ÔNG NHẠ CÓ
CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
https://www.facebook.com/vu.k.hanh.52/posts/10158992680496122
Trưa nay, tôi nhận được một
bản tin ngắn do người bạn, làm việc ở một công ty thuộc bang ATLANTA gửi về gấp,
kèm một câu hỏi khó. Bản tin đây.
CHỈ MỘT TUẦN SAU KHI MỞ CỬA TRƯỜNG LẠI, HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC THÔNG BÁO:
CÓ 9 CA DƯƠNG TÍNH VỚI COVID 19.
Hiệu trưởng trường trung học North Paulding , ông Gabe Carmona đã viết bức thư
thông báo cho các phụ huynh khiến họ bàng hoàng là: sáu học sinh và ba nhân
viên nhà trường, sau một tuần trường mở của lại, đã có báo cáo xét nghiệm dương
tính với COVID-19.
Và đây là câu hỏi khó của bạn tôi: kỳ thi tốt nghiệp PTTH ơ Việt Nam, năm nào tỉ
lệ đậu cũng là gần 100%, sao nhà nước vẫn kiên quyết mở kỳ thi, để hơn 800.000
học sinh phải chịu rủi ro cao khi đi thi, trong khi chính Thủ Tướng đã cảnh báo
Việt Nam đang vào cao điểm 10 ngày đỉnh dịch?
Từ suốt tuần qua, thiên hạ rần rần đưa yêu cầu, đừng tổ chức kỳ thi nguy hiểm.
Nhưng ngành giáo dục cứ trơ trơ. Mà các ông bà trơ trơ thì gần một triệu học
sinh đành đâm đầu vào chỗ hiểm nguy.
Tôi chán chẳng buồn nói. Nhưng giờ nghe tin "9 ca CoviD 19 chỉ trong một
tuần" và phải trả lời câu hỏi khó: vì sao, vì sao, nên mới lục tìm tài liệu.
Sáng 7/8/2020, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp
trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Tại cuộc họp, Thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam
đang ở thời kỳ cao điểm. Số người nhiễm, số người tử vong và số tỉnh, thành có
người nhiễm vẫn tăng lên. Vì thế, Chính phủ cũng như chính quyền các địa phương
cần bình tĩnh để đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn nữa. Và NẾU có thông báo về
đỉnh dịch trong 10 ngày tới thì phải có những biện pháp cực kỳ đặc biệt.
Ngay sau đó 1 ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khuyến cáo, số lượng bệnh
nhân sẽ còn tăng lên và đến đỉnh dịch trong vòng 10 ngày tới, do đó người dân cần
hết sức cẩn thận và thực hiện nghiêm những khuyến cáo phòng bệnh COVID-19.
Điều khuyến cáo đầu tiên là: tránh đi tới nơi đông người. Đi thi, có phải đến
nơi đông người? Mà đó chính là do ông Nhạ và ngành giáo dục coi thường sinh mạng
học sinh, bắt buộc phải đi đến nơi (công cộng) đông người. Buộc đi thi, rồi ồn
ào hô hoán, phải đảm bảo an toàn...tuyệt đối, trong khi chỉ có một cách tránh rủi
ro tuyệt đối là đừng tổ chức thi vào mấy ngày cao điểm dẫn tới đỉnh dịch, thì
ông quyết làm ngược lại.
Nếu chỉ sau vài ngày nữa, xuất hiện những ca học sinh dương tính sau khi dự thi
do sự bất chấp cảnh báo của ngành Y tế, thì ông Nhạ có chịu trách nhiệm không?
Vì sao phải thi? Vì ngành này đứng trên mọi cảnh báo? Vì đã có kế hoạch xài tiền
và sắp xếp nhân sự? Vì đã có những cam kết mà lại cần hợp thức hóa bằng 1 kỳ
thi quốc gia?
Ai có thể biết chính xác vì sao phải tổ chức kỳ thi “hiếm hoi người rớt” này?
Đường link bài báo từ Atlanta. https://www.wsbtv.com/…/days-aft…/X3FEDBYQ3FEA3F3TX5MMQD6E3Y
No comments:
Post a Comment