Friday, 4 September 2020

HOA KỲ và CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI (Trà Mi)

 


Posted on September 4, 2020   

http://ec2-54-213-87-54.us-west-2.compute.amazonaws.com/2020/09/04/hoa-ky-va-chinh-sach-doi-ngoai/

 

Chính sách đối ngoại của Mỹ không thay đổi vì chính quyền thay đổi từ Cộng hòa sang Dân chủ hay ngược lại. Tất cả đều phục vụ mục đích duy nhất: an ninh và quyền lợi của nước Mỹ. Gây hấn với đồng minh, xé hiệp ước Mỹ đã ký cùng lúc làm bạn với các nước độc tài chỉ là một nét đặc thù mới có trong chính sách đối ngoại dưới thời tổng thống Donald Trump.

 

Đây là một ghi chép ngắn và tổng quát về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

 

Về chính sách đối ngoại, cử tri của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa phần lớn không khác nhau kể từ thập niên cuối thế kỷ 20. Cuộc thăm dò của Gallup vào đầu năm 2013 cho thấy sự đồng ý của cử tri ủng hộ hai đảng về các vấn đề hàng đầu, dù có một số khác biệt liên quan đến nhân quyền và hợp tác quốc tế qua các cơ quan như LHQ.

 

https://scontent-bos3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/118882670_10214211823849671_6973912626998419971_n.jpg?_nc_cat=104&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=Ct3MKX1cwe8AX-sktTe&_nc_ht=scontent-bos3-1.xx&oh=11b4da6271952aec9c58813b111be7bd&oe=5F7A2653

Nguồn: Gallup

 

Vào tháng 6 năm 2014, trong một cuộc thăm dò ý kiến, Quinnipiac đã hỏi người Mỹ họ thích chính sách đối ngoại nào hơn:

 

1.- (A) Hoa Kỳ đang làm quá nhiều ở các nước khác trên thế giới, và đã đến lúc phải làm ít đi trên toàn thế giới và tập trung nhiều hơn vào các vấn đề của chính người Mỹ ở Mỹ.

 

2.- (B) Hoa Kỳ phải tiếp tục thúc đẩy thúc đẩy dân chủ và tự do ở các nước khác trên thế giới vì những nỗ lực này làm cho đất nước của người Mỹ an toàn hơn.

 

Cử tri đảng Dân chủ đánh giá A hơn B, 65%–32%; Cử tri đảng Cộng hòa chọn A hơn B, 56%–39%; những người độc lập chọn A hơn B, 67%–29%.

 

https://scontent-bos3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/118794705_10214211838290032_660655207520559232_n.jpg?_nc_cat=108&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=IFQ6DmtAoQQAX9_JnR3&_nc_ht=scontent-bos3-1.xx&oh=dcf98dca9b895091d70de185d9c06276&oe=5F764738

Nguồn: Quinnipiac

 

.

Ngược dòng lịch sử

 

Nói cách khác đa số dân Mỹ đã không còn muốn làm “sen đầm quốc tế” và quay về ôm ấp những lý tưởng của người Mỹ về khái niệm tự trị và không can thiệp thể hiện trong Tuyên ngôn Độc lập, Diễn văn Chia tay của George Washington và Diễn văn Gettysburg của Lincoln như lời kêu gọi của những trí thức người Mỹ trong phong trào chống bành trướng (1898-1900) như Carl Schurz, cũng như lãnh đạo đảng Dân chủ William Jennings Bryan, kỹ nghệ gia Andrew Carnegie, tác giả Mark Twain và nhà xã hội học William Graham Sumner, cùng nhiều trí thức và chính khách nổi tiếng khác đã trưởng thành trong Nội chiến. (Xem Fred H. Harrington, “The Anti-Imperialist Movement in the United States, 1898-1900”, The Mississippi Valley Historical Review, Vol. 22, No. 2 (Sep., 1935), pp. 211-230, Nxb Oxford University Press).

 

https://www.biography.com/.image/ar_1:1%2Cc_fill%2Ccs_srgb%2Cfl_progressive%2Cq_auto:good%2Cw_1200/MTcwNDYyMzIzNTAzMjc3ODUy/gettyimages-1140404955.jpg

Theodore Roosevelt. Biography.com

 

Nhưng lúc đó khối chủ trương bành trướng – đa số người của đảng Cộng hòa – đã thắng thế. Ngoại trưởng John Hay, chiến lược gia hải quân Alfred T. Mahan, nghị sĩ Đảng Cộng hòa Henry Cabot Lodge, Bộ trưởng Chiến tranh Elihu Root, và một chính khách trẻ lúc bấy giờ, Theodore Roosevelt, đã tập hợp được những người theo chủ nghĩa bành trướng. Họ được những chủ báo như William Randolph Hearst và Joseph Pulitzer ủng hộ nhiệt liệt và đẩy mạnh cao trào ủng hộ trong quần chúng.

