Sunday, 27 September 2020

ĐẠI DỊCH CŨNG KHÔNG THỂ NGẮN ĐƯỢC MỘT CUỘC CHU DU XUYÊN LỤC ĐỊA BẰNG THUYỀN (Nick Taylor-Vaisey)

 


Đại dịch cũng không thể ngăn được môt cuộc chu du xuyên lục địa bằng thuyền

Nick Taylor-Vaisey

DCVOnline dịch thuật

Posted on September 27, 2020   

http://dcvonline.net/2020/09/27/dai-dich-cung-khong-the-ngan-duoc-mot-cuoc-mao-hiem-xuyen-luc-dia-bang-thuyen/

 

Đại dịch toàn cầu đã biến chuyến phiêu lưu dài 10.000 km quanh Bắc Mỹ thành một cuộc hành trình cô lập, siêu thực. Không còn lựa chọn nào khác ngoài việc ở lại trên thuyền của họ, những người Canada bị kẹt ở phía nam biên giới đã từ từ tìm đường trờ về nhà.

 

https://www.macleans.ca/wp-content/uploads/2020/09/CANADA-USA-LOOPERS-TAYLOR-VAISEY-SEPT21-766x431.jpg

Hai vợ chồng Karen và Jacques Campbell đã đi một vòng xuyên lục địa trên chiếc thuyền hiệu Marine Trader của họ tên là Gyp C III. Ảnh của Sarah Dea

 

Karen và Jacques Campbell đã đến Miami vào tuần lễ mà mọi thứ thay đổi. Hai người Canada này không phải là loài chim tuyết điển hình — họ không bay hoặc lái xe đến Florida. Họ không ở trong một khu nghỉ mát. Họ không có ý định ở lại đó. Và không đùa, họ tự gọi mình là ‘loopers’, những người đi thuyền xuyên lục địa.

 

Lúc đó Karen và Jacques đã sống trên chiếc thuyền dài 43 bộ của họ, một căn nhà xa nhà, gần một năm. Vào ngày 12 tháng 3, sau một chuyến nghỉ mát ở Bahamas, họ qua thủ tục quan thuế dễ dàng ngoài khơi bờ biển Florida chỉ một ngày sau khi Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố coronavirus là một đại dịch toàn cầu. Những lệnh giới nghiêm lan rộng khắp lục địa và khi xét lại tình trạng khó khăn của họ, cặp vợ chồng từ Carleton Place, Ont., đang ở giữa chuyến phiêu lưu đường thủy dài 10.000 km.

 

Họ đã đi một quãng đường dài từ vùng sông nước quê hương của họ trong hệ thống kinh đào Rideau trên con thuyền Gyp C, một tàu đánh cá chạy bằng động cơ mà họ đặt tên theo trạm radar ở Gypsumville, Man., nơi họ gặp nhau lần đầu. Hai vợ chồng nhà Campbells đang du lịch trên Đường vòng Vĩ đại (Great Loop), một mạng lưới sông hồ, kinh đào rộng lớn trải dài đi sâu vào trung tâm của Bắc Mỹ, các huyết mạch của nó nối Port Hope, Ont., tới Pittsburgh, Pa. và Montreal với Mobile, Ala. Nhưng đoạn đường sông nước do các cơ quan chính phủ địa phương ở một số nơi, hay Công binh Hoa Kỳ ở những nơi khác và Cục Công viên Canada ở phía bắc biên giới quản lý. Một loạt những con đường thủy kỹ nghệ, thương mại và giải trí đã được nạo vét và kết nối trong nhiều thế kỷ, cuối cùng đã tạo ra một đường vòng lớn bao quanh một nửa phía đông của châu Mỹ.

 

Nhưng đại dịch đã khiến khiến những kẻ lãng du trở thành loài dã tràng trên biển. Các điểm có thể dừng lại để du lịch đã trở thành những thị trấn ma. Thuyền của Karen và Jacques trở thành một nơi trú ẩn, một nơi để tự cô lập trong nhiều tuần liền. Và họ biết rằng sự chậm trễ của kỹ nghệ xây cất sẽ giữ họ ở lại phía nam biên giới cho đến tháng 8. Đối với hai vợ chồng nhà Campbells, một cuộc mạo hiểm lúc nghỉ hưu đã biến thành một hành trình siêu thực không có thời gian.

 

https://pcacdn.azureedge.net/-/media/lhn-nhs/on/rideau/WET4/visit/infrastructure/kingston/ecluses-kingston-mills-locks/Lock-Aerial-shot---Banner.jpg?modified=20181004135608

Cửa khóa trên kinh Rideau ở Khu xưởng cưa ở Kingston. Nguồn: Parks Canada

 

Hội Thuyền Đi quanh Vòng lớn của Mỹ (America’s Great Loop Cruisers’ Association, AGLCA) là một câu lạc bộ đi thuyền với hàng nghìn thành viên — có thời gian tham gia đi vòng quanh lục địa trên thuyền, họ thường là những người đã nghỉ hưu. Hội viên của AGLCA đón tiếp nhau, trao đổi mẹo và theo dõi những người cùng hội khi họ đi thăm các bến tàu nhỏ và bến du thuyền lớn tập trung bên cạnh các thị trấn nhỏ ven sông và các siêu đô thị ven biển lớn.

 

Hầu hết những người đi đường vòng đều đi theo cùng một hướng, ngược chiều kim đồng hồ, qua mùa hè ở vùng biển Canada — phần chính là Hệ thống đường thủy Trent-Severn, xuyên qua vùng nông thôn của Ontario — trước khi đi về phía nam vào mùa đông. Con đường đó không chỉ thuận lợi theo mùa. Đi thuyền theo hướng đó tiết kiệm nhiên liệu nhờ những dòng sông chảy mạnh về phía nam đến Vịnh Mexico và các dòng hải lưu mạnh chẩy ngược về phía bắc.

 

https://boating.ncf.ca/images/charts-rideau-stl-ottawa.gif

https://boating.ncf.ca/images/charts-trent.gif

Hệ thống kinh đào Rideau từ Ottawa đến Hồ Huron. Nguồn: /boating.ncf.ca

 

Hai vợ chồng Campbells bắt đầu cuộc phiêu lưu vào ngày 20 tháng 6 năm 2019, tại Rideau Lakes, cách nhà của họ ở Carleton Place không xa lắm. Họ đi xuống Kingston, Ont., băng qua Kinh Murray đến Trenton, Ont., nơi họ đi vào hệ thống Trent. Từ đó, họ lái thuyền đến Vịnh Georgia, Kinh Bắc và sau đó đến Hồ Michigan.

 

Vào tháng 9, họ ra khỏi những vùng nước ở Chicago đầy sóng gió đó, và tiếp tục đi vào những con sông về phía nam, bắt đầu từ sông Illinois đầy xà lan đổ ra sông Mississippi hùng vĩ, một dòng sông nhiều thay đổi, choz thì đầy bùn và có lúc vợ chồng Campbells đi cùng với những chiếc thuyền kéo khổng lồ gây ra những con sóng cao đến năm bộ. Họ cũng lọt vào các dòng nước xoáy, đôi khi không được báo trước, xoay ngang chiếc Gyp C của họ.

 

Rồi họ đi vào làn nước trong xanh của sông Ohio, Karen nhớ lại sự thay đổi bất chợt của màu nước đã cho “cảm giác như chúng tôi đang băng qua một biên giới”. Tiếp theo là nhiều nhánh sông khác khi dòng Cumberland nhường chỗ cho Tennessee, nơi hai vợ chồng Campbells bắt đầu đi đường vòng dài 1.400 km suốt tháng 10 tới Chattanooga qua sáu đập thời Đại suy thoái với các cửa khóa cách nhau cả 1.000 bộ – gần gấp 10 lần khoảng cách khiêm tốn giữa những cửa khóa trên kinh đào Rideau ở Canada.

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/74/Gallery-gorge-800.jpg

Dòng sống Tennessee. Nguồn: Wikipedia

 

Đến tháng 11, họ đến Vịnh Mexico bằng thủy lộ Tenn-Tom và Sông Tombigbee, chảy qua Alabama, sau đó đi về phía đông dưới sự che chở của Đường thủy Ven bờ biển được xây dựng để bảo vệ tàu thuyền khỏi vùng biển động. Họ cùng với hai chiếc thuyền khác chạy suốt 20 giờ qua đêm, từ 3 giờ chiều đến 11 giờ sáng, băng qua vịnh Mexico đến bờ biển phía tây của Florida để êm đềm lái thuyền qua những bẫy cua ven biển dưới ánh sáng ban ngày. Họ thay nhau cầm lái, được tiếp sức bằng cà phê và âm nhạc từ hoàng hôn cho đến bình minh.

 

https://www.rolandmartinmarina.com/images/okeechobeewaterway-roland.jpg

Đường thủy Okeechobee xuyên Florida. Nguồn: www.rolandmartinmarina.com

 

Một số chọn đi vòng quanh bán đảo Florida, nhưng hai vợ chồng Campbells đã băng qua Florida bằng Đường thủy Okeechobee để kịp đón Giáng sinh ở Fort Lauderdale. Vào Ngày đầu năm mới, họ đã lái qua Bahamas.

 

Khi họ trở về Florida hai tháng sau đó là lúc gia đình Campbells gặp đại dịch ở Mỹ, và thấy mình ở một vùng đất xa lạ mà hầu hết nhưng con chim tuyết Canada đang cố gắng trốn đi càng nhanh càng tốt.

 

                                         ***

 

https://www.macleans.ca/wp-content/uploads/2020/09/LOOPERS-ROUTE-MAP-TAYLOR-VAISEY-SEPT21.jpg

Ảnh do Karen Campbell và Barb Hankinson chụp.

 

Wayne và Barb Hankinson khởi hành từ bến du thuyền ở Lagoon City trên Hồ Simcoe ở Ontario vào ngày 23 tháng 6 năm 2019, chỉ ba ngày sau khi hành trình của vợ chồng Campbells bắt đầu nơi cách vài giờ lái xe về phía đông. Chiếc thuyền Đi vòng xuyên lục địa của họ là tên Red Dog, một chiếc thuyền hiệu Mainship dài 34 bộ, và họ háo hức kết bạn mới. Wayne nói: “Chúng tôi là những người thân thiện”, và họ đã lên đường.

 

Hai gia đình Hankinsons và Campbells đi theo một con đường gần như giống hệt nhau,  dù Wayne và Barb thường theo sau Karen và Jacques — và vẫn ở Bahamas khi đại dịch xảy ra. Đến tháng 5, họ quay trở lại Florida và tham gia chuyến hải hành qua những thị trấn không người dọc bờ biển phía đông quen thuộc với rất nhiều người đi vòng quanh lục  địa khác, họ đã đi qua một loạt những nhà bảo tàng đóng cửa và những con phố chính không người  ở các thị trấn thường nhộn nhịp đầy khách du lịch.

 

Karen nói về những tháng đầu tiên ở Florida, Georgia và Carolinas:

“Chúng tôi hoàn toàn cô độc. Không có ai khác trên mặt nước. Thật cô lập.”

 

Tuy nhiên, khi số người chết vì đại dịch tăng lên trên đất liền, những người đi vòng quanh lục địa an toàn hơn nhiều người Mỹ.

 

Cuối cùng họ đã gặp những người khác. Ở Norfolk, Va., gia đình Hankinsons đã gặp một cuộc diễn hành trên thuyền với hàng trăm người ủng hộ Trump cuồng nhiệt, một hiện tượng phổ biến trong năm bầu cử dọc bờ biển nhắc nhở người Canada rằng ngay cả văn hóa đi thuyền cũng bị chính trị hóa ở phía nam biên giới.

 

VIDEO : blob:https://www.facebook.com/457a29ef-88ca-4073-8a9a-54c1ab9bd74a

Happening now

Virginia Beach Tea Party

 

NORFOLK, Va. (June 6) – Một ngày cuối tuần của các cuộc biểu tình ở Hampton Roads. Trong khi một số người xuống đường để phản đối cái chết của George Floyd, những người ủng hộ Trump đã xuống nước để bày tỏ sự ủng hộ cuộc vận động tranh cử của ông. Nguồn: www.newsbreak.com

Khi mùa xuân sắp kết thúc, Campbells và Hankinsons rất muốn trở về Canada nhưng đại dịch đã tạo thành một chướng ngại vật cuối cùng, và mệt mỏi. Việc ngừng sinh hoạt xã hội vì COVID-19 đã trì hoãn việc bảo trì một số cửa khóa trên kinh Erie và Oswego ở trung tâm New York, khiến chúng ngưng hoạt động, không cho những người đi vòng một lộ trình nào khác thay thế, để đi vào Hồ Ontario. Một đoàn thuyền nhỏ người Canada tụ tập tại một bến du thuyền trên sông Hudson, ngay hạ lưu kinh đào Erie. Họ chỉ có thể ở đó và chờ  tin tốt.

 

                                                    ***

Đến tháng 8, hai gia đình Campbells và Hankinsons, đã hơn một năm ở trên mặt nước, đang  đợi một cửa khóa cuối cùng hoạt động lại để họ có thể về nhà: cửa thứ bảy trên kinh Oswego, cách Hồ Ontario chưa đầy hai km. Cuối cùng, công ty vận hành hệ thống của chính phủ đã thông báo rằng dịch vụ trên kinh sẽ hoạt động trở lại vào ngày 10 tháng 8. Sáng hôm đó, gia đình Campbells đã ra khỏi Oswego.

 

https://www.tickettoridegreatloop.com/uploads/1/2/0/2/120271798/light-house-at-oswego-lake-ontario_orig.jpg

Ngọn hải đăng ở cửa sông Oswego đi vào Hồ Ontario. Nguồn: Slightam Great Loop

 

Khi họ đến Canada, Karen đã mô tả khoảnh khắc đó là niềm “thất vọng lớn” khi nhận ra điều đó, hồi hộp khi họ được trở lại đất nước quen thuộc, những ngày khám phá vùng nước mới của họ đã kết thúc. Ba ngày sau, hai vợ chồng Hankinson băng qua hồ  Ontario.

