Bầu
cử tổng thống: Nước Mỹ trên thùng thuốc súng
Thụy My RFI - Điểm Báo
Đăng ngày: 19/09/2020 - 13:16
Không có điều khoản nào trong Hiến Pháp buộc tổng
thống mãn nhiệm phải nhìn nhận thất bại. Theo giáo sư Rosa Brooks, « Joe
Biden có thể tổ chức họp báo, còn tổng thống có khả năng huy động lực lượng
lính nhảy dù ». Và nếu Donald Trump một lần nữa chứng tỏ thăm dò lại
sai lạc, ở lại Phòng Bầu Dục thêm bốn năm ? Khó thể hình dung Not Fucking
Around Coalition buông súng.
https://s.rfi.fr/media/display/9fbae37c-fa5e-11ea-abc1-005056bff430/w:980/p:16x9/portland_03.webp
Cảnh sát Mỹ can thiệp
vào một vụ ẩu đả giữa người ủng hộ tổng thống Donald Trump và Black Lives
Matter tại Oregon, ngày 07/09/2020. © REUTERS/Carlos Barria
Chủ đề của L’Express
tuần này là tỉ phú Bill Gates và vaccin chống virus corona, L’Obs đặt vấn
đề « Các đại biểu đảng Xanh có đáng tin cậy ? »,
nhân100 ngày sau chiến thắng trong cuộc bầu cử địa phương Pháp. Đặc
biệt bầu cử tổng thống Mỹ là chủ đề chính mà các tuần báo Pháp đều quan
tâm.
Trang bìa của Le Point
đăng ảnh hai ứng cử viên với hàng tựa « Nước Mỹ trên ngọn núi lửa (và
chúng ta cũng như họ) ». Courrier International chạy tựa trang nhất « Hoa
Kỳ : Cuộc bầu cử với mọi hiểm nguy » : đất nước chia rẽ hơn
bao giờ hết.
Le Point nhận định, cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11 tới là quan trọng nhất kể
từ Đệ nhị Thế chiến cho đến nay. Bài điều tra về « một nền dân chủ đang
trong lúc khó khăn nhất » được minh họa bằng hai bức ảnh. Một bên là ông
Joe Biden đeo khẩu trang, đang quỳ gối trước một cậu bé da đen, bên kia là ông
Donald Trump không hề bịt mặt, trong một cuộc mít-tinh rầm rộ ở Bắc Carolina.
Các nhóm bán vũ trang cực tả
và cực hữu
Thông tín viên của tờ báo
trước hết nói về Not Fucking Around Coalition (NFAC, tạm dịch Liên minh chống
càn quấy), nhóm dân quân gồm các cựu binh da đen. Họ tập hợp lại ở Louisville
hôm 05/09 để « đòi công lý cho Breonna Taylor », một thanh
niên da đen 26 tuổi bị bắn chết hồi tháng Ba. Hàng mấy trăm người mặc toàn màu
đen, trang bị súng trường, diễu hành trong im lặng. Trưởng nhóm John Jay
Fitzgerald nguyên là rapper, từng đe dọa trong một cuộc biểu tình hồi
tháng Bảy: « Nếu không có được sự thật, chúng tôi sẽ đốt ra tro thành
phố khốn kiếp này ».
Cùng ngày, ở phía đối thủ,
Dylan Stevens, biệt danh Le Viking, đội chiếc nón có đôi sừng, chỉ huy 200 dân
quân cực hữu mặc đồ rằn ri, vũ trang tận răng. Họ giơ cao những lá cờ Mỹ và biểu
ngữ ủng hộ tổng thống Trump, tự nhận cho mình trách nhiệm duy trì trật tự và bảo
vệ thành phố khỏi tay NFAC.
Ngày hôm đó, hai nhóm đều
giữ một khoảng cách, không có sự cố nào xảy ra. Một phép lạ, nếu tính đến mật độ
các khẩu súng liên thanh AR-15 trên mỗi mét vuông. Hồi tháng Bảy, ba thành viên
của NFAC đã phải nhập viện vì bị trúng đạn do sơ ý.
