Quản lý đất đai : tâm lý lãnh đạo chưa vượt ra khỏi lũy tre
làng
20/08/2020
Người chủ sở hữu – người đại diện, và ông chủ cả
Trần Vang, VNTB, 20/08/2020
"Đất đai, tài nguyên
nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên
nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
https://live.staticflickr.com/65535/50249686562_929c26734e.jpg
Những chủ sở hữu đất
và ông chủ cả
Điều 53, Hiến pháp 2013
có quy định như trên về vấn đề quyền sở hữu đất đai.
Luật Đất đai 2013, Điều
2.1 ghi "Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ
sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về đất
đai".
Như vậy, phải chăng quyền
và nghĩa vụ của "người chủ sở hữu" và "người đại diện" là đồng
nhất theo chế định sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước về đất đai ? Nếu câu trả
lời là "đúng", là "đồng nhất", vì ở đây còn có một điều khoản
nữa cũng Hiến định, "Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội", và "Đảng chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định
của mình" ghi tại Điều 4.1 và 4.2 của Hiến pháp.
Khi đồng nhất theo lập luận
ở trên, có thể sẽ dẫn đến một số hệ quả như sau :
Thứ nhất, mặc dù bản chất
Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tuy nhiên, nếu như cho rằng
đất đai thuộc sở hữu nhà nước có nghĩa rằng Nhà nước là chủ sở hữu về đất đai,
mà chủ sở hữu thì đương nhiên sẽ có ba quyền năng là quyền định đoạt, quyền chiếm
hữu và quyền sử dụng; trong đó, quyền định đoạt là quyền quan trọng nhất.
Theo đó, vì là chủ sở hữu,
nên nhà nước có toàn quyền định đoạt về việc sẽ sử dụng đất vào mục đích nào đó
mà không cần phải lấy ý kiến của người đang sử dụng đất, bởi vì khi đó, nhà nước
đang thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu, thì các chủ thể khác không thể
can thiệp vào việc sử dụng đất của nhà nước. Các dự án quy hoạch khu đô thị mới
Thủ Thiêm, khu trường học chuẩn quốc gia tại "vườn rau Lộc Hưng", khu
Cồn Dầu – Đà Nẵng…, là những ví dụ.
Thứ hai, nếu như khẳng định
rằng đất đai thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu, thì
có nghĩa rằng nhà nước chỉ đại diện nhân dân (toàn dân) để quản lý việc sử dụng
đất, và khi nhà nước – lúc này đóng vai trò như người "quản gia", muốn
sử dụng đất vào mục đích gì, hay muốn thu hồi đất để làm việc gì, thì người
"quản gia" phải hỏi ý kiến những người đang sử dụng đất, "người
chủ", xem có đồng ý với "kế hoạch" của mình hay không.
Trên thực tế thì đố ai
tìm được một dẫn chứng cho trường hợp thứ hai đó.
Thứ ba, khi đất đai được
Hiến định là thuộc sở hữu toàn dân, nên tất yếu chỉ có cơ quan nào do nhân dân
thật sự bầu ra và thật sự đại diện cho nhân dân, thì những cơ quan này mới có quyền
đại diện cho nhân dân sở hữu về đất đai.
Còn Chính phủ thực hiện
quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai trong phạm vi cả nước theo thẩm quyền, thì
vì Chính phủ là cơ quan hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội và đặc biệt
đây không phải là cơ quan dân cử, do đó, theo tính hợp lý của vấn đề và theo sự
phân quyền hợp lý, Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước, chứ không
phải là người cùng lúc sắm cả hai vai: người chủ sở hữu và người đại diện.
Thứ tư, đây lại là một
nan đề, bởi trên thực tế thì ‘ông chủ đất’ bao trùm lên tất cả ‘người chủ sở hữu’
lẫn ‘người đại diện’, luôn chỉ là một, với đại diện quyền lực cụ thể của Điều
4, Hiến pháp : Bộ Chính trị.
Theo tính logic của vấn đề,
chỉ có cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và đại diện cho nhân dân mới được
quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai. Ở Trung ương là Quốc hội, và ở địa
phương là Hội đồng nhân dân các cấp ; Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp chỉ
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.