 

Ở cấp ứng cử viên tổng thống và ngoại trưởng, cả nửa thế kỷ sau năm 1850 cho thấy họ không có chuyên môn hoặc chỉ quan tâm rất ít đến chính sách ngoại giao, ngoại trừ William Seward vào những năm 1860 và James G. Blaine trong những năm 1880. Sau năm 1900, kinh nghiệm dày dặn trong Bộ Ngoại giao và ở cấp cao nhất, Roosevelt, Taft, Wilson, Hoover và các ngoại trưởng của họ là một nhóm đáng chú ý với kiến thức sâu rộng về các vấn đề quốc tế. Các cuộc bầu cử ở Mỹ hiếm khi nào thảo luận nghiêm túc về chính sách đối ngoại, trừ một số ngoại lệ vào những năm 1910, 1916, 1920 và 1940. (Xem Thomas A. Bailey, “The man in the street: The impact of American public opinion on foreign policy” (1948) và cuốn sách giáo khoa của ông, “A diplomatic history of the American people” (1974) đặc biệt chú ý đến ý kiến của quần chúng.)

 

Bất cứ khi nào khủng hoảng bùng nổ, các tờ báo và tạp chí lớn đều bình luận về những gì Washington nên làm. Giới truyền thông phần chính dựa vào một số ít các chuyên gia chính sách đối ngoại ở hai thành phố New York và Boston.

 

 

Đệ nhất Thế chiến (1914-1918)

 

https://cdn.britannica.com/89/5189-050-3F9BA8B6/Woodrow-Wilson.jpg

Woodrow Wilson. Nguồn Britanica

 

Trong Đệ nhất Thế chiến và những năm trước Đệ nhị Thế chiến chính sách đối ngoại của Mỹ phần lớn do Tổng thống Woodrow Wilson (đảng Dân chủ) quyết định; ông đã tỏ ra không mấy quan tâm đến các vấn đề đối ngoại trước khi đắc cử năm 1913. Hoa Kỳ đã can thiệp bằng quân sự vào nhiều quốc gia ở châu Mỹ Latin để bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, đặc biệt là lợi ích thương mại của cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Tổng thống Wilson cho quân đội Hoa Kỳ đổ bộ vào Mexico năm 1914, vào Haiti năm 1915, vào Dominican Republic năm 1916, ở Mexico lần thứ hai vào năm 1916, và ở Mexico vài lần nữa trước khi Wilson rời nhiệm sở, ở Cuba năm 1917, và ở Panama ở Năm 1918. Ngoài ra, trong gần như suốt thời gian Wilson điều hành chính phủ, quân đội Hoa Kỳ đã chiếm đóng Nicaragua, cài đặt một tổng thống Nicaragua mà Hoa Kỳ thích, và bảo đảm rằng nước này ký vào các hiệp ước có lợi cho Hoa Kỳ. (Xem James W. Loewen, “Lies My Teacher Told Me”, New York: The New Press, 2018, trang 16).

 

Năm 1914, khi Thế chiến thứ nhất bùng nổ, Hoa Kỳ tuyên bố trung lập và giữ vai môi giới hòa bình. Hoa Kỳ đã nhấn mạnh vào các quyền trung lập của Mỹ, gồm việc cho phép các tập đoàn tư nhân và ngân hàng bán hoặc cho vay tiền cho cả hai phe trong Thế chiến. Chính sách trung lập được những người Mỹ gốc Ireland, những người không ưa Anh Quốc, những người Mỹ gốc Đức muốn giữ trung lập, và nữ giới và giáo hội ủng hộ. Chính sách này được khối WASP (Da trắng, gốc Anh, giáo dân Tin lành) có học hậu thuẫn mạnh mẽ, và do Theodore Roosevelt (đảng Cộng hòa) lãnh đạo. Wilson khẳng định trung lập, tố cáo cả những vi phạm của Anh và Đức, đặc biệt là những vi phạm của Đức trong đó thường dân Mỹ bị thiệt mạng. (Xem Jerald A Combs, “The History of American Foreign Policy: v.1: To 1920” (2015), trang 325).

 

Sau nhiều lần tàu buôn Mỹ bị đánh chìm vào đầu năm 1917, Wilson đã yêu cầu với Quốc hội và được phép tuyên bố chiến tranh vào tháng 4 năm 1917. Ông đã vô hiệu hóa khối phản chiến bằng cách cho rằng đây là cuộc chiến với mục tiêu chính là chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến và thực sự kết thúc mọi cuộc chiến. Trong cuộc chiến này, Hoa Kỳ không chính thức liên kết với Đồng minh theo hiệp ước, nhưng hợp tác quân sự có nghĩa là đóng góp của Hoa Kỳ đã trở nên quan trọng vào giữa năm 1918. Sau thất bại của Đức trong cuộc tấn công mùa xuân, khi quân Mỹ đổ bộ vào Pháp với tốc độ 10.000 người mỗi ngày, quân Đức rơi vào tình thế vô vọng và do đó đã đầu hàng. Cùng với tuyên bố Mười bốn điểm của Wilson vào tháng 1 năm 1918, Hoa Kỳ đã có sáng kiến về mọi mặt quân sự, ngoại giao và quan hệ công chúng. Chủ nghĩa Wilsonianism – lý tưởng của Wilson – đã trở thành niềm hy vọng của thế giới, kể cả  thường dân nước Đức. (Xem  John Milton Cooper, “Woodrow Wilson” (2009) Chương 17–19).

