Sunday, 6 September 2020

DÂN NỘI MÔNG CHỐNG VIỆC DẠY HỌC BẰNG TIẾNG TRUNG (BBC Tiếng Việt)

 


Dân Nội Mông chống việc dạy học bằng tiếng Trung

BBC Tiếng Việt

06/09/2020

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54047136

 

Chính quyền địa phương ở Nội Mông thuộc miền bắc Trung Quốc tuyên bố sẽ nỗ lực triển khai chính sách mới, theo đó áp dụng giảng dạy bằng tiếng Trung Quốc đối với các môn học cơ bản cho học sinh.

Tin cho hay cảnh sát đã ra chiến dịch truy lùng rộng khắp đối với những người biểu tình phản đối chính sách trên.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/B189/production/_114194454_gettyimages-1228281528.jpg

Một số người Mông Cổ biểu tình tại trụ sở Bộ Ngoại giao ở thủ đô Ulaanbaatar để biểu thị sự ủng hộ đối với người dân ở Nội Mông, Trung Quốc

 

Trung Quốc biện minh việc giam giữ người mẫu Uighur ở Tân Cương

 

Lộ tài liệu TQ 'tẩy não' cả dân tộc ở Tân Cương

 

Cuộc diễu binh vĩ đại của TQ ở Nội Mông

 

Bố Tiểu Lâm (Bu Xiaolin), Chủ tịch Vùng Tự trị Nội Mông, hôm thứ Ba nói trong một cuộc họp qua video rằng chính sách mới là một "sứ mệnh chính trị quan trọng", và việc triển khai thực hiện nó chính là cách để thể hiện lòng trung thành với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng giới lãnh đạo Đảng Cộng sản, SCMP tường thuật.

 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) ngay sau đó đã ra thông cáo kêu gọi chính quyền Trung Quốc đảo ngược quyết định trên.

 

Thay tiếng Mông Cổ bằng tiếng Trung

 

Người sắc tộc Mông Cổ ở miền bắc Trung Quốc đã có các cuộc phản đối hiếm hoi trước việc giới chức quyết định thay tiếng Trung Quốc cho tiếng Mông Cổ trong việc giảng dạy nơi trường học.

 

Vào lúc các trường bắt đầu kỳ học mới, hôm thứ Ba 1/9, một số phụ huynh đã giữ con cái ở nhà để phản đối chính sách trên.

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/F4F2/production/_114260726_gettyimages-1228281771.jpg

 

"Chính phủ Trung Quốc cần phải phải đảo ngược quyết định mới của mình trong việc tăng mức thay thế tiếng Mông Cổ bằng tiếng Quan Thoại thành ngôn ngữ giảng dạy tại các trường học ở Nội Mông," thông cáo ra hôm 4/9 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) nói.

 

Theo quy định mới, ba môn học chính ở vùng Nội Mông sẽ dần được dạy bằng tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ chính thức ở Trung Quốc.

 

Vùng Tự trị Nội Mông là nơi có 4,2 triệu người sắc tộc Mông Cổ sinh sống, chiếm khoảng 17% dân số của toàn vùng này, theo kết quả điều tra dân số năm 2010.

 

Nhiều người coi quy định mới việc đe dọa tới bản sắc văn hóa Mông Cổ của họ.

 

Trong thời gian cuối tuần trước, tại một số thành phố, nhiều học sinh và phụ huynh đã biểu tình phản đối.

 

"Ngôn ngữ của chúng tôi là tiếng Mông Cổ và quê hương của chúng tôi mãi mãi là Mông Cổ! Tiếng mẹ đẻ của chúng tôi là tiếng Mông Cổ. Chúng tôi sẽ hy sinh để bảo vệ tiếng mẹ đẻ của mình!" các học sinh hô vang trong một cuộc biểu tình gần đây, theo tường thuật của Đài Châu Á Tự do

.

Hình ảnh những người phụ nữ lăn ngón tay hoặc ký vào các thỉnh nguyện thư phản đối việc thay thế ngôn ngữ đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

 

Vì sao mọi người phản đối?

 

Từ đầu tháng này, theo chính sách mới, các trường học sẽ dần chuyển sang việc giảng dạy ba môn chính, gồm đạo đức, lịch sử, và ngữ văn tại các trường tiểu học và trung học, từ tiếng Mông Cổ sang tiếng Quan Thoại trên toàn Vùng Tự trị Nội Mông của Trung Quốc, nơi có có cộng đồng thiểu số người Mông Cổ sinh sống.

 

Trung tâm Thông tin Nhân quyền Người Mông Cổ Miền Nam (Southern Mongolian Human Rights Information Center - SMHRIC), một nhóm hoạt động có trụ sở tại New York, miêu tả tình trạng giận dữ trên toàn khu vực khi nhiều phụ huynh chỉ được biết về việc thay đổi chính sách này vào lúc các trường chuẩn bị khai giảng.

 

Nhóm này nói đã có sự đối đầu căng thẳng tại một trường học nội trú khi hàng trăm phụ huynh đòi trả lại con, gồm các em đã nhập học trước đó.

 

"Hàng trăm cảnh sát chống bạo động đã tràn tới, ngăn cản các phụ huynh, không cho họ vào khu nội trú của trường. Sau nhiều giờ đối đầu, cuối cùng các phụ huynh đã chọc thủng được rào cản của cảnh sát và xông vào đón con em mình về," nhóm này nói trong một tuyên bố.

 

Giới chức đã cảnh báo người dân tại vùng Nội Mông không được lên tiếng trên mạng xã hội. Các tin đăng về chủ đề này trên mạng tiểu blog của Trung Quốc là Weibo đều bị xóa bỏ.

 

Sự lo lắng dâng cao khiến một số phụ huynh đã giữ con em ở nhà.

 

Hôm thứ Ba, nhân viên tại một trường học thuộc hạt Naiman nói với BBC rằng chỉ có khoảng 40 học sinh đăng ký cho kỳ học này trong lúc con số thông thường là 1000 em. Sau đó, một số đã thay đổi ý định và chỉ còn khoảng 10 em theo học.

 

Họ nói các giáo viên đã được cử đến nhà học sinh để thuyết phục phụ huynh cho con em trở lại trường học. Tuy nhiện, họ nói các phụ huynh lo ngại rằng việc thay đổi ngôn ngữ trong giáo dục sẽ làm tổn hại tới ngôn ngữ của mình.

 

Vì sao Trung Quốc đưa ra chính sách mới?

 

Những người chỉ trích nói rằng chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh việc đồng hóa các sắc tộc thiểu số, bất chấp những chỉ trích quốc tế rộng khắp về cách thức nhà cầm quyền đối xử với các nhóm thiểu số, trong đó có người Uighur theo Hồi giáo ở vùng Tân Cương thuộc miền tây Trung Quốc.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/16A22/production/_114260729_gettyimages-1227799863.jpg

Có khoảng 4,2 triệu người sắc tộc Mông Cổ sinh sống tại Khu Tự trị Nội Mông

 

"Cũng như tại Tân Cương và Tây Tạng, giới chức Trung Quốc có vẻ như đang đặt những mệnh lệnh chính trị lên trên các nhu cầu giáo dục," Sophie Richardson, Giám đốc phụ trách theo dõi tình hình Trung Quốc của HRW, nói.

 

Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu nhằm phản hồi sự bất mãn gia tăng về chính sách mới này, giới chức địa phương ở vùng Nội Mông nêu tầm quan trọng của việc "củng cố giáo dục bằng ngôn ngữ quốc gia trong các khu vực thiểu số".

 

Quy định mới cũng khiến một số người tiến hành biểu tình tại thủ đô của quốc gia láng giềng, Mông Cổ.

 

Nói chuyện với BBC từ Đức, Temtsiltu Shobtsood, chủ tịch Đảng Nhân dân Nội Mông, một nhóm lưu vong, cáo buộc Trung Quốc tìm cách đè nén ngôn ngữ Mông Cổ.

 

"Cả thế giới đang nói về nhân quyền nhưng chúng tôi không được nhìn nhận đủ mức," Shobtsood nói, và nói thêm rằng việc áp đặt tiếng Quan Thoại cùng văn hóa Hán lên các cộng đồng thiểu số tại Nội Mông là một hình thức" diệt chủng văn hóa".

 

                                                 ***

Tin liên quan

 

Trung Quốc biện minh việc giam giữ người mẫu Uighur ở Tân Cương

18 tháng 8 năm 2020

 

Gallery hình ảnh : Cuộc diễu binh vĩ đại của Trung Quốc ở Nội Mông

31 tháng 7 năm 2017

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats