Lễ
tưởng niệm ‘‘Cha đẻ nền dân chủ Đài Loan’’ khiến Bắc Kinh tức giận
Trọng
Thành -
RFI / Điểm Báo
Đăng
ngày: 26/09/2020 - 15:35
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-dailoan-lydanghuy-trungquoc
Căng thẳng ở eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc,
cùng với chuyến công du của lãnh đạo ngoại giao cao cấp nhất Hoa Kỳ từ 40 năm
qua, Bắc Kinh dồn dập tập trận. Nguy cơ chiến tranh cận kề ở biên giới Ấn -
Trung bất chấp thỏa thuận xuống thang. Ngòi nổ xung đột Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp ở Địa
Trung Hải tạm thời được tháo gỡ. Lo ngại bạo lực hậu bầu cử Mỹ, sau khi TT
Trump từ chối bảo đảm chuyển giao quyền lực ôn hòa nếu thất cử.
https://s.rfi.fr/media/display/7193a7bc-fff5-11ea-b794-005056bff430/w:980/p:16x9/LEE_Teng_hui.webp
Lễ tưởng niệm cố tổng
thống Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui), kiến trúc sư của tiến trình dân chủ hóa Đài
Loan. Trong ảnh, tổng thống Thái Anh Văn đọc diễn văn tại một giáo đường thuộc
Đại học Aletheia, Đài Bắc, ngày 19/09/2020. © Central News Agency/Pool via
Reuters
Trên đây là một số chủ đề
thời sự nổi bật tháng 9/2020.
Eo biển Đài Loan ngày càng như một thùng thuốc súng. Căng thẳng giữa Mỹ và Đài Loan một bên và
Trung Quốc một bên dễ bùng phát thành chiến tranh. Đỉnh điểm căng thẳng là chuyến
công du của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Keith Krach, quan chức ngoại giao cao cấp
nhất của Hoa Kỳ đến hòn đảo kể từ năm 1979, tức từ khi Wahington chính thức ngừng
công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao. Trong thời gian thứ trưởng Mỹ có mặt tại
Đài Loan, Bắc Kinh hai ngày liên tiếp cho chiến đấu cơ vượt qua « đường
trung tuyến » tại eo biển, ranh giới ngầm định giữa hai bên, chưa
từng bị xâm phạm trong vòng 20 năm, cho đến đầu năm 2020.
Vì sao Bắc Kinh phản ứng dữ dội ? Mục tiêu chính chuyến đi của thứ trưởng Ngoại
Giao Mỹ là để tham gia lễ tưởng niệm cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee
Teng Hui), qua đời ngày 30/07/2020. Trong một thông cáo ra ngày 16/09, một
ngày trước chuyến công du của thứ trưởng Keith Krach, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng
định rõ, chuyến công du tưởng niệm cố tổng thống Lý Đăng Huy là nhằm « tiếp
tục các quan hệ vững chắc giữa Hoa Kỳ với Đài Loan, với nền dân chủ đầy sức sống
của Đài Loan, thông qua việc chia sẻ các giá trị chính trị và kinh tế ».
Washington dường như đã
chạm đến « lằn ranh đỏ » trong quan hệ Mỹ - Trung, bởi
hơn ai hết tổng thống Lý Đăng Huy chính là cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, người
đặt nền móng cho công cuộc hướng đến nền độc lập. Ngay vào hôm cựu tổng thống
Lý Đăng Huy qua đời, ở tuổi 97, báo chí Nhà nước Trung Quốc đã không tiếc lời
lên án người quá cố, dùng nhiều lời lẽ thậm tệ để gọi ông : « kẻ
tội đồ dân tộc » hay « kẻ đỡ đầu cho chủ nghĩa ly
khai Đài Loan ».
Tường trình của thông tín viên
Adrian Simorre từ Đài Bắc :
« Tổng thống Lý
Đăng Huy với dáng hình oai nghiêm và nụ cười rộng mở vốn rất thân thuộc với dân
chúng Đài Loan. Lý Đăng Huy là tổng thống đầu tiên của Đài Loan lên nắm quyền
qua con đường bầu cử, vào năm 1996. Vị tổng thống họ Lý chính là người chủ trì
tiến trình dân chủ hóa Đài Loan, sau 40 năm cai trị của Quốc Dân Đảng, đảng
chính trị độc quyền lãnh đạo Đài Loan cho đến thời điểm đó.
Nữ dân biểu Phạm Vân (Fan Yun), nguyên là một nhà
tranh đấu dân chủ, đã từng tiếp xúc với ông Lý Đăng Huy vào ngày đầu của nhiệm
kỳ tổng thống, nhận định : ‘‘Ông ấy là con người rất độ lượng, ông ấy đã cố
gắng thuyết phục chúng tôi hãy bảo vệ các cải cách chính trị. Khi nhìn lại lịch
sử, chúng ta thấy rằng ông ấy đã giữ lời. Các cải cách đã diễn ra trong một khoảng
thời gian rất ngắn’’.
Ông Lý Đăng Huy cũng là tổng thống Đài Loan đầu tiên
sinh tại Đài Loan. Ý thức về bản sắc này đã thúc đẩy ông dần dần hướng sang lập
trường bảo vệ nền độc lập của Đài Loan trước Trung Quốc. Nhà địa chính trị học
Pháp Stéphan Corcuff, chuyên gia về thế giới Trung Hoa, bày tỏ : ‘‘Tôi coi
ông ấy là cha đẻ của dân tộc Đài Loan, người đã kiến thiết nên bản sắc quốc
gia, người đã giúp cho mọi người thừa nhận bản sắc này, cho phép làm trỗi dậy
cuộc thảo luận về vấn đề này. Chính ông ấy là tác giả !’’.
Đây là điều mà chính quyền Bắc Kinh không bao giờ
tiêu hóa nổi. Hôm qua, truyền thông Trung Quốc đồng loạt gọi Lý Đăng Huy là ‘‘kẻ
đỡ đầu cho chủ nghĩa ly khai Đài Loan’’. Về phần mình, tổng thống Đài Loan Thái
Anh Văn, khẳng định : ‘‘Di sản tinh thần của vị tổng thống quá cố sẽ soi
đường cho nhiều thế hệ người Đài Loan’’. Tổng thống Thái Anh Văn vốn là người rất
thân cận với cố tổng thống họ Lý ».
.
Cảnh giác với Bắc Kinh: Ấn Độ
khẩn trương làm xa lộ biên giới trước mùa đông
Căng thẳng biên giới Ấn -
Trung có chiều hướng tạm lắng với thỏa thuận sơ bộ giữa ngoại trưởng hai nước
ngày 11/09/2020, bên lề hội nghị Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải tại Matxcơva. Từ đó
đến nay, đã diễn ra nhiều cuộc đàm phán nhằm thực thi thỏa thuận triệt thoái
quân đội ra khỏi vùng biên giới. Tuy nhiên, New Delhi hết sức cảnh giác trước
tham vọng lãnh thổ và chiến thuật tấn công bất ngờ của Bắc Kinh.
Theo AFP, Ấn Độ đang gấp
rút xây dựng xong nhiều xa lộ trước mùa đông năm nay, khi nhiệt độ tại nhiều
nơi xuống đến âm 40°C. Các công nhân đang hoàn thiện tuyến đường 250 km của xa
lộ chiến lược Darbuk-Shyok, nối liền thủ phủ Leh (vùng Ladakh) đến vùng biên giới
tranh chấp với Trung Quốc. Báo chí Ấn Độ cho biết, từ đây đến tháng 10, toàn bộ
cầu trên tuyến đường này sẽ được hoàn tất. Cầu có thể chịu được tải trọng của
các xe tăng T-90, nặng 70 tấn. Tuyến đường này cũng cho phép vận chuyển các tên
lửa đất đối không ra biên giới.
Trong hệ thống cơ sở hạ tầng
tại vùng chân Himalaya, đặc biệt đáng chú ý là một xa lộ ngầm trên độ cao 3.000
mét, tại bang biên giới vùng cực bắc Himachal Pradesh, giáp với Ladakh, trị giá
400 triệu đô la, dự kiến phải hoàn tất cuối tháng 9 này. Thủ tướng Narendra
Modi sẽ dự lễ khánh thành tuyến đường chiến lược. Một khi đường được thông, thời
gian di chuyển sẽ rút từ bốn giờ hiện nay xuống chỉ còn mươi phút.
Tại vùng biên giới giáp với
các khu Tân Cương, Tây Tạng (Trung Quốc), Ấn Độ sẽ phải hoàn tất tổng cộng
125 cây cầu và nhiều xa lộ ngầm tại các bang Arunachal Pradesh, Himachal
Pradesh, Sikkim và vùng Ladakh. Tổng cộng 15 xa lộ chiến lược phải hoàn thành
trước cuối năm tới.
Ngoài ý nghĩa quân sự, kế
hoạch xây dựng hạ tầng đường xá này sẽ mang lại thay đổi lớn cho đời sống dân
cư tại khu vực này, vốn bị tách rời với phần còn lại của đất nước trong nhiều
tháng mùa đông. Việc cải thiện giao thông cũng gắn liền với việc nâng cao năng
lực tự vệ của dân chúng địa phương. Lãnh đạo cảnh sát Himachal Prades cho AFP
biết là tại vùng biên giới và hậu phương, dân chúng sẽ được huấn luyện sử dụng
vũ khí, như trước đây, để tự vệ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Dân địa
phương cũng được khuyến khích theo dõi những phần tử tình nghi là gián điệp
Trung Quốc, hay sự xuất hiện của các phương tiện bay lạ, như trực thăng hay máy
bay không người lái.
.
Căng thẳng Địa Trung Hải :
Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp chọn hòa dịu
Đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ
và Hy Lạp, do tranh chấp quyền khai thác dầu khí tại vùng biển đông Địa Trung Hải,
kéo dài từ tháng 8 đến nay, tạm lắng với việc hai bên chấp nhận ngồi vào bàn đối
thoại. Cuộc đối đầu giữa hai thành viên của NATO, liên minh quân sự Bắc Đại Tây
Dương, vốn có nguy cơ bùng phát thành đụng độ vũ trang. Căng thẳng không chỉ giữa
Ankara và Athens.
Trong tranh chấp này,
Pháp đứng hẳn về phía Hy Lạp, điều tầu chiến đến khu vực đông Địa Trung Hải,
không chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ dùng sức mạnh quân sự để gây áp lực. Có thể nói
Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ là hai bên đối đầu chính trong hồ sơ tranh chấp đông Địa
Trung Hải.
Sau nhiều tuần lễ lời qua
tiếng lại, hôm 22/09 vừa qua, nguyên thủ hai nước đã có các phát biểu tại Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc, hướng đến hòa dịu. Trong phát biểu được thu âm trước,
tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recip Erdogan đề nghị tổ chức một hội nghị khu vực về
đông Địa Trung Hải : « Ưu tiên của chúng tôi là giải quyết các bất
đồng qua việc đối thoại chân thành dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và trên cơ
sở bình đẳng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không khoan thứ bất cứ biện pháp mang
tính áp đặt nào, bất cứ một hành động quấy rối, một cuộc tấn công nào ».
Về phần mình, nguyên thủ
Pháp Emmanuel Macron khẳng định con đường tốt nhất để giải quyết tranh chấp là
đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế : « Chúng tôi,
phía châu Âu chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhằm xây dựng một thỏa thuận cho việc
thiết lập một nền hòa bình ở Địa Trung Hải, rất cần có. Tuy nhiên, không thể có
một nền hòa bình như vậy, bằng các dọa nạt, bằng việc chấp nhận lô-gíc của kẻ mạnh.
Nền hòa bình này phải là hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp
tác và tôn trọng giữa các đồng minh. Các nguyên tắc này là không thể thương lượng ».
Cùng ngày, nguyên thủ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc điện đàm.
Xung đột đông Địa Trung Hải
có ý nghĩa rất hệ trọng đối với tinh thần đoàn kết của phương Tây. Do tranh chấp
tại đây, mà Liên Âu hiện không đạt được một thỏa thuận trừng phạt các quan chức
Belarus đàn áp phong trào đòi dân chủ, do quốc đảo Chypre - một trong 27 thành
viên Liên Âu, cũng là một bên tranh chấp - đặt điều kiện gắn liền việc trừng phạt
chính quyền Belarus với trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, nhiều nước
châu Âu lại hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thái độ xuống thang đối thoại. Đức và NATO
đóng vai trò chủ chốt trong các môi giới đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp.
Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du đảo Chypre, ngày 13/09, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ
xuống thang căng thẳng. Rút cục, nỗ lực phối hợp với nhiều hình thức khác nhau
của phương Tây đã khiến đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn con đường thương
lượng.
.
TT Trump không bảo đảm chuyển
giao quyền lực ôn hòa, nếu thất cử
Nước Mỹ gần 6 tuần lễ trước
bầu cử tổng thống. Thái độ của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump khiến viễn cảnh
chính trị của nước Mỹ ngày càng trở nên bất trắc. Trong một cuộc trả lời báo giới
ngày 23/09, ông Donald Trump từ chối bảo đảm chuyển giao quyền lực một cách hòa
bình, nếu thất cử. Lý do ông đưa ra là có thể có gian lận quy mô lớn, đặc
biệt trong việc bỏ phiếu qua bưu điện. Lập luận của tổng thống Mỹ ngay lập tức
bị phản đối, ngay trong hàng ngũ đảng Cộng Hòa.
Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ New
York :
« Quý vị có cam kết
sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình trong trường hợp thất bại hay
không ? Trong một nền dân chủ, việc đặt ra một câu hỏi như vậy dường như
là một chuyện phi lý, nhưng chính câu hỏi đó đã được đặt ra.
Ông Donald Trump thay vì cam kết tôn trọng kết quả bầu
cử, lại lẩn tránh vấn đề này và một lần nữa tuyên bố ông cho là sẽ có nhiều giả
mạo. Thái độ lấn lướt nói trên của tổng thống mãn nhiệm đã buộc nhiều
chính trị gia đảng Cộng Hòa phản ứng lại. Trong một phát biểu trên Twitter sáng
thứ Năm 24/09, lãnh đạo phe Cộng Hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell viết :
‘‘Người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 20/01 tới, việc bàn giao quyền lực sẽ
diễn ra trong trật tự như đã từng diễn ra cứ bốn năm một lần’’. Một số dân biểu
phe tổng thống như Liz Cheney, Marco Rubio hay Mitt Romney cũng cố trấn
an cử tri.
Tuy nhiên, trong hàng ngũ đảng Dân Chủ, nhận định của
ông Donald Trump đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Trên kênh truyền
hình MSNBC, thượng nghị sĩ Cory Booker của New York lên án tổng thống mãn nhiệm :
‘‘Tổng thống hiện nay là mối đe dọa với nền dân chủ.
Nếu ông không thể cam kết tôn trọng Hiến pháp và nguyên tắc bàn giao quyền lực
một cách hòa bình, thì ông phải từ chức. Nước Mỹ chúng ta không phải là Zimbabwe
hay Belarus. Chúng ta là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ’’.
Ngay từ năm 2016, trước cuộc bầu cử tổng thống, ứng
cử viên Donald Trump đã từ chối cam kết tôn trọng kết quả bầu cử. Ông Trump
cũng chưa bao giờ công nhận đã được ít phiếu bầu của cử tri Mỹ hơn so với đối
thủ Hillary Clinton ».
Do đại dịch Covid, ước
tính sẽ có khoảng 50 đến 70 triệu người Mỹ bỏ phiếu qua bưu điện. Trong cuộc bầu
cử năm 2016, có gần một phần tư cử tri (33 triệu) chọn bỏ phiếu bằng bưu điện.
Ngược hẳn với quan điểm của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, cho đến nay,
không một nghiên cứu nghiêm túc nào cho thấy việc giả mạo phiếu bầu có thể tác
động đến kết quả bầu cử.
Giám đốc Cục Điều tra
Liên bang (FBI), ông Christopher Wray, khẳng định, trong lịch sử Hoa Kỳ chưa
bao giờ FBI ghi nhận « một nỗ lực phối hợp ở quy mô quốc gia nhằm
giả mạo phiếu bầu, trong một cuộc bầu cử quan trọng ».
No comments:
Post a Comment