Thế nhưng ở Trung ương,
thì Bộ Chính trị quyền lực bao trùm Quốc hội và Chính phủ. Ở địa phương, đến lượt
mình, các bí thư tỉnh ủy, thành ủy do Bộ Chính trị ‘điều về’, họ có quyền lực
bao trùm luôn cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp.
Nan đề này vượt quá tầm
bàn luận của người viết.
Trần Vang
Nguồn : VNTB, 20/08/2020
********************
.
Tham nhũng đất đai
Hà Nguyên, VNTB, 20/08/2020
Một quyết định hành chính đất đai đẻ ra tiền, đó là nguồn cơn của rủi ro tham
nhũng. Một quyết định hành chính đẻ ra tiền, sẽ tạo ra cơ chế không có lợi cho
quản lý.
https://live.staticflickr.com/65535/50248841553_035856039e.jpg
Nhiều hộ dân ở Lục
Ngạn, Bắc Giang bỗng dưng mất tiền tỷ để mua lại chính mảnh đất vốn do gia đình
mình dầy công xây dựng, vun đắp trong hàng chục năm trời.
Một khảo sát công bố hồi
tháng 12/2017 của nhóm Dữ liệu mở về phát triển Việt Nam (ODV), cho biết: Là một
quốc gia có dân số đông và nguồn lực đất đai hạn chế, Việt Nam có diện tích đất
nông nghiệp bình quân khoảng 0,3 ha/người, thuộc hàng thấp nhất trên thế giới.
Phương thức canh tác truyền thống dựa trên quy mô nhỏ, trung bình mỗi hộ được
nhận khoảng 0,156 ha, thấp hơn 1/3 mức bình quân ở các nước trong khu vực như
Thái Lan và Campuchia.
Tăng trưởng kinh tế
và đô thị hóa nhanh chóng của Việt Nam trong hai thập kỷ gần đây đã góp phần
chuyển đổi khoảng một triệu ha đất nông nghiệp thành đất thương mại và đất ở.
Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã dẫn đến xu hướng gia tăng tranh chấp đất
đai, và góp phần khắc sâu khoảng cách giữa thành thị và nông thôn (*).
Số liệu kiểm tra trong
hai năm 2016 – 2017 về quản lý đất đai do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện
qua 18 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 64 tổ chức sử dụng đất, kết quả đã phát
hiện nhiều sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở hầu hết các đối tượng được
thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên kết quả xử phạt vi phạm hành chính về đất đai mới
thực hiện 8 trường hợp với số tiền hơn 1,36 tỷ đồng.
Còn tại ở các địa phương,
trong 2 năm 2016 – 2017 đã thực hiện 957 cuộc đối với 2.918 tổ chức, cá nhân sử
dụng đất, và đã xử phạt 376 tổ chức, cá nhân với số tiền hơn 8,4 tỷ đồng.
Sai phạm liên quan đến đất
đai còn xảy ra khá phổ biến trong quân đội.
Cuối tháng 4/2019, Ban
Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng, đã phải nhận các mức kỷ
luật Đảng khác nhau, bao gồm cả hình sự. Theo đó, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến,
nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, trong thời gian làm Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân chủng
cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy;
chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách
nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Phó Đô đốc Nguyễn Văn
Tình, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên
Bí thư Đảng ủy, nguyên Chính ủy Quân chủng chịu trách nhiệm người đứng đầu về
những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng. Chuẩn Đô đốc
Lê Văn Đạo, nguyên Đảng ủy viên, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng cùng chịu trách
nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng và trách nhiệm cá nhân trong
công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng.
Cùng trong đợt kỷ luật kể
trên xảy ra ở Quân chủng Hải quân, còn có Trung tướng Nguyễn Hoàng Thủy, Phó bí
thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 9 và Đại tá Trương Thanh Nam, Đảng ủy viên, Phó
Tham mưu trưởng Quân khu 9, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, Sư đoàn trưởng Sư đoàn
8. Trung tướng Thủy và Đại tá Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và
quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm
tra, để xảy ra vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng đất tại Sư
đoàn 8, để nhiều tổ chức đảng và đảng viên liên quan bị xử lý kỷ luật.
Nói một cách ngắn gọn,
các vị tướng lãnh được xướng tên ở trên đều có chung hành vi là tham nhũng.
Tham nhũng ở đây đến từ
việc ‘tận dụng’ chức vụ quyền hạn để ‘ban phát’ về đất đai một cách ưu ái như
giao đất, cho thuê đất với diện tích lớn, vị trí thuận lợi, giá đất thấp, giải
quyết thủ tục nhanh chóng một cách bất thường, và trục lợi thông qua việc ‘ban
phát’ ưu ái đó, nhất là đối với đất các dự án đầu tư. Tham nhũng còn là chuyện
‘tận dụng’ quyền lực đang có để nhũng nhiễu, gây khó khăn nhằm vòi vĩnh khi thực
hiện các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai quân đội.
Mặt trái của quy định ở
Điều 4, Luật Đất đai 2013 : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người
sử dụng đất theo quy định của Luật này", xét về công thức toán học, thì đó
là: Tham nhũng = Độc quyền + Độc đoán.
Ở Việt Nam có hay không
"độc quyền" + "độc đoán" trong quản lý đất đai ? Không khó
để tìm câu trả lời, khi mà đến nay vẫn chưa giới định hợp lý, rõ ràng quyền sở hữu
toàn dân, quyền quản lý nhà nước và quyền sử dụng của các tổ chức, cá nhân đối
với đất đai; chưa minh định rõ các quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm giữa
các chủ thể sở hữu, quản lý và sử dụng.
Xác định Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đối với đất đai, nhưng lại chưa xác định
rõ vai trò, trách nhiệm đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, chưa
xác định rõ chủ thể cụ thể đại diện chủ sở hữu ở từng cấp, từng ngành.
Nếu tiếp tục bảo thủ về định
nghĩa đất đai thuộc sở hữu toàn dân, thì rõ ràng là lâu nay chưa phát huy tốt
vai trò của nhân dân, chưa thực hiện tốt công khai, dân chủ trong việc xây dựng
và thực thi chính sách, pháp luật về đất đai. Từ đó, ở chừng mực nhất định, đã
biến sở hữu toàn dân về đất đai trở thành sở hữu danh nghĩa, biến quyền đại diện
chủ sở hữu của Nhà nước trở thành sở hữu hình thức, và biến sở hữu đất đai trở
thành sở hữu thực chất của một số cá nhân trực tiếp nắm quyền quản lý trong vai
trò là đại diện quyền lực Nhà nước để mà toàn quyền định đoạt đối với đất đai.
Hà Nguyên
Nguồn : VNTB, 20/08/2020
Chú thích :
(*)https://vietnam.opendevelopmentmekong.net/topics/land/
********************
.
Đất công hay ‘đất ông’ ?
Lynn Huỳnh, VNTB, 19/08/2020
Đất có thổ công, sông có
hà bá. Chính quyền ở đâu cũng có bộ máy đầy đủ, cán bộ công chức đông đảo… vậy
mà tham nhũng vẫn tham nhũng.
https://live.staticflickr.com/65535/50249715207_ee2c6c0610.jpg
Tham nhũng đất đai chủ yếu
xảy ra ở khu vực đất công, lưu ý ở đây chữ đất công là văn nói với nhau, còn luật
đất đai chưa định nghĩa thế nào là đất công.
Thế nào là "đất
công" ?
"Tài sản công là tài
sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý, bao gồm : tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo
đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng
phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu
toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ
tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các
loại tài nguyên khác" – Trích Điều 3.1, Luật quản lý, sử dụng tài sản công
2017.
Với quy định của điều luật
trên, có thể thấy rằng Luật quản lý, sử dụng tài sản công đã coi tất cả đất đều
là đất công, trong khi đó có đất đã giao cho người dân, doanh nghiệp rồi, nhưng
khi cần thiết, vẫn có thể coi đó là đất công. Chính điều này nên ‘đất công’ dễ
biến thành ‘đất ông’.
"Ông chủ lớn" và…
duy nhất
Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ những tư liệu
sản xuất là chủ sở hữu đối với tài sản được quy định tại Điều 197 Bộ Luật dân sự,
và Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu sử dụng và định đoạt đối với các tài sản
đó.
"Điều 19n Bộ Luật
Dân sự quy định :
1. Nhà ước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản
thuộc sở hữu toàn dân.
2. Chính phủ thống nhấ8t
quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở
hữu toàn dân".
Trước đây, hiểu sở hữu của
toàn dân phải có chủ sở hữu đích thực để thực hiện quyền sở hữu trong việc phát
toàn dân quy định tại Điều 17 Hiến pháp 1992 như là một phạm trù kinh tế, thì tại
Điều 53 Hiến pháp 2013, sở hữu toàn dân còn được hiểu là một phạm trù pháp lý,
do vậy tài sản triển sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội, bảo vộ an ninh quốc
phòng của đất nước – "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi ở vùng biển, vùng trời, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
và thống nhất quản lý" (Điều 53 tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản
do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công, Hiến pháp 2013).
Để sử dụng tài sản của
nhân dân có hiệu quả, Điều 201 Bộ Luật dân sự quy định Nhà nước là chù sở hữu đối
với tài sản của chế độ sở hữu toàn dân.
"Điều 201. Thực hiện
quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân :
1. Khi tài sản thuộc sở hữu
toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước
thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng tài sản đó.
2. Cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân thực hiện việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định
của pháp luật đối với tài sản được Nhà nước giao".
Khi "ông chủ lớn" là
những "anh Ba, anh Tư, anh Cả"
Như vậy, theo nghĩa chủ
quan, quyền sở hữu toàn dân được hiểu là toàn bộ những hành vi mà với tư cách đại
diện cho chủ sở hữu, Nhà nước cũng như các chủ sở hữu khác thực hiện các quyền
năng cụ thể về chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài sản của mình.
Nhà nước "là chủ"
đối với các tư liêu sản xuất chủ yếu, song không ai quy đinh cho Nhà nước phạm
vi từng quyền hạn đối với những tư liệu sản xuất đó. Nhà nước tự quy định cho
mình các quyền nâng và các trình tự để thực hiện các quyền năng; và điều này,
vô hình trung lại tạo môi trường cho tham nhũng sinh sôi, cho việc biến ‘đất
công’ thành ‘đất ông’ của những ‘anh Ba, anh Tư, anh Cả’ nào đó trong bộ máy
quyền lực công.
"Nếu chúng ta có một
bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, liêm chính thì chắc chắn không để xảy ra
những chuyện sai sót. Hiện nay bộ máy tổ chức Nhà nước của chúng ta là đầy đủ,
chức năng nhiệm vụ được quy định theo pháp luật là đầy đủ. Nói như các cụ thì
"đất có thủ công, sông có hà bá", tức là quản lý đủ hết, nhưng tại
sao xảy ra nhiều chuyện để người dân ai oán? Cán bộ của chúng ta không làm tròn
trách nhiệm. Chúng ta rất buồn khi báo chí nói "ăn không từ thứ gì",
"bán không từ thứ gì"…
Có người nói năng lực
kém, nhưng cử tri nói năng lực không hề kém, toàn bộ việc đó biết cả, nhưng đằng
sau đó có lợi ích chi phối nên làm ngơ đi mà thôi" – cử tri Trần Thành, một
luật sư, nhận xét.
Lynn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 19/08/2020
**********************
Tướng lĩnh bộ đội
cụ Hồ tham nhũng
Nguyễn Nam, VNTB, 19/08/2020
"Tham nhũng là hành
vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi"
– Trích Điều 3.1, Luật phòng, chống tham nhũng.
https://live.staticflickr.com/65535/50247509758_dd6c9395cd.jpg
Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc với các tướng lĩnh, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Tổng cục II. Ảnh : Thống
Nhất – TTXVN (21/01/2019)
Trong trường hợp là các
quan chức trong bộ máy công quyền, thì những hành vi được gọi là tham nhũng bao
gồm :
"a) Tham ô tài sản ;
b) Nhận hối lộ ; c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ; d) Lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; đ) Lạm quyền
trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi ; g) Giả mạo trong công tác vì vụ
lợi ; h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức,
đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi ; i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái
phép tài sản công vì vụ lợi ; k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi ; l) Không thực hiện, thực
hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ; m) Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi ; cản
trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm
toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi" – Trích Điều 2.1,
Luật phòng, chống tham nhũng.
Từ cách hiểu như trên về
mặt luật pháp, có thể hiểu bản tin tiếp theo đây là một báo động cho tình trạng
tham nhũng trong quân đội Việt Nam ở hôm nay :
"Xem xét đề nghị thi
hành kỷ luật của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
nhận thấy, các đồng chí :
– Trung tướng Nguyễn Văn
Thành, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Trung tướng Trần
Xuân Ninh, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4
; Đại tá Mai Văn Hào, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tham mưu
trưởng Quân đoàn 4 và Đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục
trưởng Cục Hậu cần Quân đoàn 4 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế
làm việc và pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
– Đại tá Nguyễn Xuân
Đông, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ ; Đại tá
Phạm Bảo, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đại
tá Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế
toán, Binh đoàn 15 đã có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu tổ chức thực hiện
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ; dự án đầu tư và quản lý, sử dụng đất đai tại đơn
vị.
– Đại tá Nguyễn Văn
Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y đã có
vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý, sử dụng Ký túc xá của Nhà trường.
Xét nội dung, tính chất,
mức độ, hậu quả vi phạm ; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo các đồng chí Trung
tướng Nguyễn Văn Thành, Trung tướng Trần Xuân Ninh, Đại tá Mai Văn Hào, Đại tá
Phan Văn Tiên và Đại tá Nguyễn Văn Giang ; khiển trách các đồng chí Đại tá Nguyễn
Xuân Đông, Đại tá Phạm Bảo và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh" – Trích "Thông
cáo báo chí kỳ họp 47 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương", ngày 17/08/2020,
đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Ủy ban Kiểm tra Trung
ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong Điều lệ
Đảng cộng sản Việt Nam ; tham mưu, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng.
Như vậy, lý do được viện
dẫn để thi hành kỷ luật đối với "Trung tướng Nguyễn Văn Thành, nguyên Phó
Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Trung tướng Trần Xuân Ninh, nguyên
Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 ; Đại tá Mai Văn
Hào, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân đoàn
4 và Đại tá Phan Văn Tiên, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Hậu
cần Quân đoàn 4 ; Đại tá Nguyễn Xuân Đông, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Trưởng
phòng Kỹ thuật công nghệ ; Đại tá Phạm Bảo, nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên
Trưởng phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đại tá Nguyễn Tuấn Anh, nguyên Phó Bí thư Chi
bộ, nguyên Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, Binh đoàn 15 ; Đại tá Nguyễn Văn
Giang, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Hệ trưởng Hệ 5, Học viện Quân y",
đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng.
Ở đây cần thấy rõ rằng tất
cả các hành vi được cho là sai phạm đưa đến ‘thi hành kỷ luật Đảng’ đối với các
tướng lĩnh kể tên ở trên, đều xảy ra khi họ còn đương chức, nghĩa là không có từ
"nguyên" đặt trước các chức tước như "Thông cáo báo chí kỳ họp
47 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương".
Các sai phạm đều được cho
rằng liên quan đến đất đai, và liệu những "cựu tướng lĩnh" ấy có đối
mặt với án hình sự về tội tham nhũng đất đai hay không, điều đó chưa thấy Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đề cập.
Sức mạnh của "bộ đội
cụ Hồ" sẽ thế nào khi mà có những tướng lĩnh như vậy ? Họ đã sai phạm vì
tham, điều đó không gì bàn cãi. Cần làm rõ hơn là có phải nguyên do vì "đặc
quyền" được ghi ở Điều 4, Luật đất đai : "Đất đai thuộc sở hữu toàn
dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền
sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này".
Trong quân đội thì các tướng
lĩnh là đại diện cho quyền lực Nhà nước. Bởi vậy nên khi quyền lực này được ban
phát trong lãnh vực đất đai mà "Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất
quản lý", dễ đưa đến hệ lụy như câu chuyện của bảng danh sách tướng lĩnh
‘chịu kỷ luật Đảng’ nêu trên ; và đó không phải là cá biệt.
Nguyễn Nam
Nguồn : VNTB, 19/08/2020
No comments:
Post a Comment