07/08/2022
https://www.danchimviet.info/an-tu-hinh/08/2022/26776/
https://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2022/08/DSC04696-JPG-5758-1659529800-696x478.jpeg
Tô Nhựt Khanh và Trần Trung Thành tại phiên xử
hổm 3/8. Ảnh Hoàng Nam, Vnexpress
Cùng một ngày, ngày 3/8/2022, có hai
phiên tòa xử 9 bản án tử hình tại hai tỉnh Long An và Đồng Tháp.
Tại Long An, băng đảng của “Thiếu gia” Tô Nhựt
Thanh và băng đảng của Đào Quốc Liêu có thời gian dài kình địch, đâm chém gây
thương tích nhau. Cuối cùng băng đảng Tô Nhựt Thanh đón lõng được Đào Quốc Liêu
trên đường đi và dùng súng bắn chết. Tô Nhựt Thanh chủ mưu, Trần Trung Thành trực
tiếp bắn, cả
hai bị tuyên án tử hình.
Tại Đồng Tháp, 9 người trong đường dây vận chuyển ma
túy gần 46 kg, xuyên quốc gia, từ Campuchia, 7 người bị tuyên án tử hình. https://tuoitre.vn/tuyen-tu-hinh-7-bi-cao-trong-vu-an-van-chuyen-trai-phep-gan-46kg-ma-tuy-20220803163913195.htm
Hai (2) án tử
hình trong số thành viên
của hai băng đảng ở Long An, chỉ có tính cách địa phương, chắc chắn mức độ gây
bất ổn xã hội không lan quá xa ngoài tỉnh.
Bảy (7) án tử hình ở Đồng Tháp vì tội buôn bán
ma túy xuyên quốc gia với số lượng lớn, liên quan đến Sài Gòn, nên tầm ảnh hưởng
tệ nạn xã hội rộng lớn hơn rất nhiều. Vì những con nghiện ma túy thường đi đôi
với băng đảng và rất nhiều loại tội phạm khác nữa.
Theo luật
cần phải loại bỏ họ ra khỏi xã hội như tòa tuyên án (chưa bàn chuyện nên, hay không nên bỏ án tử hình ở đây)
Cứ tạm cho là đúng theo luật pháp VN!
Thế nhưng vấn đề là có những người không chỉ phạm luật,
mà còn gây ra tội ác tày trời, bao trùm toàn xã hội dù không thấy trước mắt
nhưng cụ thể thì mọi người đều biết rất rõ, lại không hề bị án tử hình. Đó là bọn quan chức tham nhũng có hệ thống
cấp nhà nước.
Ở những nước dân chủ tự do ít khi xảy ra tham nhũng vì mọi
việc của quan chức đều bị báo chí theo dõi rất sát và kỹ. Dù thế tham nhũng vẫn
có nhưng thuộc cá nhân, xã hội không bị ảnh hưởng gì, vì thế không nghe nói đến
án tử hình.
Ví dụ điển hình như cựu Tổng thống Nam Hàn, bà Park
Geun-hye, vì tội nhận hối lộ, dù là con gái của cựu Tổng thống Park Chung-hee,
người được viện Gallup thăm dò dư luận năm 2015 cho là “Tổng thống vĩ đại nhất”
của Hàn quốc. Nhưng phiên tòa xử bà Geun-hye không hề nghe đến câu nói “thuộc
gia đình có công với cách mạng”!
Ở VN, trái ngược hẳn.
Quan chức lớn thường biện minh “có nước nào không có
tham nhũng?” và “tham nhũng thì đã có luật pháp nghiêm trị”. Câu cửa
miệng của họ là “sai đến đâu xử đến đó, không có vùng cấm”.
Trước mỗi kỳ Đại hội đảng chính thức đặt người vào ghế
lãnh đạo guồng máy nhà nước đều có cái gọi là đại hội “chọn lựa nhân sự”
vì “vấn đề nhân sự vô cùng quan trọng” như ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.
Thế nhưng, từ Đại hội nầy đến Đại hội khác những “nhân sự vô cùng quan trọng”
đó đi từ tham nhũng nhỏ đến tham nhũng lớn. Từ nhóm thành hệ thống.
Ngắn gọn là “nhân
sự được tuyển chọn” của Đại hội đảng khóa trước tham nhũng có giới hạn hơn và
ít tinh vi hơn “nhân sự được tuyển chọn” của Đại hội đảng khóa kế tiếp, đưa đến
cả guồng máy tham nhũng!
Vì thế phản ứng của công luận ngày một lớn, các nước muốn
đầu tư vào VN có thể xa lánh hoặc bỏ chạy, đảng có nguy cơ bị sụp đổ nên ông
Nguyễn Phú Trọng phải đứng ra quảng bá chuyện “đốt lò”: “Cái lò đã nóng lên
rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”.
Trước hết, nhân danh đạo đức, ông khuyên
bảo đảng viên:
“Không
thích thú gì khi kỷ luật đồng chí, đồng đội của mình, thậm chí rất đau xót…”
“Cán bộ
vào Ban chỉ đạo chống tham nhũng mà lại tư túi, vướng vào tham nhũng thì chống
ai”
“Sự suy
thoái về chính trị, đạo đức, lối sống thì mới dẫn đến tham nhũng, đây mới là
cái gốc…”
“Tiền bạc
lắm làm gì chết có mang theo được đâu”
Rồi nhắc nhở phải luôn luôn học tập “đạo đức của Bác Hồ”.
Và đây là vài điều
“bác” đã làm kể từ sau Hiệp định 1954:
Thực hiện Cải cách ruộng đất theo lệnh của họ Mao, mở tòa
án nhân dân dựng chuyện vu cáo, đấu tố, giết bao nhiêu “bọn trí, phú, địa,
hào”? Biến cố Mậu Thân bắt người vô tội cột họ thành chùm để dắt đi rồi giết bằng
cách đánh, đập, đâm, chém để “tiết kiệm đạn” trước khi tháo chạy khỏi Huế? Trên
hết là lời hiệu triệu “dẫu có đốt cháy cả dãy Trường sơn…” của “bác”. Hỏi có
bao nhiêu triệu người Việt, ở cả hai miền, đã chết để chiếm được miền Nam?
Trong lịch sử cận đại có dân tộc nào tàn sát nhau kinh khủng như người VN?
Đó là đạo đức?
Sau lời khuyên,
ông Nguyễn Phú Trọng hăm dọa:
“Kiên quyết
loại khỏi bộ máy những cán bộ hư hỏng, tham nhũng”
“Việc xử
lý kỷ luật cán bộ có sai phạm, trước nói đánh từ vai xuống, nhưng giờ đánh trên
đầu nhiều hơn”
“Cái lò đã
nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy”
Hỏi Tòa xử theo câu nói “sai đến đâu xử đến đó” có
thực sự đúng với mức độ phạm tội? Xử nhưng “chiếu cố” cái gọi là “gia đình
có công với cách mạng” mà lý ra phải xử nặng hơn, vì họ được đặc ân của đảng,
ăn trên ngồi trốc, nòng cốt của chế độ, cần phải làm gương!
Án tù đã nhẹ, lại còn được giảm án nữa, ví dụ trường hợp
Phan Sào Nam, cựu Trung tướng công an. Đến khi bị đổ bể thì “tình
nguyện” vô ở tù tiếp. Đó là chưa nói đến việc được ưu đãi đặc biệt
trong nhà tù so với tù nhân thường!
Quan chức là người được đảng tuyển chọn, đào tạo kỹ lưỡng,
tốt nghiệp chính trị cao cấp, thấm nhuần “đạo đức cách mạng” lại xuất thân từ
“gia đình có công” nữa, tại sao họ “hư hỏng” dễ dàng đến như thế? Đến nỗi thành
“củi”? Còn với bọn tư bản thì chẳng có “lò” nào cả, mọi người được tự do lại rất
hiếm có trường hợp tham nhũng và cũng chỉ là cá nhân tham nhũng vặt?
Câu trả lời là nhờ có thể chế Dân chủ Tự do với Tam quyền
phân lập!
Tham nhũng đến hàng trăm ngàn tỉ đã làm khánh kiệt tài sản
quốc gia. Nợ tham nhũng trút lên đầu dân nghèo. Là cơ hội tốt cho kẻ thù lợi dụng
bọn chúng để làm nội tuyến, khuynh đảo, biến VN thành chư hầu. Đó mới
đúng là bọn phản động chứ không phải những người đấu tranh ôn hòa đòi VN phải
có Dân chủ Tự do!
Như thế, so với 9 án tử hình của dân đen bên trên, thì, với
đảng, quan chức tham nhũng vẫn chưa phải là tội nặng đáng bị tử hình?
(6/8/2022)
No comments:
Post a Comment