·
Đọc thêm: Vụ George Floyd và lá bài lập lại trật tự của Donald Trump
trong bầu cử
Những cuộc biểu dương lực
lượng của các nhóm bán quân sự đã trở thành chuyện bình thường. Từ sau cái chết
của George Floyd, một người da đen bị cảnh sát đè nghẹt thở khi bắt giữ, số lượng vũ khí bán ra tăng vọt,
và các lực lượng dân quân với những cái tên Oath Keepers (Những người gìn giữ lời
thề), Proud Boys (Những chàng trai kiêu hãnh), Boogaloo Boys (Những chàng trai
Boogaloo)…chiếm lĩnh đường phố.
Bạo lực và vũ khí
Tại Portland (bang
Oregon), một ủng hộ viên của Donald Trump đã bị một người cực tả antifa
(antifasciste, chống phát-xít) bắn chết. Bốn ngày trước đó ở Kenosha (bang
Wisconsin), một thiếu niên 17 tuổi hạ sát hai người biểu tình Black Lives
Matter.
Courrier International dịch bài viết của New York Times, trong
đó một chủ cửa hàng vũ khí ở Portland cho biết từ tháng Ba đến nay đã bán ra
4,5 triệu băng đạn, khách hàng mua tất cả những gì mua được trong tiệm.
·
Đọc thêm: Nước Mỹ hỗn loạn, tổng thống Trump vẫn sẽ chiến thắng ?
Ông Brian Levin, giám đốc
Trung tâm nghiên cứu về hận thù và cực đoan ở trường đại học California cho biết,
các nhóm bán vũ trang thì trước đây vẫn có, nhưng ngày nay đông đảo hơn, bạo lực
hơn và thu hút đủ loại người.
Stewart Rhodes, thủ lãnh
nhóm Oath Keepers viết trên Twitter : « Bây giờ đã là nội chiến.
Chúng tôi cho Trump một cơ hội cuối cùng : tuyên bố đó là nổi dậy mác-xít
và phải ông có bổn phận phải đè bẹp, nếu không chúng tôi sẽ làm nhiệm vụ
đó ». Tuy nhiên điều mới mẻ là nay các nhóm cực tả như NFAC cũng vũ
trang không kém.
Cộng Hòa và Dân Chủ khó thể
dung hòa
Nước Mỹ đã từng có những
thời kỳ bạo lực, nhưng nền dân chủ vẫn đứng vững cho đến nay. Cánh tả đổ lỗi
cho ông Donald Trump, tuy nhiên theo Le Point, đương kim tổng thống Mỹ
chỉ là hậu quả chứ không phải nguyên nhân cuộc khủng hoảng.
Steven Levitsky, giáo sư
Havard đồng tác giả cuốn « Cái chết của các nền dân chủ » nhấn
mạnh, sự suy sụp của chế độ dân chủ đã bắt đầu từ lâu, trước khi Donald Trump
bước vào Nhà Trắng năm 2016. « Từ thập niên 80, đã có sự phân cực mạnh
mẽ về chính trị và chủng tộc, giống như ở Tây Ban Nha hay Đức trong thập niên
30 ».
·
Đọc thêm: Bầu cử tổng thống Mỹ : Trump đang rút ngắn khoảng cách với
Biden
Nay thì Cộng Hòa và Dân
Chủ không chỉ là hai đảng đối thủ, mà còn là kẻ thù bất cộng đới thiên của
nhau. Cử tri hoàn toàn khác biệt, từ màu da, tuổi tác, tôn giáo cho đến địa lý.
Cộng Hòa trở thành đảng
của những người da trắng lớn tuổi, theo Công giáo và sống ở miền quê ;
trong khi Dân Chủ đa số da màu, trẻ hơn, là người
thành thị. Thế nên quan điểm của
đôi bên không thể dung hòa, từ bảo hiểm y tế, môi trường, phá thai cho đến việc
đeo khẩu trang.
Căng thẳng càng tăng lên
khi người Mỹ sống trong hai thế giới truyền thông khác biệt. Tùy theo bạn coi
Fox News hay CNN, mà Donald Trump đã xử lý tốt cuộc khủng hoảng dịch tễ (hoặc
không), Joe Biden là một ông già lú lẫn (hoặc không).
Hiến Pháp khó sửa đổi nhất thế
giới
Bối cảnh này khuyến khích
các khuôn mặt dân cử địa phương không còn tôn trọng phương thức dân chủ. Lấy lý
do chống gian lận, bang Georgia xóa 560.000 tên trong danh sách cử tri. Tại
Florida, hơn 1 triệu tù nhân buộc phải đóng đủ số tiền phạt quy định trong bản
án mới được bỏ phiếu.
Đặc biệt bưu điện nay thu
hút mọi sự chú ý : do dịch corona, cử tri sẽ bầu ồ ạt bằng thư tín, nhưng
ông Trump tố cáo cách bầu này dễ bị lợi dụng. Thế nên không có gì ngạc nhiên
khi viện thăm dò Gallup cho biết 59% người Mỹ không tin vào thể thức bầu cử.
Theo nguyên tắc bất thành
văn xưa nay, người ta nhìn nhận tính chính danh của đảng đối thủ, và các nhà
lãnh đạo biết kềm chế. Nhưng nước Mỹ năm 2020 chừng như khác xa.
Bản Hiến Pháp lập ra cách
đây 230 năm liệu có thích hợp với thực tế ? Tại Thượng Viện, mỗi bang có 2
đại diện, và California với 40 triệu dân cũng chỉ có 2 thượng nghị sĩ như
Wyoming có dân số ít hơn 66 lần, như vậy những vùng thưa dân vẫn có quyền chận
lại các cải cách. Trong khi đó đến năm 2040, có 70% dân Mỹ sống tập trung trong
15 bang.
Nhưng theo tác giả
Sanford Levinson, thì Hiến Pháp Hoa Kỳ khó sửa đổi nhất thế giới vì mỗi tu
chính án phải được 3/4 tổng số các bang đồng ý.
Các kịch bản bầu cử tổng thống
Mỹ
Toàn cầu hồi hộp theo dõi
cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các mạng xã hội tràn ngập những thông điệp nảy lửa,
video cắt ghép, tin vịt…Hồi năm 2016, Nga bị điểm mặt chỉ tên về fake news, nay
có thêm Trung Quốc, Iran…tham gia. Thậm chí có dân biểu cũng tin vào thuyết âm
mưu.
·
Đọc thêm: Tình báo Mỹ : Trung Quốc không muốn ông Trump tái đắc cử
Hồi năm 2000 do rắc rối
khi kiểm phiếu ở Florida, phải chờ đến một tháng sau Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ mới
tuyên bố George W.Bush là người chiến thắng. Điều gì sẽ diễn ra vào khuya
03/11/2020 nếu kết quả sơ khởi cho thấy tổng thống đương nhiệm dẫn đầu vì cử
tri của ông Trump đích thân đến phòng phiếu, nhưng rốt cuộc Joe Biden thắng cử
sau nhiều tuần lễ kiểm số phiếu qua thư ? Ông Donald Trump rất có thể sẽ
tuyên bố chiến thắng mà không chờ kết quả chung cuộc.
Khoảng 100 chính khách,
nhà báo, luật gia của hai đảng đã tham gia sáng kiến của giáo sư luật Rosa
Brooks, đại học Georgetown, thử hình dung nhiều kịch bản khác nhau. Nói tóm tắt
là tình hình sẽ hỗn loạn, trừ phi Biden thắng lớn.
Không có điều khoản nào
trong Hiến Pháp buộc tổng thống mãn nhiệm phải nhìn nhận thất bại. Giáo sư
Brooks cho rằng nếu ê-kíp của ông Trump nhất quyết vẫn giữ quyền hành, thì khó
biết ai có thể ngăn cản được. Bà nói : « Joe Biden có thể tổ chức
họp báo, còn tổng thống có khả năng huy động lực lượng lính nhảy dù ».
Còn nếu Donald Trump một
lần nữa chứng tỏ thăm dò lại sai lạc, ở lại Phòng Bầu Dục thêm bốn năm ?
Khó thể hình dung Not Fucking Around Coalition buông súng.
« Sủa nhiều nhưng cắn chẳng
bao nhiêu »
Tuy nhiên nhà chính trị học
Yascha Mounk khi trả lời phỏng vấn của Le Point có cái nhìn lạc quan hơn
đôi chút.
Ông tin chắc rằng Donald
Trump sẽ bác bỏ kết quả nếu thất bại. Ngay hồi năm 2016 khi đã đắc cử nhờ số đại
cử tri, Trump vẫn không chấp nhận thực tế là bà Clinton được nhiều phiếu phổ
thông hơn. Nhưng theo Yascha Mounk, Trump hơi giống như một chú chó con, sủa nhặng
xị nhưng cắn chẳng bao nhiêu. Trump sẽ lên Twitter nói rằng ông đã thắng, rằng
cuộc bầu cử đã bị gian lận, nhưng nếu tư pháp công nhận kết quả thì ông Trump
không có cách nào khác.
Trả lời câu hỏi phải
chăng dù là Trump hay Biden, tổng thống tương lai sẽ phải lãnh đạo một Mỹ quốc
chia rẽ hơn bao giờ hết, nhà chính trị học cho rằng « Có một cuộc nội
chiến về văn hóa trong giới tinh hoa nước Mỹ ». Các chính khách tả
cũng như hữu có quan điểm đối kháng trên tất cả mọi lãnh vực, họ đang đùa với lửa.
Liệu nước Mỹ có thể trở
thành một nền dân chủ không tự do như Hungary ? Theo Yascha Mounk, Hoa Kỳ
là một Nhà nước liên bang, Donald Trump không thể tung hoành như Viktor Orban -
đã làm suy yếu toàn bộ hệ thống.
Ông dẫn ra học thuyết của
Francis Fukuyama, trong đó khẳng định hai điều. Trước tiên, không có gì thay thế
được dân chủ tự do. Thế kỷ 20 cho thấy cả chế độ phát-xít lẫn cộng sản hay độc
tài thần quyền kiểu Iran, độc tài quân sự đều không thể sánh được với chế độ tự
do dân chủ. Thứ hai, đây là thể chế tốt nhất để giải quyết các vấn đề nội bộ và
được người dân ủng hộ. Ông Mounk không đồng ý với giáo sư Fukuyama ở điểm này,
vì ngay cả một nền dân chủ lớn như Mỹ cũng không thật vững chải như người ta tưởng.
Thế giới thời « Trump đệ
nhị »
Nhà báo Pierre Haski trên
L’Obs hình dung ra « Thế giới dưới chế độ Trump đệ nhị ». Nếu
ngày 20/01/2021, chính là Donald John Trump chứ không phải Joseph Robinette
Biden Jr. tuyên thệ nhậm chức, thì thế giới sẽ ra sao bốn năm sau đó ? Cần
phải chuẩn bị tinh thần ngay từ bây giờ.
Đã hẳn năm 2017 Donald
Trump không gây ra thảm họa như nhiều người dự báo, nhưng đã làm xáo động trật
tự quốc tế : rút khỏi hiệp định khí hậu Paris, hiệp ước Vienna về nguyên tử
Iran, Tổ chức Y tế Thế giới… Đành rằng Trump không phải là người chịu trách nhiệm
duy nhất về tình trạng xói mòn chủ nghĩa đa phương, nhưng sức nặng của Hoa Kỳ
là quan trọng.
Khó có việc thái độ của
« Trump đệ nhị » đổi khác nhiều so với « Trump đệ nhất »,
và một trong những mục tiêu mới có thể là NATO. Nếu Mỹ rút khỏi NATO, có thể tạo
ra cú sốc cho châu Âu vốn không sẵn sàng đóng vai trò đại cường quân sự.
Điều duy nhất có thể chắc
chắn trong nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump, là Hoa Kỳ từ "sen đầm quốc tế"
sẽ chuyển thành siêu cường ích kỷ. Mặt tốt là không còn chiến tranh liên miên,
nhưng thế giới có nguy cơ trở thành rừng hoang phi luật lệ. Tuần báo cánh tả kết
luận, nếu ông Trump tái đắc cử, cần phải « siết chặt thắt lưng an toàn,
sẽ rung chuyển nhiều đấy ! »
No comments:
Post a Comment