 

VIDEO : http://ec2-54-213-87-54.us-west-2.compute.amazonaws.com/2020/09/04/hoa-ky-va-chinh-sach-doi-ngoai/

 

Các tổng thống của Đảng Cộng hòa, Warren Harding (đảng Cộng hòa), Calvin Coolidge (đảng Cộng hòa) và Herbert Hoover (đảng Cộng hòa), đã tránh không liên minh chính trị với bất kỳ ai khác. Họ chỉ nhúng tay can thiệp một cách quy mô vào những vấn đề bồi thường và giải giới, đồng thời có rất ít liên hệ với Hội Quốc Liên. Sử gia Jerald Combs cho rằng những chính quyền đó không có cách nào quay lại chủ nghĩa biệt lập ở thế kỷ 19. Những nhân vật lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng hòa, kể cả Elihu Root, Charles Evans Hughes, và chính Hoover, là những người Cấp tiến, đã chấp nhận phần lớn chủ nghĩa quốc tế của Wilson.  Họ đã tìm cách dùng ảnh hưởng chính trị và sức mạnh kinh tế của Mỹ để yêu cầu các chính phủ châu Âu trung hòa hóa những điều khoản của hiệp ước hòa bình Versailles, khiến người châu Âu giải quyết các cuộc tranh cãi của họ một cách ổn thỏa, đạt được những thỏa thuận giải giới, và củng cố nền kinh tế tư bản châu Âu để mang lại sự thịnh vượng cho họ và các đối tác thương mại của họ ở Mỹ. (Xem Jerald A. Combs, “The History of American Foreign Policy from 1895” (4th ed. 2012) Tập 2 trang 124).

 

 

Đệ nhị thế chiến (1939-1945)

 

https://static.independent.co.uk/s3fs-public/thumbnails/image/2009/01/16/17/114104.bin?width=640

Franklin D Roosevelt. Nguồn: The Independent

 

Ứng xử tương tự trong chiến tranh thế giới thứ nhất lập lại trong Đệ nhị thế chiến: chiến tranh giữa những cường quốc châu Âu, các cuộc phong tỏa, chính sách trung lập chính thức của Hoa Kỳ, nhưng lần này Tổng thống Franklin Roosevelt cố gắng tránh tất cả những sai lầm của Wilson. Chính sách của Mỹ, căn bản có lợi cho Anh và các đồng minh của Anh, và Mỹ bị cuốn vào cuộc chiến. Không giống như các khoản cho vay trong Thế chiến thứ nhất, Hoa Kỳ đã viện trợ quân sự và kinh tế một cách quy mô cho đồng minh. Kỹ nghệ Mỹ bành trướng đáng kể để sản xuất vật liệu chiến tranh. Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến thứ hai chống lại Đức, Nhật Bản và Ý vào tháng 12 năm 1941, sau cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng.

 

VIDEO :  http://ec2-54-213-87-54.us-west-2.compute.amazonaws.com/2020/09/04/hoa-ky-va-chinh-sach-doi-ngoai/

 

Lần này, Hoa Kỳ là thành viên chính thức của Đồng minh trong Thế chiến II, chứ không chỉ là một “cộng sự viên” như trong Thế chiến thứ nhất. Trong Đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ đã tham chiến ở cả hai mặt trận Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Sau chiến tranh và với sự sụp đổ của các đối thủ của Mỹ ở châu Âu và châu Á, Hoa Kỳ bỗng thấy mình ở một vị trí hùng mạnh độc nhất vô nhị nhờ sức mạnh kinh tế và quân sự khổng lồ.

 

 

Hòa bình hậu chiến

 

Sau năm 1945, chủ nghĩa biệt lập đặc trưng cho thời đại giữa 2 Thế chiến đã kết thúc một cách tốt đẹp. Chính sách của Franklin Roosevelt là thành lập một tổ chức quốc tế mới hiệu quả hơn nhiều so với Hội Quốc Liên cũ và tránh được những sai sót của nó. Roosevelt đã thành công góp tay vào sự hình thành  Liên Hiệp Quốc.

 

Hoa Kỳ là lực lượng chính trong việc thành lập Liên Hiệp Quốc vào năm 1945, tổ chức cuộc họp của 50 quốc gia tại San Francisco. Để tránh các cuộc tranh luận gay gắt vào năm 1919, lú đó không ai có quyền phủ quyết, Mỹ và Liên Xô, cũng như Anh, Pháp và Trung Hoa trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với quyền phủ quyết. Ý tưởng thành lập LHQ là để thúc đẩy hòa bình thế giới bằng sự đồng thuận giữa các quốc gia, với các hoạt động tẩy chay, trừng phạt và thậm chí cả sức mạnh quân sự do Hội đồng Bảo an thực hiện. LHQ phụ thuộc vào các chính phủ thành viên về ngân quỹ và đã gặp khó khăn về ngân sách của mình. Năm 2009, ngân sách 5 tỷ đô la được tài trợ bằng cách sử dụng một công thức phức tạp dựa trên GDP; Hoa Kỳ đóng góp 20% trong năm 2009. Tuy nhiên, viễn cảnh hòa bình của LHQ nhanh chóng bị đe dọa khi cấu trúc quốc tế được tái cân bằng với việc phát triển và thí nghiệm vũ khí hạch tâm của các cường quốc và ngay cả nhưng nước nhỏ như Bắc Hàn và Iran.

 

 

Chiến tranh lạnh (1947–1991)

 

Từ cuối những năm 1940 cho đến năm 1991, các vấn đề thế giới bị Chiến tranh Lạnh chi phối. Hoa Kỳ và đồng minh phải đối đầu với Liên Xô và đồng minh. Không có chiến tranh quy ước, thay vào đó là vô số cuộc chiến ở nhiều  khu vực cũng như mối đe dọa ngày càng cao của một cuộc chiến tranh hạch tâm thảm khốc.

 

Năm 1948, Hoa Kỳ ban hành Kế hoạch Marshall, viện trợ tái thiết 13 tỷ đô la Mỹ cho Tây Âu – gồm cả Đức. Stalin phủ quyết mọi sự tham gia của các quốc gia Đông Âu. Còn có một chương trình viện trợ tương tự của Hoa Kỳ nhằm khôi phục nền kinh tế Nhật Bản. Hoa Kỳ tích cực đi tìm đồng minh, và viện trợ cho họ bằng nhưng chương trình “viện trợ nước ngoài” về kinh tế và quân sự, cũng như yểm trợ về ngoại giao. Sáng kiến ngoại giao chính là việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào năm 1949, cam kết Hoa Kỳ sẽ có thể dùng vũ khí hạch tâm để bảo vệ  Tây Âu, tham gia xây dựng quân đội dưới sự giám sát của NATO. Kết quả là hòa bình ở châu Âu, cùng với nỗi lo âu về một cuộc xâm lược của Liên Xô và sự phụ thuộc vào sự bảo vệ của Mỹ. Trong những năm 1950, Hoa Kỳ phát triển một số liên minh khu vực ít thành công hơn, chẳng hạn như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO). Chiến tranh kinh tế và tuyên truyền chống lại thế giới cộng sản là một số dụng cụ trong thùng đồ nghề của Mỹ. Hoa Kỳ lập một mạng lưới các căn cứ quân sự trên toàn thế giới cho Lục quân, Hải quân và Không quân, với lực lượng dự phòng lớn đóng tại Đức, Nhật Bản và Nam Hàn Quốc. (Xem Kent E. Calder, “Embattled garrisons: Comparative base politics and American globalism” (2010).)

 

VIDEO :

Why does the US have 800 military bases around the world?

Tại sao Mỹ có 800 căn cứ quân sự trên thế giới? Nguồn Vox/YiouTube

https://www.youtube.com/watch?v=gU8rQWh_qtc&feature=emb_logo

 

Hầu hết các quốc gia liên kết hoặc với phương Tây hoặc phương Đông, nhưng sau năm 1960, Liên Xô đã tuyệt giao với Trung Hoa khi phong trào Cộng sản trên toàn thế giới chia rẽ. Một số quốc gia, chẳng hạn như Ấn Độ và Nam Tư, cố gắng giữ vị trí trung lập. Từ chối tấn công  các nước Cộng sản bằng vũ lực vì nó có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạch tâm, Washington đã phát triển một chiến lược mới gọi là ngăn chặn (be bờ) để chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản. Chính sách be bờ được chuyên gia ngoại giao Hoa Kỳ George Kennan phác họa và đề xướng vào năm 1947. Kennan mô tả Liên Xô là một cường quốc hiếu chiến, chống phương Tây và cần phải được ngăn chặn; Đây là một đặc điểm sẽ định hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong nhiều chục năm sau đó. Khái niệm be bờ để đối phó với sự xâm lược của Liên Xô bằng vũ lực ở bất cứ nơi nào nó xảy ra trong khi không phải sử dụng đến vũ khí hạch tâm. Chính sách be bờ của Mỹ đã tạo ra một thế giới lưỡng cực, tổng cộng bằng không, trong đó những xung đột ý thức hệ giữa Liên Xô và Hoa Kỳ chi phối địa chính trị. Do sự đối kháng của cả hai bên và việc mọi quốc gia đền muốn có an ninh, một cuộc cạnh tranh căng thẳng trên toàn thế giới đã phát triển giữa Liên Xô và Hoa Kỳ khi chính phủ của hai nước đều muốn giành quyền tối cao toàn cầu về mặt quân sự, văn hóa và ảnh hưởng.

 

Đặc điểm của Chiến tranh Lạnh là không có các cuộc chiến toàn cầu mà chỉ có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm ở nhiều khu vực trên thế giới, kéo dài dai dẳng, thường diễn ra giữa các quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ và Liên Xô. Mỹ cũng can thiệp vào công việc của các nước khác với một số hoạt động bí mật.

 

Trong Chiến tranh Lạnh, chính sách Be bờ đã tìm cách ngăn chặn sự bành trướng của Liên Xô, dẫn đến việc Hoa Kỳ và các đồng minh tham gia trong Chiến tranh Đại Hàn (1950–1953) và đi vào bế tắc. Thậm chí lâu hơn và thảm khốc hơn là Chiến tranh Việt Nam (1963–1975) qua những chính quyền thuộc đảng Dân chủ (Kennedy, Johnson) đến Cộng Hòa (Nixon, Ford).

 

https://www-tc.pbs.org/wgbh/americanexperience/media/__sized__/canonical_images/collection/Vietnam_War_collection_image_2800x1575-resize-1200x0-50.jpg

Chiến tranh Việt Nam. Nguồn PBS

 

Dưới thời Jimmy Carter (đảng Dân chủ), Hoa Kỳ và các đồng minh Ả Rập  đã thành công trong việc tạo ra một thảm họa giống như vũng lầy của Mỹ ở Việt Nam cho Liên Xô bằng cách hỗ trợ các lực lượng Mujahideen chống Liên Xô ở Afghanistan (Chiến dịch Cyclone) (Xem  Mark Galeotti, “Afghanistan: The Soviet Union’s Last War” (2001).)

 

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/91/President_Reagan_poses_with_Mikhail_Gorbachev_by_the_piece_of_the_Berlin_Wall_at_Library.jpg/399px-President_Reagan_poses_with_Mikhail_Gorbachev_by_the_piece_of_the_Berlin_Wall_at_Library.jpg

Tổng thống Ronald Reagan và Mikhail Gorbachev trước một mảng tường kỷ niệm của bức tường Bá Linh (đã sụp đổ), April 12, 1990 tại thư viện Tổng thống Reagan.
Nguồn: ]
Ronald Reagan Presidential Library

 

Ronald Reagan (1981-1989) không chấp nhận chính sác cống chung hòa bình và be bờ, và ông tuyên bố mục tiêu là giành lấy chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, bằng cách tiêu diệt mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô, tố cáo Moscow là “Đế quốc xấu xa”. Hành động chính của Reagan là gia tăng chi tiêu quân sự và đầu tư lớn vào vũ khí kỹ thuật cao mà Liên Xô, với hệ thống máy tính thô sơ của họ, không thể sánh kịp. Sau những trận chiến chính trị dữ dội ở trong nước và ở Tây Âu, Reagan đã thành công trong việc đặt hỏa tiễn đạn đạo tầm trung ở Tây Âu, nhằm vào Liên Xô. Trong hai nhiệm kỳ của Reagan, chi tiêu quốc phòng tổng cộng khoảng 2 nghìn tỷ đô la, nhưng ngay cả như vậy nó vẫn là một tỷ lệ thấp hơn của ngân sách liên bang hoặc tính theo GDP, trước năm 1976.

 

Ngoài ra còn có các vụ bán vũ khí lớn để lôi kéo đồng minh. Đáng chú ý nhất là vào năm 1981, một vụ bán vũ khí trị giá 8,5 tỷ đô la cho Saudi Arabia gồm máy bay, xe tăng và Hệ thống kiểm soát và cảnh cáo trên không (AWACS). Israel phản đối, vì AWACS sẽ làm suy yếu khả năng tấn công chiến lược của họ. Để xoa dịu Israel và hành lang quyền lực của nước này ở Washington, Mỹ đã hứa cung cấp thêm cho Israel  một phi đội F-15, một khoản cho vay 600 triệu USD và cho phép xuất cảng máy bay chiến đấu Kfir do Israel sản xuất cho quân đội ở các nước châu Mỹ Latin.

 

Hoa Kỳ và NATO đã thắng Chiến tranh Lạnh, và Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới.

 

Reagan muốn khôi phục sức mạnh của Mỹ và đánh bại kẻ thù Liên Xô, và tất cả đã trở thành sự thật ngay sau khi ông rời nhiệm sở. Tuy nhiên, ông không quan tâm đến tiểu tiết và để các nhân viên cấp cao, và đôi khi là nhân viên cấp thấp đưa ra các quyết định cấp tổng thống. Nói chung, giới sử gia và học giả tổng thống đã đánh giá cao Reagan về những chính sách đối ngoại. Năm 2017, một cuộc khảo sát của C-SPAN với các học giả – hầu hết đều phản đối các chính sách cụ thể của ông – đã xếp Reagan hạng thứ chín về quan hệ quốc tế trong khả năng lãnh đạo so với tất cả 42 tổng thống (Xem “C-SPAN 2017 Survey of Presidential Leadership”, C-SPAN 2017, https://bit.ly/31W0sqi).

 

George H. W. Bush (1989-1993). Không giống như Reagan, Bush xem nhẹ tầm nhìn và quan tâm đến việc điều hành quốc sự thận trọng và cẩn thận. Các cố vấn chính sách đối ngoại chính của ông là Ngoại trưởng James Baker và Lawrence Eagleburger, và Cố vấn An ninh Quốc gia Brent Scowcroft. Bush bước vào nhiệm kỳ tổng thống với một danh sách dài những thành công trong các công tác đối ngoại, gồm cả vai trò đại sứ  Mỹ tại Trung Hoa và tại Liên Hiệp Quốc, giám đốc CIA và các chuyến thăm chính thức tới 65 quốc gia với tư cách phó tổng thống. (Xem  John Dumbrell, “American Foreign Policy: Carter to Clinton” (1997) trang 129-177).

 

 

Hậu Chiến tranh Lạnh: 1992 đến nay

 

Với sự tan rã của Liên Xô, Nga không còn là một mối đe dọa và Chiến tranh Lạnh kết thúc. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục liên minh và NATO đã phát triển nhanh chóng, hiện gồm có  hầu hết các nước Đông Âu. Những thách đố mới trở thành trọng tâm của sự chú ý của thế giới, chẳng hạn như khủng bố và biến đổi khí hậu.  Sau Chiến tranh vùng Vịnh thành công năm 1991, nhiều học giả, chẳng hạn như Zbigniew Brzezinski, cho rằng việc thiếu một tầm nhìn chiến lược mới cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đã đánh mất nhiều cơ hội cho chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong suốt những năm 1990, Hoa Kỳ phần lớn cắt giảm ngân sách chính sách đối ngoại cũng như ngân sách quốc phòng thời Chiến tranh lạnh – đã lên tới 6,5% GDP – trong khi tập trung vào sự thịnh vượng kinh tế trong nước dưới thời Tổng thống Clinton. Ông đã thành công trong việc đạt thặng dư ngân sách trong năm 1999 và 2000. Hoa Kỳ vẫn giữ vai trò là người gìn giữ hòa bình của LHQ trong các cuộc chiến tranh chấp sắc tộc ở Nam Tư cũ.

 

https://assets.bwbx.io/images/users/iqjWHBFdfxIU/iRxR3whNZ.tI/v0/1000x-1.jpg

Thặng dư Ngân sách của đảng Dân chủ: chuyện quá khứ (và có thể là chuyện của tương lai). Ảnh: George Bridges/AFP/Getty Images

 

 

Cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu

 

Mười năm thịnh vượng kinh tế kết thúc với vụ khủng bố tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở Thành phố New York. Cuộc tấn công bất ngờ của quân khủng bố thuộc tổ chức cực đoan Al-Qaeda đã là một quốc tang cho Mỹ và thay đổi mô hình chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Sự tập trung vào sự thịnh vượng trong nước trong những năm 1990 đã nhường chỗ cho khuynh hướng hành động đơn phương dưới thời Tổng thống George W. Bush để chống lại những khuynh hướng ngày càng tăng của chủ nghĩa khủng bố chính thống ở Trung Đông. Hoa Kỳ tuyên bố Chiến tranh chống khủng bố. Chính sách này đã chi phối chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong mười năm qua khi Hoa Kỳ khởi động hai cuộc chiến ở Trung Đông, ở Afghanistan và Iraq. Mặc dù cả hai cuộc chiến đều được sự ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là cuộc chiến ở Afghanistan, quy mô và thời gian của cuộc chiến đã làm đồng minh của Mỹ bớt hăng say. Hơn nữa, khi không tìm được bất kỳ vũ khí giết người hàng loạt nào sau cuộc xâm lăng Iraq, toàn thế giới hoài nghi rằng Mỹ khai chiến để ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố, và cuộc chiến ở Iraq đã gây ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng về quan hệ công chúng về hình ảnh của một nước Hoa Kỳ. “Học thuyết Bush” đã thay đổi chính sách ngoại giao và an ninh theo hướng tối đa hóa sự phổ biến của các thể chế chính trị tự do và các giá trị dân chủ. Chính sách này đã được gọi là “chủ nghĩa hiện thực dân chủ”, “chủ nghĩa tự do an ninh quốc gia”, “chủ nghĩa toàn cầu dân chủ” hoặc “chủ nghĩa phổ quát cứu thế”. Chính sách này đã giúp mở màn cho những biến động dân chủ ở Trung Đông. (Xem Jonathan Monten, “The Roots of the Bush Doctrine: Power, Nationalism, and Democracy Promotion in U.S. Strategy”,  International Security 29#4 (2005), trang 112–156, JSTOR Archived 2018-08-29.)

 

https://www.aljazeera.com/mritems/Images/2019/3/18/6f079bdc3882474b9d2b65a9c5206775_18.jpg

Tổng thống George W. Bush phát biểu trước các binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ tại Fort Hood, Texas về việc có thể tấn công vào Iraq vào tháng 1 năm 2003. Ảnh: Jeff Mitchell/Reuters

 

Thế giới đã thay đổi từ lưỡng cực sang đa cực. Trong khi Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc về kinh tế và quân sự, các quốc gia đang lên như Trung Hoa, Ấn Độ và Brazil cũng như Nga đã thách thức sự thống trị của Hoa Kỳ. Giới phân tích chính sách đối ngoại như Nina Hachigian cho rằng sáu cường quốc mới nổi có cùng mối quan tâm: thương mại tự do, tăng trưởng kinh tế, đề phòng khủng bố, nỗ lực ngăn chặn phổ biến vũ khí hạch tâm. Và nếu họ có thể tránh được chiến tranh thì những thập kỷ sắp tới có thể có hòa bình và hiệu quả với điều kiện là không có sự hiểu lầm hoặc cạnh tranh nguy hiểm. (Xem Mona Sutphen và Nina Hachigian, “The Next American Century: How the U.S. Can Thrive as Other Powers Rise”, Simon & Schuster (Feb. 16, 2010))

 

Trong cuộc phỏng vấn chính thức trên truyền hình đầu tiên trong cương vị tổng thống, Barack Obama đã phát biểu với thế giới Hồi giáo qua mạng truyền hình vệ tinh tiếng Ả Rập và bày tỏ cam kết chỉnh sửa những mối quan hệ đã xấu đi dưới thời chính quyền trước. (Xem Schemm, Paul. “Obama tells Arabic network US is ‘not your enemy’”. Yahoo! News. Associated Press. 30 January 2009.) Vẫn trong thời Obama, chính sách đối ngoại của Mỹ tiếp tục gây khó chịu cho thế giới Hồi giáo, gồm cả một trong những đồng minh chính của Mỹ là Pakistan.

 

https://imengine.prod.srp.navigacloud.com/?uuid=310C3EC5-4C96-4D55-B682-8FF86390CAC1&type=primary&q=72&width=768

Hình chụp lại màn ảnh trong một đoạn video do Al-Arabiya cung cấp, Tổng thống Barack Obama được mạng cáp Al-Arabiya ở Dubai phỏng vấn tại Washington vào thứ Hai ngày 1 tháng 1. 26, 2009. Đây là cuộc phỏng vấn truyền hình chính thức đầu tiên của Obama trên cương vị tổng thống được đưa ra cho một mạng truyền hình cáp Ả Rập. Ảnh AP/ Al-Arabiya

 

Nhưng đối với Hoa Kỳ các vấn đề nghiêm trọng vẫn còn. Trung Đông tiếp tục có hận thù tôn giáo và sự phẫn nộ của người Ả Rập đối với Israel. Lập trường của Hoa Kỳ là nguy cơ  vũ khí hạch tâm ngày càng rõ ràng hơn với các quốc gia như Iran và Bắc Hàn công khai làm chao đảo cộng đồng quốc tế bằng cách kiên quyết chế tạo vũ khí hạch tâm. Các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu, đòi hỏi nhiều chính phủ phải cùng nhau làm việc  tìm giải pháp đôi khi khó khăn, sinh ra những thách thức ngoại giao khó khăn khác. (Xem Hermann E. Ott, “Climate Change: An Important Foreign Policy Issue”, International Affairs (Royal Institute of International Affairs 1944-), Tập 77, Số. 2 (Apr., 2001), trang. 277-296, Oxford University Press).

 

VIDEO :

President Obama on Death of Osama bin Laden

https://www.youtube.com/watch?v=ZNYmK19-d0U&feature=emb_logo

Tổng thống Barack Obama công bố một đơn vị SEALS Hoa kỳ đã bắt và tiêu diệt trùm khủng bố Al–Qaeda, Bin ladenn ngày 1 tháng 5 năm 2011. Nguồn Tòa Bạch Ốc/Chính phủ Mỹ

 

Một cái nhìn sâu hơn về suy nghĩ gần đây trong Bộ Ngoại giao đã được phổ biến vào tháng 11 năm 2010 và những tháng tiếp theo với việc WikiLeaks công bố nhưng điện tín ngoại giao của  Hoa Kỳ.

