụ mẫu” thành Đại La.  Được sự giúp sức của hai Uỷ viên Bộ Chính trị là Lê Hồng Anh và Phạm Quang Nghị, từ giám đốc Sở Công an, Chung con đã loại bỏ tất cả các ứng viên là đối thủ nặng ký, để nhảy tốt lên ngồi ghế Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội.

 

Chung “con” bản chất tham lam, hung tàn, sắp xếp nhân sự các sở, ngành là người của ông ta để dễ bề cướp của dân và của công. Cái kết đến với Nguyễn Đức Chung là tất yếu.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/08/1-2.jpg

Ảnh: Phạm Quang Nghị chúc mừng Nguyễn Đức Chung khi Chung con giành được ghế Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày 4-12-2015. Nguồn: TTXVN

 

Miền Trung, vùng đất nắng và gió, cũng là nơi ban phát bổng lộc của những kẻ “ma đầu”. Gần hai chục năm nắm quyền cai trị Đà Nẵng, Nguyễn Bá Thanh xây dựng đế chế của riêng ông ta. Sau cuộc “quyết đấu” với tướng Trần Văn Thanh hồi năm 2000, toàn bộ nhân sự Thành uỷ viên, đại biểu HĐND, đại biểu quốc hội, các phó, trưởng phòng trở lên trong hệ thống Sở Công an… đều phải qua Nguyễn Bá Thanh tuyển chọn và duyệt. Thanh đưa bạn bè, quan hệ đồng hương, bà con với ông ta về nắm giữ lãnh đạo cấp uỷ trong hệ thống chính trị quận, huyện, các sở ban ngành, các Ban quản lý đầu tư quan trọng của thành phố.

 

Phạm Văn Lý là anh con dì của lãnh chúa Nguyễn Bá Thanh (mẹ ông Lý là chị ruột mẹ ông Thanh). Vốn chẳng học hành gì, Phạm Văn Lý làm nông dân chăn vịt ở quê. Thời đến, Lý được em họ Nguyễn Bá Thanh gọi về thành phố, đặt vào ngồi ghế Phó Giám đốc công ty Công viên – Cây xanh Đà Nẵng, công ty công ích trực thuộc Sở Xây dựng. Từ anh chăn vịt, quê mùa, nghèo “rớt mồng tơi”, Phạm Lý trở thành tỷ phú máu mặt Đà Nẵng. Có nguồn tin cho hay, ông Lý đã bỏ ra 1 triệu Mỹ kim, để đưa vợ bé và con gái ngoài giá thú sang Mỹ định cư.

 

Nguyễn Bá Thanh cũng lập “kỷ lục” khi đưa Nguyễn Xuân Anh thăng tiến thần tốc. Chỉ hơn bốn năm (từ tháng 8-2006 đến tháng 1-2011) từ một phóng viên báo Thanh Niên, Xuân Anh nhảy vào Uỷ viên dự khuyết Trung ương khoá 11, ngồi lên ghế Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

 

Trần Thọ, xuất thân là giáo viên cấp hai. Để làm sạch lý lịch, dễ bề lăn vào chính trường, ông Thọ đã bỏ người vợ tào khang nơi quê nghèo chỉ vì bà này có người chú ruột từng là lính VNCH. Tức giận người cha mình bội tình, con trai ông Thọ đã chặt một ngón tay và bỏ nhà đi bụi một thời gian. Sau này, Nguyễn Bá Thanh đưa Trần Thọ lên thay mình, ngồi ghế Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/08/1-3.jpg

Ảnh: Nguyễn Bá Thanh tặng hoa Trần Thọ khi ông Thọ được ngồi vào ghế Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2011 – 2016. Nguồn: Infonet

 

Quan chức ở thành phố trực thuộc trung ương khác là Cần Thơ, cũng không kém gì các nơi khác. Trần Việt Trường vốn là công nhân sửa ống nước tại Xí nghiệp Da giày Meko, được anh trai Trần Quốc Trung, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XII, Bí thư thành uỷ Cần Thơ, cho làm cán bộ Đoàn, quy hoạch vào Uỷ viên Ban thường vụ thành uỷ khoá 13.

Trước khi ông Trung rời chức bí thư thành uỷ, ông ta kịp cơ cấu Việt Trường tái cử Uỷ viên BTV Thành uỷ khoá 14, làm Phó bí thư thành uỷ nhiệm kỳ 2020-2025, kiêm Chủ tịch UBND TP Cần Thơ.

 

Bí thư Trần Quốc Trung đã biến Tây Đô thành nơi cai trị của gia tộc ông ta, khi ông ta sắp xếp anh chị em, con cháu nắm hầu hết các vị trí chủ chốt.

 

Tại Hải Phòng, trước khi về Hà Nội nắm giữ Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, ông Lê Văn Thành đã kịp đưa quý tử của ông ta là Lê Toàn Khánh, từ vị trí Trưởng phòng Quản lý Ngân sách – Tin học Thống kê, Sở Tài chính TP Hải Phòng, lên giữ chức Phó Bí thư Quận ủy Kiến An, nhiệm kỳ 2020-2025.

 

                                                           ***

 

Quay lại câu chuyện Đào Hồng Lan. Bà Lan từng là trợ lý của bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân khi bà Ngân làm Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH những năm 2007- 2011 và là con dâu của cựu Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia.

 

Đích thân bà Ngân đỡ đầu và giới thiệu Đào Hồng Lan vào Uỷ viên dự khuyết Trung ương khoá 11 và Uỷ viên Trung ương khoá 12. Bà Lan sẽ đi đúng “lộ trình” mà bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã đi. Khoá sau, Lan sẽ tranh vé vào Bộ Chính trị, ngồi ghế Phó Thủ tướng hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội.

 

Đảng CSVN vốn nổi tiếng kiêu ngạo, vậy cơ cấu quyền lực quốc gia như mô hình một… hợp tác xã. Đảng viên, cho dù chưa từng là bác sĩ, thậm chí chưa từng là y tá, vẫn có thể cầm dao mổ. Cán bộ không là kĩ sư xây dựng vẫn có thể lập qui hoạch thành phố. “Hạt giống đỏ” học hành không ra chữ nào vẫn có thể đứng trên bục rao giảng và chỉ đạo… thần dân và các nhà chuyên môn ngoài đảng. Những người dưới quyền đành chấp nhận và lãnh đủ. Đảng “ăn trên ngồi trốc”, nhưng phủi trách nhiệm. Nếu vì dốt chuyên môn mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại hàng ngàn tỷ, thì lãnh đạo nhận “khiển trách, cảnh cáo, cách tất cả các chức vụ hoặc khai trừ” là xong!

 

Còn nhớ, ngày 23-11-2018, phiên tòa xét xử vụ án bảo kê đánh bạc, tướng Nguyễn Thanh Hoá, cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thừa nhận: “Tôi không am hiểu gì về công nghệ nhưng cũng cố gắng hết mình. Tôi mong muốn xây dựng lực lượng hùng mạnh có thể đương đầu với bất cứ loại tội phạm nào“. Ông Hoá cũng cho biết, Tạo Hoá cho ông bộ não quá bé nhưng lại cho ước mơ quá lớn trên nền nhận thức bé nhỏ để rồi vi phạm pháp luật.

 

Những câu trả lời ngô nghê của Nguyễn Thanh Hoá thực sự lột tả hết công tác nhân sự khôi hài đến lố bịch của đảng. Cái gọi là “giới thiệu qui trình”, “quy hoạch cán bộ”, “bầu chọn cán bộ”… chỉ là trò lừa đảo, mị dân, trò bịp trong thể chế chính trị cộng sản mà thôi!

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats