Đừng
chà đạp lên bản tuyên ngôn độc lập!
Mạc Văn Trang
02/09/2020
https://baotiengdan.com/2020/09/02/dung-cha-dap-len-ban-tuyen-ngon-doc-lap/
Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã long trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào và cộng đồng
quốc tế. Mở đầu bản Tuyên ngôn đó là:
“Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều
sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”…
“Bản Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra
tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”…
Thế mà sau 75 năm đã qua, những quyền Tự do ngôn luận, Tự do lập hội, Tự
do cư trú… và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng về
cơ hội học tập, cơ hội làm ăn sinh sống của người dân chưa được thực hiện. Dẫn
chứng về những điều này thì không sao kể hết!
Tôi chỉ muốn nói đến quyền được sống an toàn, quyền được đối xử công bằng
và quyền bình đẳng về cơ hội giáo dục đối với trẻ em. Những quyền này không chỉ
chói ngời trong bản Tuyên ngôn Độc lập mà còn được cụ thể hoá rõ ràng trong Hiến
pháp, trong LUẬT TRẺ EM (số: 102/2016/QH13), trong LUẬT GIÁO DỤC (số:
43/2019/QH14) …
Trong LUẬT TRẺ EM (từ sơ sinh đến 16 tuổi) nêu ra bao nhiêu quyền trẻ
em được hưởng, được tôn trọng và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải đảm
bảo những quyền đó của trẻ em. Đặc biệt,
“Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm”, trong đó cấm:
“1. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.”
….
“8. Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh
gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em”.
Trong LUẬT GIÁO DỤC quy định rõ:
“Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân
biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia
đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường
giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát
huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy
định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực
hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.
Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập
giáo dục trung học cơ sở.
2. Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong cả nước;
quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục.”…
Vậy mà chính quyền cơ sở ở
nhiều nơi, nhất là các Công an viên trên địa bàn đã cản trở việc cư trú, đến
trường, lớp của trẻ em con các tù nhân lương tâm, dù họ đang ở trong tù hay đã
hết hạn tù. Nghĩa là họ đã chà đạp lên Tuyên ngôn Độc lập và
các Điều luật “nghiêm cấm” đã được Quốc hội ban hành, nhưng họ cứ nhởn nhơ tự tung
tự tác!
Tôi được biết, đôi vợ chồng cô Phạm Thanh Nghiên và anh Huỳnh Anh Tú
đã mãn hạn tù, đang sống ở TP Hồ Chí Minh, có con nhỏ, nhưng đi thuê nhà ở đâu
cũng bị công an khu vực đến xua đuổi; họ vay mượn làm được căn nhà nhỏ thì bị đập
phá, con họ đi xin vào nhà trẻ rất khó khăn…
Một nữ tù nhân đã hết hạn tù, cư trú ở TP Hồ Chí Minh, nói với tôi: Con
cháu đi mẫu giáo bị phân biệt đối xử, giờ biết làm thế nào?
– Sao biết là bị phân biệt đối xử?
– Khi mới vào lớp, cô rất quý cháu, khen cháu ngoan và thông minh, ân cần
trò chuyện với mẹ cháu. Nhưng ít ngày sau, cô xa lánh mẹ cháu và hay hắt hủi
cháu. Cháu rất buồn… Giờ không biết làm sao!…
Cô Huỳnh Thục Vy một “đối tượng” bị công an giám sát, đã than
thở trên facebook như sau: “Hôm nay ngày 1/9/2020, là ngày đầu tiên con gái
Tuệ Nhã đi học trường Sơ. Mẹ Nhã đã đến gặp Sơ chủ quản đăng ký cho Nhã đi học
lớp Chồi từ hồi đầu năm nay. Sơ bảo chừng nào vô năm học mới rồi cho Nhã đến học.
Mẹ bỏ bụng mừng vì cuối cùng đã có chỗ nhận Nhã vô học”.
Nhưng sáng ngày 1/9
người nhà dẫn bé Tuệ Nhã đến lớp, Sơ bảo: “Nhiều người” đã nói với Sơ rồi, giờ
Sơ không dám nhận Tuệ Nhã vô học đâu” (!)
“Thấy thương con
quá sức! Nhã nó thèm bạn lắm, mình chỉ muốn con đến trường để có bạn thôi mà
cũng không được.
Buồn cho con gái,
buồn hơn cho một Việt Nam chưa thấy tương lai!”
Những chuyện lớn
thì Quốc hội phải lo. Nhưng tôi muốn nói với các công an viên ở cơ sở: các anh chỉ muốn “làm sạch địa bàn” mà nhiều khi làm những việc vô
pháp, vô đạo một cách “vô ý thức”. Những việc làm đó không chỉ khiến người dân
thù oán mà chính là các anh đã chà đạp lên những điều thiêng liêng được ghi
trong bản Tuyên ngôn Độc lập, trong Hiến pháp và các bộ Luật của Nhà nước.
Các anh hãy suy ngẫm một chút trước khi hành xử ác
với Dân, nhất là đối với các cháu nhỏ.
***
Hỡi đồng bào VN trong và ngoài nước thân mến!
Mọi người VN nếu có nặng lòng với quê hương thì hãy cùng chung tay cứu nước.
Nhân ngày nghĩ 2-9, thân tặng đồng bào VN bài này.
“NGÔI NHÀ CHUNG VN”,
No comments:
Post a Comment