Sunday, 27 September 2020

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA BIDEN : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (Hoang Nguyen – Luật Khoa)

 


Chính sách đối ngoại của Biden: Biến đổi khí hậu

Hoang Nguyen  -  Luật Khoa

27/09/2020

https://www.luatkhoa.org/2020/09/chinh-sach-doi-ngoai-cua-biden-bien-doi-khi-hau/

 

Luật Khoa trân trọng giới thiệu loạt bài về chính sách đối ngoại của ứng cử viên Joe Biden. Loạt bài này được dịch từ bảng tổng hợp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations – CFR), một viện nghiên cứu lâu đời và có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kỳ. Các dữ liệu trong bảng tổng hợp này được cập nhật tới ngày 11/8/2020.

 

Kỳ 1: Trung Quốc


Kỳ 2: Quốc phòng và hợp tác quốc tế


Kỳ 3: Thương mại và kinh tế


Kỳ 4: COVID-19


Kỳ 5: Nhập cư

 

--------------------------------------------------------------------------------------------

 

Biến đổi khí hậu

 

Biden cho rằng, biến đổi khí hậu là “mối đe dọa lớn nhất đối với nền an ninh của chúng ta”, và kêu gọi một “cuộc cách mạng” để giải quyết vấn đề này. Ông đưa ra một nghị trình quốc gia để giảm lượng khí thải và để đầu tư vào các công nghệ và cơ sở hạ tầng mới. Khi còn là một thượng nghị sĩ, Biden báo động về sự gia tăng khí thải nhà kính, nhưng ủng hộ các nguồn năng lượng gây tranh cãi như dầu khí và “than sạch”.

 

·         Biden công bố kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu vào tháng Sáu năm 2019, và gọi Green New Deal là “một nền tảng chính sách quan trọng” nhằm kêu gọi nỗ lực toàn xã hội nhằm giảm lượng khí thải, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo việc làm mới và thúc đẩy công bằng xã hội.

 

·         Cam kết sẽ đưa nền kinh tế Hoa Kỳ xuống mức phát thải bằng không vào năm 2050. Kế hoạch này cũng dự tính chi 1,7 nghìn tỷ USD trong khoảng chi tiêu trực tiếp của chính phủ cho năng lượng sạch, cũng như đề xuất các luật mới nhằm đánh thuế khí thải. Dự án hứa hẹn mạnh tay hơn trong vấn đề phát thải khí methane, các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu nghiêm ngặt hơn, cũng như các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng trên toàn quốc. Biden cũng phản đối bất kỳ hoạt động khoan phá mới nào trên các khu đất công, bao gồm cả việc khai thác dầu khí.

 

·         Hứa sẽ quay trở lại Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 và thúc đẩy ngoại giao để thực hiện các mục tiêu tham vọng hơn. Biden cũng muốn sử dụng chính sách thương mại như một công cụ khí hậu bằng cách áp thuế đối với các sản phẩm có lượng khí thải carbon cao từ những nước khác.

 

·         Ủng hộ các cải cách lớn trong giao thông vận tải, nông nghiệp và nhà ở để giảm lượng khí thải carbon và tạo việc làm.

 

·         Vào tháng Bảy năm 2020, Biden mở rộng kế hoạch năm 2019 của mình, nâng mức đề xuất ngân sách lên hơn 2 nghìn tỷ USD trong nỗ lực xây dựng ngành điện lực không carbon vào năm 2035, đầu tư nhiều hơn vào các cộng đồng có thu nhập thấp và cộng đồng da màu, xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang và thúc đẩy việc mua các phương tiện không phát thải của chính phủ liên bang. Đề xuất trên cũng định khung khoản chi này như một điểm chính trong kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch của Biden.

 

·         Chia sẻ với CFR rằng ông sẽ dừng khoản tài trợ nước ngoài của Hoa Kỳ cho các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài, giảm nợ cho các quốc gia thực hiện các chính sách xanh, và tối ưu hóa nỗ lực của G20 nhằm giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch trên toàn thế giới.

 

·         Đánh bóng thành tích của chính quyền Obama, bao gồm 90 tỷ USD cho năng lượng sạch trong bộ luật kích cầu vào năm 2009, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về tiết kiệm nhiên liệu, những quy định mới về của các nhà máy nhiệt điện than và việc đàm phán hiệp định Paris.

 

·         Chiến lược năng lượng “toàn diện” của chính quyền Obama cũng hỗ trợ sự bùng nổ hoạt động khai thác dầu khí đã giúp tăng gấp đôi sản lượng dầu của Hoa Kỳ. Năm 2008, Biden bày tỏ sự ủng hộ đối với các công nghệ than sạch bị nhiều nhà bảo vệ môi trường phản đối, và từ chối bỏ phiếu cho một đạo luật an ninh khí hậu – là đạo luật giới hạn khí thải tham vọng nhất được trình đến Thượng viện.

 


 

Kỳ tới: Chống khủng bố và an ninh mạng

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats