Bộ
trưởng ngoại giao Nga nói biết ơn Hà Nội về việc bỏ phiếu tại LHQ về cuộc chiến
Nga - Ukraine
RFA
2022.07.06
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bắt tay Thủ tướng VN
Phạm Minh Chính tại Hà Nội hôm 6/7/2022. AFP
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vào ngày 6/7, trong chặng dừng chân ở Hà Nội
trước khi sang Bali, Indonesia tham dự cuộc họp của Nhóm G-20, lên tiếng bày tỏ
sự biết ơn của Nga về những lần Việt Nam bỏ phiếu trắng và phiếu chống tại Liên
Hiệp Quốc liên quan cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine.
AFP loan tin dẫn nguyên văn lời phát biểu của ông Sergei Lavrov, tạm dịch
như sau: “Chúng tôi biết ơn và tôi bày tỏ sự biết ơn của cá nhân mình về lập
trường khách quan, rất công bằng của Việt Nam được thể hiện qua việc từ chối
tham gia các biện pháp cấm vận phi pháp cũng như thể hiện mong muốn phát triển
hợp tác hoàn toàn với Liên bang Nga’.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ba lần tổ chức bỏ phiếu thông qua các nghị
quyết liên quan cuộc chiến xâm lược của Nga đối với Ukraine. Việt Nam hai lần bỏ
phiếu trắng và một lần bỏ phiếu chống.
Lần đầu tiên Việt Nam bỏ phiếu trắng vào ngày 2/3, khi Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc tiến hành bỏ phiếu nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine, đồng thời
kêu gọi Nga phải rút quân ngay lập tức. Nghị quyết này được thông qua với 141
phiếu tán thành trong tổng số 193 phiếu. Việt Nam, Cuba, Venezuela, và Trung Quốc
nằm trong số 35 nước bỏ phiếu trắng.
Hôm 24/3, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết khác yêu cầu
Nga lập tức ngừng gây chiến ở Ukraine, kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện
trợ nhân đạo cho người dân nước này, đồng thời chỉ trích Nga đã gây ra một tình
huống nhân đạo "thảm khốc" khi xâm lược nước láng giềng đúng một
tháng trước đó. Việt Nam lần thứ hai bỏ phiếu trắng cho nghị quyết này, cùng với
37 quốc gia khác.
Hôm 7/4, Việt Nam cùng với 24 quốc gia bỏ phiếu chống lại nghị quyết do Mỹ
đề xuất loại Nga ra khỏi Hội đồng nhân quyền vì gây ra cuộc chiến tranh ở
Ukraine. Cùng nhóm bỏ phiếu chống với Việt Nam là một số nước như Trung Quốc,
Lào, Cuba, Bắc Hàn, Nga, Iran...
----------------------
Tin,
bài liên quan
·
Ngoại
trưởng Nga thăm Việt Nam trước thượng đỉnh G20
·
Việt
Nam và Nga sẽ tập trận quân sự chung với tên gọi "Liên minh lục địa
2022"
·
Báo
Nhà nước không đưa tin vụ VN bỏ phiếu chống nghị quyết loại Nga khỏi Hội đồng
Nhân quyền
·
Tân
Đại sứ Ukraine gặp Đại sứ Mỹ và Ba Lan sau khi đến Hà Nội
·
Thư
ngỏ lên án Việt Nam ủng hộ cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine
=========================================
.
Ngoại trưởng Nga
tay bắt mặt mừng với lãnh đạo VN trong bối cảnh Moscow bị cô lập
06/07/2022
https://www.voatiengviet.com/a/6647209.html
https://gdb.voanews.com/10070000-0aff-0242-82e3-08da5f4e38b1_w650_r1_s.jpg
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov gặp Tổng Bí thư Đảng
Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội, 6/7/2022.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Thủ tướng, và Bộ
trưởng Ngoại giao của Việt Nam hôm 6/7, truyền thông hai nước đưa tin. Ngoại
trưởng Sergey Lavrov đến thăm Việt Nam từ ngày 5-6/7 trong bối cảnh Moscow bị
nhiều nước phương Tây cô lập, trừng phạt do gây ra chiến tranh xâm lược
Ukraine.
Các cuộc gặp riêng rẽ của ngoại trưởng Nga lần lượt với Thủ tướng Phạm
Minh Chính và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người có quyền quyết định cao nhất
trên thực tế theo cơ cấu chính trị của Việt Nam, diễn ra vào chiều ngày 6/7.
Về cuộc gặp của ngoại trưởng Nga với người đứng đầu chính đảng nắm độc
quyền lãnh đạo ở Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các báo cho hay ông Lavrov
khẳng định với ông Trọng rằng Nga coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
với Việt Nam.
Nói rằng Nga ủng hộ vai trò trung tâm của khối các nước Đông Nam Á
(ASEAN) ở khu vực, Ngoại trưởng Lavrov cảm ơn đóng góp của Việt Nam vào việc
thúc đẩy quan hệ Nga-ASEAN trong những năm qua, Thông tấn xã Việt Nam tường thuật.
Ngoại trưởng Nga cũng bày tỏ quan điểm của Nga về các vấn đề quốc tế, trong đó
có cuộc xung đột tại Ukraine, nhưng bản tin của TTXVN không viết cụ thể hơn về
các quan điểm đó.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Lavrov rằng Việt Nam luôn trân
trọng và ghi nhớ sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của Liên Xô, Liên bang Nga trong
các cuộc kháng chiến và phát triển đất nước qua các thời kỳ, theo tin của
TTXVN.
Nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam nói tiếp rằng đất nước Đông Nam Á này
coi trọng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và hợp tác giữa hai nước.
Người đứng đầu đảng cộng sản cầm quyền cũng trao đổi với ngoại trưởng Nga
về quan điểm của Việt Nam trên các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm,
trong đó có việc đối thoại, đàm phán giải quyết hòa bình các khác biệt, tranh
chấp quốc tế, nhưng bản tin của TTXVN không cung cấp các thông tin chi tiết
hơn. Tổng Bí thư Trọng được bản tin trích lời nói rằng Việt Nam sẵn sàng đóng
góp vào việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế.
Trong buổi sáng 6/7, nhà ngoại giao hàng đầu của Nga hội đàm với người đồng
cấp phía Việt Nam. Hai bên thảo luận về quan hệ song phương và kinh tế toàn cầu,
một bản tin của hãng thống tấn Nga TASS cho hay.
Vị lãnh đạo của ngành ngoại giao Nga nói trong cuộc họp báo sau cuộc hội
đàm rằng ông và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã bàn thảo về “các vấn đề
do Mỹ và đồng minh phương Tây của Mỹ gây ra cho nền kinh tế toàn cầu”.
TASS trích dẫn lời ông Lavrov nói trong buổi họp báo rằng: “Chúng tôi đàm
thoại chi tiết về các vấn đề quốc tế, sự hợp tác của chúng tôi trong khuôn khổ
Liên Hiệp Quốc, về các diễn biến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt nhấn
mạnh vào việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Nga và ASEAN. Chúng
tôi cũng đối thoại về các vấn đề kinh tế toàn cầu gây ra bởi các nước phương
Tây mà đứng đầu là Hoa Kỳ”.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Lavrov diễn ra trong bối cảnh Nga bị nhiều
nước phương Tây và đối tác trừng phạt, cô lập trong gần 4 tháng rưỡi vì xâm lược
Ukraine. Trong cùng thời gian, tại Liên Hiệp Quốc, Việt Nam hai lần bỏ phiếu trắng
để từ chối chỉ trích hành động của Nga tại Ukraine, và bỏ phiếu chống lại một
nghị quyết về đình chỉ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Về quan hệ song phương Nga-Việt, TASS cho hay ông Lavrov nói rằng hai bên
thảo luận về mối quan hệ này đi song hành với việc thực thi các thỏa thuận mà tổng
thống Nga và chủ tịch nước Việt Nam đã đạt được hồi cuối năm ngoái, cũng như gắn
với Tuyên bố về Đối tác Chiến lược Toàn diện mà trong năm nay hai nước sẽ kỷ niệm
10 năm đạt được tuyên bố này.
Ông Lavrov ghi nhận rằng Nga và Việt Nam có chung nhận thức về cách thức
tiếp tục các quan hệ thương mại, kinh tế và đầu tư trong môi trường hiện nay để
các quan hệ này “không bị tổn hại từ các lệnh trừng phạt đơn phương phi pháp do
Mỹ, Liên hiệp châu Âu và các đồng minh của họ ở khu vực này công bố”, vẫn bản
tin của TASS cho biết.
Nhận xét về cuộc hội đàm giữa ông với bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ngoại
trưởng Nga nói rằng nó diễn ra “đúng lúc”, theo tường thuật của TASS. Cuộc hội
đàm giúp phác thảo ra “những bước cụ thể để làm sâu sắc thêm sự hợp tác trong mọi
lĩnh vực mà không có bất cứ ngoại lệ nào, bao gồm cả nhân đạo, giáo dục và lĩnh
vực hợp tác quân sự và kỹ thuật”, ông Lavrov nói vào cuối buổi họp báo.
Sau khi rời Việt Nam, Ngoại trưởng Lavrov sẽ tham gia hội nghị ngoại trưởng
khối G-20 ở Bali, Indonesia. G-20 quy tụ các nền kinh tế đã phát triển và đang
nổi lên có tầm quan trọng trên thế giới.
Trái với hình ảnh tay bắt mặt mừng mà các quan chức Việt Nam dành cho ông
Lavrov, báo chí Canada cho biết ngoại trưởng nước này, bà Melanie Joly, sẽ
không bắt tay ông Lavrov ở hội nghị của G-20. Thay vào đó, bà sẽ “đối đầu với
ông ta bằng các dữ liệu và lật tẩy các lời lẽ của Nga, cho thấy chúng là những
lời dối trá và thông tin sai lệch” về cuộc chiến ở Ukraine.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến cũng sẽ không khoan nhượng với ông
Lavrov ở Bali khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rằng “không thể có chuyện vẫn cứ
giao dịch, làm việc bình thường với Liên bang Nga được”.
VIDEO :
Ngoại trưởng
Nga gặp lãnh đạo Việt Nam trong bối cảnh Moscow bị cô lập | VOA Tiếng Việt
https://www.youtube.com/watch?v=tM-pBFqctCA
============================================
.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe quan điểm của Ngoại trưởng Nga
Lavrov về Ukraine
PV (Theo TTXVN)
Thứ tư, ngày 06/07/2022 19:53 PM (GMT+7)
No comments:
Post a Comment