Friday 1 July 2022

LẦN ĐẦU TIÊN NATO COI TRUNG QUỐC LÀ "THÁCH THỨC" ĐỐI VỚI AN NINH CỦA KHỐI (Trọng Thành / RFI)

 



Lần đầu tiên NATO coi Trung Quốc là ‘‘thách thức’’ đối với an ninh của khối

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 30/06/2022 - 12:36

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220630-nato-trung-qu%E1%BB%91c-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-an-ninh

 

Cuộc thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) họp tại Madrid, Tây Ban Nha, khép lại hôm nay, 30/06/2022, sau ba ngày hội nghị. Lần đầu tiên một ‘‘tài liệu chiến lược’’ của Liên minh quân sự NATO, được thông qua coi Trung Quốc là một ‘‘thách thức’’ đối với ‘‘các lợi ích’’ và ‘‘an ninh’’ của khối.   

 

https://s.rfi.fr/media/display/223e469c-f858-11ec-9154-005056a97e36/w:1024/p:16x9/AP22181305417745.webp

Tổng thư Ký NATO Jens Stoltenberg phô trương tài liệu về những cam kết mới của khối này tại thượng đỉnh Madrid, Tây Ban Nha, ngày 29/06/2022. AP - Paul White

 

Khối NATO cũng đặc biệt lên án ‘‘quan hệ đối tác chiến lược’’ giữa Trung Quốc và Nga đang được tăng cường, “các nỗ lực chung của Matxcơva cùng Bắc Kinh trong việc làm sói mòn trật tự quốc tế dựa trên luật pháp”. Theo giới quan sát, thượng đỉnh NATO tại Madrid có ý nghĩa ‘‘lịch sử’’. Ngoài thay đổi nói trên, thượng đỉnh này cũng mở ra cánh cửa cho Thụy Điển và Phần Lan gia nhập khối. Hỗ trợ Ukraina về quân sự và tài chính cũng là một trọng tâm của hội nghị. 

 

Đặc phái viên Romain Lemaresquier tường trình từ Madrid :  

 

Cuộc thượng đỉnh này đã thực hiện được tất cả các hứa hẹn. Chấm dứt các bất đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Thụy Điển và Phần Lan, hai quốc gia muốn gia nhập NATO. Một thỏa thuận giữa ba nước đã được ký kết, và kể từ giờ, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ quyền phủ quyết đối với việc kết nạp hai thành viên mới. Chiến tranh tại Ukraina, sợi chỉ đỏ thực sự của thượng đỉnh này, cũng đã được đề cập đến nhiều trong suốt thời gian hội nghị.  

 

NATO cam kết cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính và quân sự hơn cho Kiev.  30 quốc gia thành viên đã thông qua cương lĩnh chiến lược mới, xác định các mục tiêu chính trị và quân sự trong những năm tới. Trong tài liệu này, Nga được khẳng định là mối đe dọa lớn nhất đối với các quốc gia thành viên, và đây là lần đầu tiên Trung Quốc được dẫn ra trong văn bản về chiến lược của NATO. Một bước ngoặt thực sự trong tiến trình hoạt động của Liên minh NATO.  

 

Sáng nay 30 quốc gia thành viên NATO đã họp phiên cuối cùng. Nội dung cuộc họp liên quan chủ yếu đến thông cáo chung của thượng đỉnh. Thượng đỉnh sẽ phải khép lại với cuộc họp báo của tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, người Na Uy. Nguyên thủ các nước cũng sẽ phát biểu trong cuộc họp báo trước khi rời khỏi Madrid vào buổi chiều, khép lại cuộc thượng đỉnh, chắc chắn sẽ để lại dấu ấn trong lịch sử.  

 

----------------------------------

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

ĐIỂM BÁO

Dằn mặt Nga, NATO không quên mối đe dọa Trung Quốc

PHÂN TÍCH - NATO

NATO vẫn tranh cãi trong nội bộ về đối sách chống Trung Quốc

NATO - THƯƠNG ĐỈNH

NATO chuẩn bị thông qua những thay đổi lớn, chỉ đích danh Nga là mối đe dọa chính

.

==========================================

.

.

NATO coi Trung Quốc là 'thách thức mang tính hệ thống', Bắc Kinh phản ứng mạnh    

Tuổi Trẻ Online
Thứ 5, ngày 30 tháng 6 năm 2022

https://tuoitre.vn/nato-coi-trung-quoc-la-thach-thuc-mang-tinh-he-thong-trong-chien-luoc-10-nam-toi-20220630100901492.htm

 

https://cdn.tuoitre.vn/thumb_w/586/2022/6/30/nato-jens-stoltenberg-us-biden-ap-29622-16565583927792043862140.jpg

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) trò chuyện cùng Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ngày 29-6 ở Madrid, Tây Ban Nha - Ảnh: AP

 

 TTO - Lần đầu tiên Trung Quốc được xác định là 'thách thức mang tính hệ thống đối với an ninh khu vực châu Âu - Đại Tây Dương' trong tài liệu chiến lược về an ninh và quân sự của NATO trong 10 năm tới.

 

·         Thượng đỉnh NATO: điểm nóng Ukraine

·         NATO có thể hỗ trợ dài hạn cho Ukraine, mời Thụy Điển và Phần Lan gia nhập

·         Nga công bố tọa độ trụ sở Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, NATO... để 'đề phòng'

 

 Động thái phản ánh sự nghi ngờ ngày càng tăng đối với Trung Quốc trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhưng cũng là sự công nhận về tầm ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Bắc Kinh, theo báo South China Morning Post.

 

Chiến lược này đã không được cập nhật từ năm 2010, và kể từ đó Trung Quốc đã thu hẹp khoảng cách về kinh tế - quân sự với Mỹ và các nước thành viên khác của NATO.

 

Tài liệu nhắm vào mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Matxcơva. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

 

"Quan hệ đối tác chiến lược ngày càng sâu sắc giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga cùng những nỗ lực củng cố lẫn nhau của họ nhằm làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đi ngược lại các giá trị và lợi ích của chúng ta", tài liệu nêu.

 

Tài liệu cáo buộc Bắc Kinh sử dụng "một loạt công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường sự hiện diện và sức mạnh trên toàn cầu, trong khi vẫn không rõ ràng về chiến lược, ý định và quá trình xây dựng quân đội".

 

Theo tài liệu, các phần mềm độc hại và hoạt động trên không gian mạng của Trung Quốc, cũng như những luận điệu đối đầu và thông tin sai lệch nhắm vào các đồng minh, gây tổn hại đến an ninh liên minh.

 

Tài liệu chiến lược của NATO cho rằng Trung Quốc đang tìm cách "kiểm soát các lãnh vực công nghiệp và công nghệ chủ chốt, cơ sở hạ tầng quan trọng, nguyên liệu chiến lược và chuỗi cung ứng". Bắc Kinh dùng những đòn bẩy kinh tế để tạo ra những phụ thuộc chiến lược.

 

Sau khi chiến lược được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 29-6, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: "Trung Quốc không chia sẻ các giá trị của chúng tôi, và giống như Nga, họ đang làm việc để phá hoại các giá trị của chúng tôi".

 

Các quan chức Trung Quốc đã gần như phản ứng ngay lập tức khi lên tiếng bác bỏ các lập luận của NATO.

 

"Làm thế nào một Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương lại đặt ra thách thức an ninh cho một liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương? Thực tế ngược lại. Chính NATO đã thả bom vào một đại sứ quán của Trung Quốc" - ông Wang Lutong, quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Trung Quốc về châu Âu, viết trên Twitter.

 

Ông Wang đề cập đến vụ tấn công Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999 trong cuộc chiến ở Nam Tư (Yugoslavia) lúc bấy giờ. Vụ việc khiến 3 nhà báo Trung Quốc thiệt mạng.

 

"Chúng tôi không áp đặt ý tưởng của mình cho bất cứ ai. NATO không nên để một số siêu cường nào đó lợi dụng để duy trì quyền bá chủ và chèn ép các quốc gia khác", ông Wang cho biết thêm.

 

-----------------------------

 

Thủ tướng Tây Ban Nha: NATO xem Nga là 'mối đe dọa chính' trong chiến lược mới

 

TTO - Thủ tướng Tây Ban Nha, nước chủ nhà Hội nghị thượng đỉnh NATO đang diễn ra, cho biết NATO sẽ không còn xem Nga là 'đối tác chiến lược', mà thay vào đó là 'mối đe dọa chính' trong chiến lược mới.

 

ANH THƯ





No comments:

Post a Comment

View My Stats