 

Khi họ đợi hết hai tuần cách ly tại thành phố Lagoon, ông bà Hankinson đã làm toán tính lại chuyến đi của họ. Họ đã đi 425 ngày, đi được 10.492 km, dùng hết 9.932 lít dầu cặn và đáng kinh ngạc là đã vượt qua 112 cửa khóa.

 

Cả hai gia đình cuối cùng đã kỷ niệm khoảnh khắc mà họ đã chờ đợi cả 14 tháng. Mỗi người lần đầu tiên Đi vòng xuyên Đại lục đều treo một lá cờ trắng với dấu hiệu AGLCA, gọi là burgee. Ông bà Hankinson khui một chai sâm panh khi họ tự hào gắn một lá cờ AGLCA màu vàng vào mũi thuyền, biểu thị đã hoàn tất chuyến hải hành xuyên lục địa. Hoàn thành nhiệm vụ.

 

https://www.favorsgreatloopblog.com/wp-content/uploads/2014/01/wtwc-twoflags.jpg

Lá cờ trắng với dấu hiệu AGLCA, gọi là burgee treo trên những chiếc thuyền của nhửng người mạo hiểm laafnd dâu đi xuyên lục địa vòng Bắc Mỹ. Nguồn: OntheNet

 

                                                       ***

 

Khi hai gia dình Campbells và Hankinsons đạt được thành tích của họ, một cặp vợ chồng khác ở bờ phía bên kia của Canada, Bob và Sharon Clift, đã đang thất vọng. Đầu năm nay, hai người đi vòng nhiều hy vọng đó đã phải kết thúc cuộc phiêu lưu khi đại dịch bắt đầu — chỉ có điều họ chưa kịp đặt chân lên con thuyền của mình trước khi coronavirus buộc họ phải từ bỏ giấc mơ phiêu lưu đó vô thời hạn.

 

Bob và Sharon Clift đã lái xe đến Florida từ Nelson, B.C., sau khi bán căn nhà của họ vào tháng 12. Bob mày mò vài ngày với chiếc thuyền của họ, chiếc thuyền mà anh ấy đã mua ở Florida trước khi họ đến. Nhưng chỉ sau một lần chạy thử trên mặt nước, ngôi nhà mới của họ đã trở lại đậu ở bến tàu bên ngoài Fort Myers.

 

Vì biên giới Canada-Hoa Kỳ đóng cửa và các công ty bảo hiểm hủy bỏ bảo hiểm du lịch, gia đình Clifts mất bảo hiểm sức khỏe của họ. Sharon, người bị bệnh tiểu đường, không thể mạo hiểm đi vào hệ thống y tế của Mỹ.

 

Không có bảo hiểm, Clifts thu xếp xe của họ và đi về phía bắc đến Orillia, Ont., Nơi họ đã ở lại một tháng với hai đứa con và ba cháu gái. Bob, người từng làm kỹ thuật viên vô tuyến cho RCMP cho đến tháng 8 năm ngoái, đã xin trở lại làm việc. Mounties đã tìm được việc cho ông ta với một hợp đồng ở Nanaimo, B.C. Vào ngày 23 tháng 4, họ đi về phía tây đến nhà trọ khiêm tốn trên đảo Vancouver. Chiều dài của chuyến đi vòng quanh Bắc Mỹ không chủ ý của họ dài gần 12.000 km.

 

Bob nói với Maclean’s:

“Thật khó để diễn tả hết sự thất vọng. Chúng tôi đã bán mọi thứ, kể cả nhà của mình, để có thể mua một chiếc thuyền và đi vòng xuyên lục địa. Bây giờ chúng tôi đang sống trong một nhà trọ ở tầng hầm.”

 

Hai vợ chồng Clifts dự định quay trở lại Florida khi an toàn, lên thuyền của họ và cuối cùng sẽ hoàn thành chuyến phiêu lưu quanh vòng lớn đã đột ngột bị loại vi rút khó chịu phá hủy. Nhưng họ đang không vội. Sharon nói:

 

“Tôi không quá vội vàng để bay đến Florida giữa một đại dịch ngoài tầm kiểm soát trong mùa giông bão.”

 

Một khi họ đã ra đó, cuối cùng trên con đường đi vòng quanh, lá cờ quý giá màu vàng đó có thể chỉ là bước khởi đầu. Bob luôn khao khát được ở trên mặt nước nói: “Tôi nghĩ, chúng tôi sẽ tiếp tục đi vòng quanh.”

 

Bài này sẽ đăng trên tạp chí Maclean’s ấn bản số tháng 10 năm 2020 với tiêu đề “Life’s ‘Great Loop’.”

 

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


 

Nguồn: The Great Loop: The continental boating adventure even a pandemic can’t stop | Nick Taylor-Vaisey | MacLean’s | September 21, 2020.

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats