Sunday, 17 July 2022

ĐẠO ĐỨC QUAN CHỨC (Nguyễn Tiến Tường)

 



Đạo đức quan chức  

Nguyễn Tiến Tường 

17-7-2022  01:41  

https://www.facebook.com/nguyentuong.tuongnguyen.5/posts/pfbid05b1yUyuSXsqPnUcv8Lk9PUypfTLqxRPWEy92mB5fSFVWzDp3WnnvdG8h25Nq4kcdl

  

Văn hoá Á Đông mình vẫn luôn khát khao có những vị quan tài đức vẹn toàn. “Ngã rẽ” của các thể chế khiến văn hoá quan trường ở các quốc gia biến đổi khác nhau.

 

Chúng ta rất ít khi nghe lãnh đạo, quan chức ở Nhật, Hàn, Đài… tuyên ngôn đạo đức. Và gần như chỉ còn độc mỗi Việt Nam và Trung Quốc hay có việc này.

 

Đơn giản vì ở các thể chế đa nguyên, họ đưa lợi ích ra ánh sáng để đánh chặn lòng tham tiềm ẩn. Lãnh đạo tranh cử bằng lời cam kết và nhân dân nhìn vào thực tế để đánh giá và quyết định sự tồn tại chức vụ của họ.

 

Đạo đức gần như được mặc nhiên là phạm trù cá nhân và nó hiển thị bằng các hành động thường nhật chứ không nằm ở lời nói. Thậm chí tuyên ngôn về đạo đức sẽ bị xem là biểu hiện dân tuý.

 

Ở Việt Nam ta, gần như mỗi vị quan nhỏ khi nhậm chức đều phải nói đạo lý, nhưng kể cả người nói lẫn người nghe đều mặc nhiên hiểu đó là những xướng ngôn gượng gạo.

 

Không thể phủ nhận thành quả của cuộc “đốt lò”, nhưng thực tế mà nó phản ánh là quan chức quốc gia đang ở trong một cuộc khủng hoảng đạo đức nghiêm trọng. Ở địa hạt quốc phòng, nếu không ở thời của TBT Nguyễn Phú Trọng, có lẽ không một ai dám đả phá tham nhũng.

 

Những tướng lĩnh đạo mạo và có khả năng giữ gìn đạo đức tốt nhất lại rụng như sung, nhân cách ngã rạp khi đứng trước lợi ích.

 

Đảng đang mưu cầu và quyết tâm một thế hệ lãnh đạo tài đức vẹn toàn. Nhưng nhân dân, trong trạng thái niềm tin suy kiệt, gần như chỉ mong đợi quan chức có đạo đức. Bởi vì trong mắt họ “ông nào lên cũng giống nhau”.

 

Đảng rất tham vọng, nhân dân thì gần như buông xuôi. Đó đều là những thiên hướng không hoàn mỹ. Vấn đề của mọi thể chế là đặt lợi ích dưới ánh sáng minh bạch và chọn người tài cán điều hành. Và thay vì trông chờ vào đức độ của người tài này, thể chế phải tạo ra rào cản kỹ thuật để đánh chặn nguy cơ suy đồi đạo đức của họ!

 

Công bằng mà nói thì quốc gia nào cũng có tham nhũng, nhưng biên độ của nó phụ thuộc vào sự minh bạch thể chế chứ không phụ thuộc vào đạo đức cá nhân.

 

.

79 BÌNH LUẬN  

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats