Robert Zoellick: ‘Tôi
đã phản đối Trump ngay từ đầu’
Sharanjit
Leyl
Bản tin Kinh doanh Châu Á BBC
06/09/2020
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54046799
Cựu lãnh đạo Ngân hàng Thế giới cảnh báo thế giới
có thể trông giống như năm 1900 nếu các nước không hợp tác với nhau để giải quyết
cuộc khủng hoảng hiện nay.
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/46BA/production/_114260181_whatsubject.jpg
Ông Zoellick kêu gọi
Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc trong việc tìm ra giải pháp cho đại dịch,
thay vì "qui kết tội đối với Trung Quốc".
Ông Robert Zoellick chỉ
ra rạn nứt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự phục
hồi kinh tế toàn cầu.
Ông Zoellick, một trong
những công chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ, đã cố vấn cho sáu tổng thống Mỹ trong
suốt sự nghiệp của mình.
Ông nói với BBC sự hợp
tác là "cách duy nhất để nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái".
Ông Zoellick, người cũng
từng là thứ trưởng ngoại giao Mỹ, cho biết mối quan tâm lớn nhất của ông là
căng thẳng leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
"Tôi nghĩ rằng [mối quan hệ Mỹ Trung] đang rơi
vào tình trạng rơi tự do lúc này và tôi không nghĩ rằng chúng ta biết đâu là
đáy, và đó là một tình huống rất nguy hiểm," ông nói với chương trình Bản tin Kinh doanh
Châu Á BBC.
Ông Zoellick cảnh báo rằng
"thế giới có thể trông giống thế giới năm 1900 khi các cường quốc cạnh
tranh" nếu các nước bắt đầu xa lánh toàn cầu hóa và theo đuổi các lợi ích
dân tộc chủ nghĩa.
Triển vọng gì cho việc
tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Trump: Thị trường Hong
Kong sẽ 'xuống địa ngục' vì sự kiểm soát của TQ
Khủng hoảng tài
chính
Ông Zoellick từng là chủ
tịch của Ngân hàng Thế giới từ năm 2007 đến năm 2012, những năm có cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu.
Với tư cách là người đứng
đầu tổ chức này, ông đã hợp tác chặt chẽ với Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các chính
phủ trên thế giới để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính.
"Cuộc khủng
hoảng tài chính 2008-09 là một sự kiện rất nghiêm trọng nhưng chúng tôi đã có
G20, [và] các ngân hàng trung ương cùng hợp tác. Tổng thống Bush và sau đó là Tổng
thống Obama là một phần trong các nỗ lực quốc tế cùng với [lúc đó là thủ tướng
Vương quốc Anh] Gordon Brown, "ông nói.
"Thành
thật mà nói, ngay cả Trung Quốc đã từng có một chương trình kích cầu rất mạnh
và cũng hợp tác theo nhiều cách khác nhau. Ngày nay chúng ta không có ý thức hợp
tác như vậy. "
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/94DA/production/_114260183_gettyimages-660474428.jpg
Ông Zoellick cho biết
mối quan tâm lớn nhất của ông là căng thẳng leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Trump 'sai lầm'
Người mà ông đổ lỗi cho việc gây ra nhiều thiệt hại là Tổng thống Mỹ
Donald Trump.
Ông Zoellick từng làm việc
trong giai đoạn cầm quyền của các Tổng thống trước đây của Đảng Cộng hòa George
W Bush và George H W Bush. Nhưng ông nói rõ về sự ngán ngẩm của mình đối với
đương kim tổng thống của đảng Cộng hòa.
"Tôi đã
phản đối Trump ngay từ đầu ... không chỉ vì quan điểm chính sách của ông ấy mà
còn vì những gì tôi nghĩ là sai lầm trong tính cách của ông ấy.
"Tôi đã lo lắng về những gì ông ấy sẽ làm với
các định chế và hiến pháp và chúng tôi đang thấy điều đó nảy sinh, và trong đại
dịch, chúng ta đang nhìn thấy một khía cạnh khác, đó là một câu hỏi về năng lực."
Ông Zoellick tin rằng sự
hoài nghi của Tổng thống Trump về các liên minh và chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ
đã làm tăng thêm sự lo lắng tại châu Á vào thời điểm mà quyền lực của Trung Quốc
đang bắt đầu khỏa lấp trong khu vực.
Đó là chủ đề mà ông giải
thích trong cuốn sách mới của mình, có tên Nước
Mỹ trên thế giới: Lịch sử ngoại giao và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
***
Tin liên quan
Triển vọng gì cho việc
tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Hai siêu cường kinh tế
chuẩn bị nối lại thương thảo, với thêm nhiều căng thẳng gay gắt phát sinh kể từ
sau vòng đàm phán hồi 1/2020.
16 tháng 8 năm 2020
No comments:
Post a Comment