 

 

Những định hướng mới dưới thời Tổng thống Trump (2017 đến nay)

 

Ngoại trưởng đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là Rex Tillerson. một giám đốc điều hành công ty phi chính trị, đã không đồng ý với Trump về nhiều vấn đề chính sách, và mang tiếng là một người lãnh đạo Bộ Ngoại giao rất kém. Ông bị Tòa Bạch Ốc phớt lờ và cuối cùng đã bị tổng thống Trump sa thải. Trump chỉ định Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Pompeo thay thế Rex Tillerson vào tháng 4 năm 2018.

 

https://media2.s-nbcnews.com/i/newscms/2019_09/2584371/181001-kim-trump-mc-1522_c7c8fb1395fc53bdece6c8af2257617a.JPG

Trump nói rằng ông và Kim Jong Un của Bắc Hàn ‘yêu nhau.’ Ảnh hai người tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa, Singapore vào ngày 12 tháng 6 năm 2018. Nguồn: Kevin Lim / Reuters file

 

Chính sách đối ngoại của Trump đã gây nhiều tranh cãi. Ông rút Hoa Kỳ ra khỏi nhiều thỏa thuận do Tổng thống Obama ký kết, kể cả thỏa thuận thương mại 12 quốc gia được gọi là “Đối tác xuyên Thái Bình Dương”, hiệp định khí hậu quốc tế Paris, và Kế hoạch Hành động Toàn diện chung nhằm hạn chế sự phát triển vũ khí hạch tâm của Iran. Ông đánh thuế nhập cảng trên hàng hóa của Canada, Mexico (bất chấp Hiệp ức NAFTA), châu Âu và các quốc gia khác, và mở ra một cuộc chiến thương mại leo thang với Trung Hoa.. Mối quan hệ với nhân vật độc tài Kim Jong-un của Bác Hàn dao động giữa thái độ thù địch và tình bạn thân thiết. Trump đã nhiều lần cố gắng ngăn chận số người Hồi giáo và người Mexico di cư vào Hoa Kỳ, cũng như những người xin tị nạn từ châu Mỹ Latin. Trump đã hết mình ủng hộ Saudi Arabia và Israel, đồng thời phản đối gay gắt Chính phủ Iran và Venezuela. Cộng đồng doanh nghiệp, thường chấp thuận các chính sách thuế nội địa và bãi bỏ quy định của ông, đã hết sức phản đối Trump về những chính sách thương mại bảo hộ, đặc biệt là cuộc chiến thương mại với Trung Hoa.

 

Richard Haass lập luận rằng chính quyền Trump đã đảo lộn nhiều vị trí chủ chốt của Mỹ:

 

Sự ủng hộ đối với đồng minh, ủng hộ thương mại tự do, lo ngại về biến đổi khí hậu, ủng hộ dân chủ và nhân quyền, vai trò lãnh đạo của Mỹ – những nguyên tắc cơ bản này và những nguyên lý khác trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã được đặt thành vấn đề và đã hơn một lần bị bác bỏ.

Richard Haass, “A World in Disarray: American Foreign Policy and the Crisis of the Old Order” (2018), trang 312

 

Kết luận

 

Tóm lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thay đổi theo thời gian, theo mỗi giai đoạn lịch sử thế giới  khác nhau; nó đã từng là một chính sách không can thiệp, không đồng minh, phi liên kết hay ngay cả không có một chính sách ngoại giao. Mỹ thay đổi chính sách đối ngoại khi bị thiệt hại, như đã thấy trong hai Thế chiến. Từ một chính sách biệt lập, Mỹ trở thành “sen đầm thế giới” sau hai cuộc thế chiến và trong thời Chiến tranh lạnh, rồi làm anh hùng quảng bá dân chủ tự do khắp nơi bằng mọi phương tiện từ viện trợ tài chính, kỹ thuật, thực phẩm đến những hoạt dộng ngầm như dạy tổ chức biểu tình, cách tuyên truyền, giúp đảo chánh, ám sát, cài đặt lãnh đạo quốc gia ủng hộ Hoa Kỳ. Rồi Mỹ lại lãnh đạo chính sách chống khủng bố toàn cầu sau khi bị Al-Qaeda tấn công ngày 11 tháng 9, 2011. Hợp tác với đồng minh và thế giới hay tự cô lập, phi lên kết đều là một phần của chính sách dối ngoại Hoa Kỳ tùy theo tình hình trước mắt không ngoài mục đích bảo vệ an ninh và lợi ích cốt lõi của Mỹ, bất kỳ ở đâu, trong nội địa hay trên toàn cầu.

 

Chính sách đối ngoại của Mỹ không thay đổi vì chính quyền thay đổi từ Cộng hòa sang Dân chủ hay ngược lại. Tất cả đều phục vụ mục đích duy nhất: an ninh và quyền lợi của nước Mỹ. Gây hấn với đồng minh, xé hiệp ước Mỹ đã ký cùng lúc làm bạn với các nước độc tài chỉ là một nét đặc thù mới có trong chính sách đối ngoại dưới thời tổng thống Donald John Trump.

 

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


 

Nguồn: Bài do tác giả gởiDCVOnline biên tập và minh họa.

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats