Nhà
hát sát Hồ Tây: Vấn ý chỉ gây thêm thất vọng!
Trân Văn / Thiên Hạ Luận
18/07/2022
https://gdb.voanews.com/2B84C67F-7FB6-48AE-AE7E-A24F1294AA1F_w650_r1_s.png
Phóng
sinh cá chép ở Hồ Tây ngày 23 tháng Chạp. Hình minh họa.
Chưa kết
thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13
và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung
tâm bán đảo Quảng An”: Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?
Trân
Văn
*
Chính quyền
quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội vừa công bố Đồ án Quy hoạch chi tiết khu
vực trung tâm bán đảo Quảng An, trong đó có một nhà hát nằm trên hồ Đầm Trị sát
Hồ Tây để... “lấy ý kiến nhân dân”.
Đồ án giới
thiệu ý tưởng quy hoạch 45 héc ta thuộc hai phường Quảng An và Tứ Liên thành
nhiều phân khu: Vui chơi giải trí, Công viên Văn hóa tâm linh, Công viên Văn
hóa nghệ thuật chuyên đề trong đó có một nhà hát hiện đại, kết hợp với khu vực
phát triển thương mại, dịch vụ, khách sạn phục vụ du lịch,... biến nơi này
thành một trung tâm sinh hoạt văn hóa nữa của thủ đô cụ thể hóa “Quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Thỉnh thoảng,
hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam lại tổ chức vấn ý nhân dân về
chuyện gì đó và giống như những lần tổ chức vấn ý mà thiên hạ đã biết, lần này,
phản ứng của nhân dân không khác lắm...
***
Phản hồi sự
kiện vừa đề cập thông qua báo điện tử Dân Trí, một số người như Dac Thang, Nguyễn
Phúc Trường,... nhắc nhở: Hãy để cho Hồ Tây yên ổn. Đừng hủy hoại cảnh
quan của Hồ Tây nữa! Dang Khoa Nguyen than: Cơn nghiện lấp ao hồ
không chấm dứt! Lê Nguyễn Khánh Vân không đồng tình bởi: Thành phố
đang nghẹt thở với đủ loại công trình, chỉ nên tạo công trình xanh, tạo
không gian cho dân. Phúc Quang Đoàn lưu ý: Không nên lấp hồ hay sử
dụng mặt nước quá nhiều vì sẽ tiếp tục gây ngập lụt mỗi khi có mưa lớn. Nên xây
thêm nhiều cầu để kết nối với phía Đông hơn là tập trung dân cư về một phía.
Cũng qua
Dân Trí, Cu Hoang Duc góp ý: Nên tập trung giải quyết những vấn đề cấp
bách về môi trường, giao thông. Các vị nên nghĩ đến sức khỏe nhân dân chứ
đừng nhắm vào tạo hình ảnh hay những vấn đề khác. Không hay
ho gì khi có Nhà hát đẹp nhưng giao thông tắc nghẽn, môi trường độc hại.
Đó cũng là lý do Trương Thắng đòi: Bỏ ngay ý định này! Dùng nguồn tiền
đó để chống ngập sau mưa hoặc mở rộng bênh viện cho dân đỡ khổ! Hoàng
Quân tán thành vì: Hà Nội còn bao nhiêu công trình dang dở,
ngổn ngang dân đang phải gánh chịu hậu quả. Lãnh đạo thành phố
nên tập trung vào những công trình chưa hoàn tất cho dân nhờ (1)!
Ngoài Dân
Trí, phản hồi của độc giả trên những trang web của các cơ quan truyền thông
chính thức cho phép độc giả gửi bình luận về cuộc vấn ý vừa đề cập cũng giống
như vậy. Chẳng hạn qua tờ Tuổi Trẻ, Đỗ Quang nêu nhận định: Hồ Tây cần
thoáng để dân có chỗ hít thở, giữ vẻ đẹp của hồ! Không nên bê cái nhà hát khổng
lồ về đây! Nhà hát làm ở đâu thì làm sao cứ bíu vào cái hồ đẹp như mơ thế
này? Dân VN thì lặp lại chuyện Nhà hát Lớn Hà Nội chỉ mới khai thác được
30% công suất để chứng minh: Xây thêm một nhà hát hiện đại ở khu vực Hồ
Tây là quá lãng phí. Một độc giả tên Đức cũng có ý kiến tương tự
vì... còn nhiều công trình trọng điểm thiếu tiền (2)...
Có một điểm
đáng chú ý là chỉ có một... Đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực trung tâm
bán đảo Quảng An nhưng thông tin về nhà hát theo quy hoạch này lại rất
khác nhau, có nơi cho biết, đó là nhà hát 1.600 chỗ, có nơi khẳng định, qui mô
của nhà hát lên tới 1.800 chỗ. Chưa kể có nơi bảo rằng, nhà hát nằm... “bên”
Hồ Tây, nơi khác thì cho biết, nhà hát nằm... “trên” Hồ Tây và công
trình này là Nhà hát opera chứ không phải là nhà hát loại bình thường (3)...
Vĩnh Quyên
- một thành viên của nhóm “Hà Nội tri thức” trên facebook (4) viết như
thế này về ý tưởng xây dựng Nhà hát opra trong Đồ án Quy hoạch chi tiết
khu vực trung tâm bán đảo Quảng An:
Nhân dự
án xây nhà hát opera 1.600 chỗ trên hồ Tây làm nhớ lại có lần đi xem nhạc giao
hưởng ở Nhà hát Lớn. Khi hết chương, nhạc trưởng vẫn đang để đũa chỉ huy ngang
ngực tự dưng có một khán giả vỗ tay và như hiệu ứng cánh bướm, gần như cả khán
phòng vỗ tay rầm rầm khiến các nhạc công đưa mắt nhìn nhau kiểu như không hiểu
chuyện gì đang diễn ra nhỉ...
Trong
lúc xem thì tin nhắn điện thoại loé sáng nhiều lần cùng tiếng báo có tin nhắn. Chết
cười lúc kết thúc khán giả vỗ tay nhiệt tình khiến nhạc trưởng ra chào ba lần rồi
mà khán giả vẫn tiếp tục vỗ tay, vô tư vỗ mãi không thấy nhạc trưởng quay ra nữa
mới thôi.
Giao hưởng
còn thế nữa là Opera, thể loại rất kén người xem và khá - nếu không muốn
nói là rất xa lạ với người Việt. Không dám nói ngoa chứ đa số dân Việt mù nhạc,
chỉ biết hai nốt đô - la là hết nên các chương trình nhạc giao hưởng, hoà nhạc
cổ điển … chỉ có giới “tinh bông” đi mà chủ yếu đi bằng vé mời chứ bỏ tiền
túi ra mua thì hãy đợi đấy.
Thế nên
nghe những thông tin về việc xây dựng Nhà hát opera trên hồ Tây cụ thể tại đầm
Trị, một khoảng mặt nước của hồ Tây ở bán đảo Quảng An, khu vực tập trung các
làng cổ và di tích nổi tiếng mình không khỏi bật cười và tiếp sau đó là sự phẫn
nộ về lòng tham vô đáy của con người.
Hà Nội
không có Nhà hát Opera cũng chả sao bởi thực sự dân Hà nội không có nhu cầu cấp
thiết về loại hình này nhưng nên nhớ Hà Nội chỉ có một hồ Tây và trong hồ
Tây có đầm Trị, nơi duy nhất đang trồng giống sen quí của Hà Nội. Biểu tượng của
Hà Nội là bông hoa sen. Hồ Đầm Trị vốn dĩ đang là một đầm sen rất đẹp - là biểu
tượng sống của Hà Nội. Vậy tại sao phải thay biểu tượng sống ấy bằng một
biểu tượng “chết “- bằng bê tông cốt thép?
Chủ dư
án để xuất xây nhà hát khổng lồ này để coi như là một biểu tượng văn hoá , biểu
tượng kiến trúc của Hà Nội. Xin thưa, biểu tượng văn hoá Hà Nội không cần
phải đao to búa lớn, chỉ cần bỏ đám cỏ lau phất phới cạnh Tháp Bút ngay gần cầu
Thê Húc, dỡ bỏ hệ thống đèn xanh đỏ mớ ba, mớ bảy của các ngân hàng gắn trên
các đường phố chính, xoá bỏ văn minh ăn uống chùi giấy vệ sinh vứt trắng xoá dưới
chân như bãi rác trong khi các thượng đế vẫn điềm nhiên ăn uống vô tư, phạt nặng
đái bậy ngoài đường giữa ban ngày ban mặt...
Còn biểu
tượng kiến trúc ư, chỉ cần sử dụng tối đa mấy cái nhà hát, mấy công trình như Bảo
tàng Hà Nội chẳng hạn, ngừng đào đường, lật vỉa hè quanh năm suốt tháng mà
mưa to là thành “Hà lội” - phố bỗng là dòng sông uốn quanh. Người Hà nội
chỉ cần thế là hạnh phúc rồi. Chỉ cần thế thôi là người Hà Nội đã đội ơn Tổng đốc
Hà Nội ngàn lần rồi
Nên nhớ,
lòng tham con người là vô đáy. Những con bạch tuộc tham lam làm dự án này xong
sẽ lại sang dự án khác và ròi hồ Tây sẽ “dvd” trong một nốt nhạc. Cứ đà
này, đến một lúc nào đó, không xa , một câu chuyện truyền thuyết mới sẽ bắt đầu
bằng câu quen thuộc “ ngày xửa ngày xưa Hà nội có hồ Tây nơi xuất hiện một loài
sen kỳ lạ (5)...
***
Tại Việt
Nam, vấn ý không hiếm song hồi đáp, điều chỉnh sau khi vấn ý nhân dân để thỏa
mãn ý chí, nguyện vọng của họ lại rất hi hữu. Tuy nhiên điều này dường như vẫn
không quan trọng bằng việc tại sao những vấn đề được chọn đưa ra vấn ý thường
khiến nhân dân dị ứng và phản ứng gay gắt. Chưa kết thúc đợt vấn ý, Phó Chủ tịch
quận Tây Hồ đã dẫn Nghị quyết của Đại hội đảng 13 và chỉ đạo của Tổng Bí thư nhằm
thuyết minh cho dự tính quy hoạch khu vực trung tâm bán đảo Quảng An”: Huy
động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hóa?
Lẽ nào đó
là lý do nhân dân không xem vấn ý là... “được”?
---------------------------------------
Chú
thích
(3) https://thanhnien.vn/ho-tay-se-la-trung-tam-van-hoa-nghe-thuat-cua-thu-do-post1478655.html
(4) https://www.facebook.com/groups/373876840199844
(5) https://www.facebook.com/groups/373876840199844/posts/1092727304981457/
No comments:
Post a Comment