BTV Tiếng Dân
31/08/2020
https://baotiengdan.com/2020/08/31/ban-tin-ngay-31-8-2020/
Tin Biển Đông
Báo Thanh Niên đưa tin: Tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, tiến vào Biển Đông.
Dẫn nguồn từ Reuters, cho biết, Hải quân Mỹ và Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cùng
xác nhận, hôm nay, một khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Halsey, lớp
Arleigh Burke, của Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan lần thứ 2 trong vòng
2 tuần qua, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bà Reann Mommsen, người phát ngôn Hạm đội 7, thông báo: “Tàu đi
qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ về một Ấn Độ Dương – Thái Bình
Dương tự do và rộng mở. Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục bay, hải hành và hoạt động ở bất
cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”. Còn Cơ quan Phòng vệ Đài Loan cho
hay, khu trục hạm của Mỹ sau khi đi qua eo biển đã tiếp tục tiến về phía nam,
nghĩa là đi vào Biển Đông.
Kênh Eagle News có clip: Tàu chiến
Mỹ đi gần các đảo tranh chấp ở Biển Đông.
Báo Tuổi Trẻ có bài bình luận về các hoạt động của Mỹ ở Biển
Đông: Mỹ dồn quân và tên lửa về châu Á đối phó Trung Quốc.
Ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Viện nghiên cứu RAND ở
Mỹ, nhận định về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tới đảo
Palau: “COFA cho phép quân đội Mỹ tiếp cận hầu như không bị hạn chế vào
một khu vực có diện tích bằng lục địa Mỹ. Các đảo quốc này cũng nằm trong chuỗi
đảo thứ hai và tiếp giáp với Guam, nơi có hàng nghìn binh sĩ Mỹ đồn trú”.
Theo ông Grossman, “nếu muốn dự báo sức mạnh và khả năng đáp trả
quân sự của Mỹ nếu có biến ở eo biển Đài Loan, Biển Đông hay biển Hoa Đông, chỉ
cần nhìn vào các lực lượng Mỹ ở chuỗi đảo thứ hai”, là chuỗi các đảo xung
quanh Nhật Bản, cách xa Trung Quốc đại lục, đi qua các quần đảo Palau,
Micronesia, Guam và kết thúc ở Indonesia.
Công ty Trung Quốc phớt lờ lệnh trừng phạt Biển Đông của Mỹ,
theo bị Mỹ trừng phạt vì liên quan đến hoạt động bồi
đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông, vừa ra thông báo rằng “5 công ty con
chuyên về nạo vét của họ bị Mỹ đưa vào danh sách đen không có bất kỳ hoạt động
kinh doanh nào ở Mỹ và sẽ không chịu ảnh hưởng tài chính bởi các lệnh trừng phạt
này”.
Mời đọc thêm: Tàu chiến Mỹ quá cảnh ở eo biển Đài Loan lần 2 trong tuần — Singapore ủng hộ Mỹ tiếp tục hiện diện ở Đông Nam Á (TT).
– Liên minh chống Trung Quốc: Vì sao Mỹ chọn Tokyo? (DĐDN).
– Mỹ hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tên lửa Sát thủ tàu sân bay
của Trung Quốc? (Soha). – Phương Tây vây Trung Quốc trên nhiều mặt trận (TP). – Ấn Độ điều tàu chiến đến Biển Đông ngay sau đụng độ biên giới
với Trung Quốc (TN). – Ông Duterte bị giục phải đưa phán quyết Biển Đông ra LHQ — Sách về Biển Đông của Việt Nam xuất bản ở Nhật (PLTP).
.
Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa
Sau khi hoàn tất kết luận điều tra vụ án sai phạm tại cao tốc TP.HCM –
Trung Lương, hôm nay Bộ Công an tiếp tục đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng,
báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Bộ Công an đã chuyển hồ sơ vụ án và bản kết luận
điều tra đến VKSND Tối cao đề nghị truy tố 20 bị can, trong đó, Đinh La Thăng bị
truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất
thoát lãng phí”, bị cáo buộc “chủ mưu cầm đầu” trong vụ sai phạm cao
tốc TP HCM – Trung Lương gây thiệt hại 725 tỉ đồng.
Một trong các cựu thuộc cấp bị truy tố cùng Thăng là cựu Thứ trưởng Bộ
GTVT Nguyễn Hồng Trường, bị đề nghị truy tố cùng tội danh với Thăng. Theo kết
luận điều tra, “ông Thăng vai trò Bộ trưởng khi đó, là người đứng đầu
được giao quản lý tài sản trong đó có quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung
Lương. Ông Thăng đã ký văn bản đề nghị tiếp tục tìm kiếm đối tác để bán quyền
thu phí”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/Img1-22.jpg
Đinh La Thăng lúc ra tòa xử sai phạm PVN. Ảnh: PLTP
Về chi tiết sai phạm của Thăng trong vụ cao tốc Trung Lương, báo Người
Lao Động viết: Ông Đinh La Thăng chỉ đạo để công ty của Út “trọc” thu phí
cao tốc TP HCM – Trung Lương. Tin cho biết, vào
tháng 2/2012, sau khi được “Thủ tướng X” đồng ý chủ trương bán quyền thu phí cao tốc Trung Lương, Thăng đã
điện thoại cho Dương Tuấn Minh, Tổng GĐ Tổng Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, chỉ đạo để cho Công ty Yên Khánh của Đinh Ngọc Hệ, tức Út “trọc”, là công ty
đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính, được mua quyền thu phí.
Về sai phạm của cựu thuộc cấp của Thăng, báo Tuổi Trẻ có bài: Cựu thứ trưởng Bộ GTVT vi phạm để Út ‘trọc’ chiếm đoạt hơn
725 tỉ. Nguyễn Hồng Trường bị xác định “đã ký quyết định phê
duyệt giá khởi điểm bán đấu giá quyền thu phí, nhưng không thông qua hội đồng
xác định giá, hoặc thuê tổ chức thẩm định giá”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/Img2-22-1024x682.jpg
Cựu Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường. Ảnh: Tuấn Phùng/ TT
Ông Trường còn ký quyết định cho phép Hội đồng bán chỉ định khi chỉ có
một người tham gia đấu giá và trả giá bằng giá khởi điểm, nghĩa là hợp thức hóa
toàn bộ quá trình giao quyền thu phí dự án cao tốc vào tay Út “trọc”. Đến lượt
Út “trọc” thì làm giả báo cáo tài chính, chiếm của Nhà nước khoảng 725 tỉ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/08/Img3-17-1024x690.jpg
Bị can Đinh Ngọc Hệ
bị xác định có hành vi chiếm đoạt hơn 725 tỉ của Nhà nước. Ảnh: Nam Trần/TT
Trong số các cựu quan chức CSVN bị đấu tố chính trị, hiếm ai phải chịu
kết cục thê thảm như Đinh La Thăng. Chỉ riêng vụ sai phạm ở Tập đoàn Dầu khí VN
(PVN) có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, ông Thăng đã phải ra tòa 3 lần: Phiên sơ thẩm lần một từ ngày 8/1/2018, phiên sơ thẩm lần 2 từ ngày 19/3/2018, phiên phúc thẩm từ ngày 8/5/2018.
Cả 3 lần ra tòa thì đủ 3 lần phía tòa án bác bỏ hết mọi nỗ lực tự bào
chữa của Thăng. Chưa hết, đến ngày 20/1/2019, Thăng tiếp tục bị khởi tố
trong vụ sai phạm ở nhà máy Ethanol Phú Thọ, vụ này kéo
dài đến nay vẫn chưa dứt điểm, thì bây giờ thêm vụ cao tốc Trung Lương.
Còn nhớ, ở giai đoạn cuối phiên sơ thẩm lần 2 vụ sai phạm ở PVN, Thăng
đã phải van xin các “đồng chí” của ông ta rằng: “Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người”.
Đáp lại lời van xin của Thăng là hết phiên xử này tới vụ khởi tố khác, quá đủ
cho thấy “cái tình” của những đảng viên CSVN đối với các “đồng chí” ngã ngựa của
họ lạnh lùng và tàn khốc thế nào.
Đó là chưa nói, hầu hết sai phạm của Thăng đều liên quan đến mấy “quả đấm thép kinh tế” được khởi động từ thời
“đồng chí X”. Từ năm 2016, “đồng chí X” thất thế nhưng vẫn là người không phải
Tổng Trọng muốn đụng là đụng, mà chỉ có Thăng và một số thuộc hạ của “đồng chí
X” trở thành “vật tế thần” đúng nghĩa.
Mời đọc thêm: Án chồng án, ông Đinh La Thăng lại tiếp tục bị truy tố (GDTĐ).
– Ông Đinh La Thăng khai gì về sai phạm tại cao tốc TP.HCM? (PLTP).
– Ông Đinh La Thăng ‘chủ mưu sai phạm’ ở cao tốc Trung Lương (VNE).
– Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể từng ‘bút phê’ gì trong vụ ông Đinh
La Thăng? (TP). – Cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường sai phạm ra sao? (LĐ).
– Cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã tiếp sức cho Út “trọc”
như thế nào? (VOV). – Út ‘trọc’ chiếm đoạt hơn 700 tỷ từ vi phạm của cựu Thứ trưởng
Nguyễn Hồng Trường (VNN).
.
Vẫn để công dân Cyprus làm ĐBQH?
Vụ ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus được làm rõ qua bài phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ngày 25/8,
đến nay đã gần một tuần trôi qua, không thấy động tĩnh gì từ phía Quốc hội Việt
Nam, nghĩa là ông Quốc hiện vẫn còn là ĐBQH dù có 2 quốc tịch!
Báo Lao Động có bài: Trả lại danh dự cho “công dân Síp” Phạm Phú Quốc, nếu như…! Bài
báo nhắc đến một nỗi lo của người lao động VN: “Thu nhập bình quân của
người dân Việt Nam 2.110 USD và mỗi người dân phải gánh nợ công hơn 1.300 USD”,
nỗi lo mà những người có thể bỏ ra hàng chục tỉ mua quốc tịch nước ngoài như
ông Quốc không thể hiểu.
Số tiền ông Quốc bỏ ra mua quốc tịch, “nó bằng thu nhập 90 năm
của cán bộ công ty Tân Thuận. Nó gấp 2,5 lần số tiền 23,167 tỉ đồng mà 27.297
người dân Nam Trà My, quê hương Hồ Ánh Khiết làm lụng quần quật suốt 6 tháng
2020”. Cho nên, phải làm rõ nguồn gốc của số tiền mua quốc tịch, xem “số
tiền siêu to siêu khổng lồ ấy có phải bòn trên những đôi vai, của Khiết chẳng hạn”.
Báo Tuổi Trẻ đặt câu hỏi về vụ lấy quốc tịch Cyprus: Tổ quốc ở nơi đâu trong lòng anh? Trong
bài có đoạn chua chát: “Không thể chối cãi một thực tế: những gì mà ông
Quốc có được hôm nay là do đất nước này mang lại, do chế độ này mang lại! Nhưng
cuối cùng ông lại chọn một phú quốc bên trời Âu chứ không phải sống chết trên đất
nước mình!” Đó là sự thật chua chát đằng sau những lãnh đạo mà bộ máy
tuyên truyền của chế độ luôn ca tụng, là những kẻ miệng chửi tư bản nhưng luôn
sẵn sàng đưa gia đình sang các nước tư bản để trú thân.
Báo Tiền Phong có bài: Ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp từng gửi đơn xin thôi nhiệm
vụ Đại biểu Quốc hội. Chiều nay, ĐBQH Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban
Thường vụ TP HCM xác nhận rằng, năm 2018, ông Phạm Phú Quốc từng có đơn xin
thôi nhiệm vụ: “Đơn xin thôi nhiệm vụ của anh Quốc là về việc khác chứ
không phải việc anh ấy có hai quốc tịch”.
Ông Khuê cũng xác nhận rằng, lãnh đạo thành Hồ vẫn đang chờ ý kiến chỉ
đạo để xử lý những vấn đề liên quan đến thông tin ông Phạm Phú Quốc có quốc tịch
Công hòa Cyprus. Tại sao cứ phải níu kéo một người đã chuẩn bị sẵn đường “hạ
cánh” như ông Quốc, chẳng lẽ Quốc hộ Việt Nam không chấp nhận chuyện có thêm một
thành viên từ bỏ “thiên đường” XHCN về với “Tư bản giãy chết”?
Mời đọc thêm: Đại biểu Phạm Phú Quốc có quốc tịch Síp nên xin thôi nhiệm vụ — Sau vụ ĐBQH có quốc tịch Síp, TPHCM ‘nhắc’ lãnh đạo DN nhà
nước tuân thủ pháp luật (TP). – Nguyên tắc một quốc tịch Việt Nam: Khi nào công dân Việt Nam
có hai quốc tịch? (PL Plus). – Có cán bộ nhìn ngoài tưởng “đỏ” nhưng thực chất còn “xanh” (Thanh
Tra). – Sâu, Bướm và “Ngài” (GDVN).
***
Thêm một số tin: Bệnh nhân Covid-19 thứ 33 tử vong (VNE).
– Thêm 4 ca mắc Covid-19, công bố ca tử vong thứ 34 (VNN).
– Vụ pate Minh Chay: TP.HCM cảnh báo 1.290 khách hàng (PLTP).
– TP HCM: Kiểm tra kho hàng, phát hiện 80.000 khẩu trang nhập
lậu từ Trung Quốc (PL Plus). – Vẫn chưa ngã ngũ vụ cảnh sát hình sự bắn chết người tại trường
gà (NLĐ). – Vụ “thông tin bẩn” trường đại học: Thực hư ĐH Duy Tân liên
quan? (GT).
No comments:
Post a Comment