Wednesday, 12 August 2020

NHẬT KÝ BẮC KINH 12/06/2020 : VỀ HOA XUÂN ÁNH, NGƯỜI PHÁT NGÔN CỦA TRUNG QUỐC (Tetsushi Takahashi, Beijing Diary)

 


 

Nhật ký Bắc Kinh (12/06/20): Về Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của TQ

Tetsushi TakahashiBeijing Diary

Đỗ Đặng Nhật Huy biên dịch

13/08/2020

http://nghiencuuquocte.org/2020/08/13/hoa-xuan-oanh-nguoi-phat-ngon-tq/

 

Hoa Xuân Oánh, Vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, giữ một vẻ mặt nghiêm nghị trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm.

 

http://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2020/08/hoa-xuan-oanh.jpeg

Hoa Xuân Oánh

 

Khi được yêu cầu bình luận về một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đàn áp tôn giáo, bà nổi giận, chỉ đích danh Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo. Bà nói Washington nên “ngừng lấy vỏ bọc tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.”

 

Bà Hoa, người phát ngôn của Bộ từ năm 2012, nổi tiếng với biểu cảm lạnh lùng.

 

Nhưng từng có một khoảnh khắc trong cuộc họp báo hồi tháng 12 năm 2017 khiến bà thoải mái và bật cười.

 

Khi ấy bà được hỏi về Xiang Xiang, một con gấu trúc lớn được sinh ra tại vườn thú Ueno, Tokyo. Bà nghe nhầm “Xiang Xiang” thành “Shan Shan” – cách phát âm tiếng Hoa họ của Shinsuke Sugiyama, thứ trưởng ngoại giao Nhật Bản thời điểm đó. Kết quả là bà đã đưa ra câu trả lời không liên quan gì đến con gấu trúc.

 

Vẻ mặt tươi cười của bà Hoa thu hút sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc, đối lập hoàn toàn với hình ảnh nghiêm nghị thường thấy.

 

Hồi tháng 1 năm 2018, Taro Kono, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản khi ấy, đã đến thăm Trung Quốc và đăng một bức ảnh selfie với bà Hoa đang cười tươi lên Twitter. Điều này giới thiệu bà với người Nhật như một nhà ngoại giao Trung Quốc dễ gần.

 

Nhưng bà Hoa không còn cười nữa. Quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ xoay quanh coronavirus có lẽ là một nguyên nhân.

 

Bà Hoa đóng vai trò quan trọng trong việc nhấn mạnh “sự phi lý” của Mỹ trước mặt thế giới, trong khi tận dụng triệt để Twitter – giống như Triệu Lập Kiên, Vụ Phó Vụ Thông tin, người được biết đến là một “nhà ngoại giao chiến lang”. Một khuôn mặt tươi cười không còn phù hợp với vai trò của bà.

 

Trong những tháng gần đây bà đã nói nhiều điều tích cực về Nhật Bản, ca ngợi nước này trong một cuộc họp báo trực tuyến vào đầu tháng 2 – dù trông như nhằm “đá xoáy” Hoa Kỳ. “Kể từ khi đại dịch bùng phát”, bà nói, “chính quyền và nhân dân Nhật Bản đã bày tỏ sự cảm thông, thấu hiểu và ủng hộ chúng tôi”.

 

Tuyên bố của bà có lẽ một phần là để dự liệu cho chuyến thăm cấp nhà nước theo dự kiến ​​của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Nhật Bản vào tháng 4. Song chuyến đi đã bị hoãn lại do đại dịch, đồng thời cũng có một số biến chuyển nhỏ trong quan hệ Trung-Nhật.

 

Hồi đầu tháng 5, hai tàu chấp pháp của Trung Quốc đã đuổi theo một tàu đánh cá Nhật ngay trong lãnh hải của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku – những đảo nhỏ không người ở trên Biển Hoa Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư.

 

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh gấp rút thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông.

 

Phát biểu với báo giới cùng ngày, bà Hoa phản pháo, nói rằng Hồng Kông “hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép nước ngoài can thiệp.”

 

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện chỉ có hai người phát ngôn. Cảnh Sảng, người đôi khi trả lời các câu hỏi của cánh nhà báo một cách hài hước, đã chuyển sang một vị trí mới sau khi chủ trì cuộc họp báo cuối cùng của mình vào ngày 5 tháng 6.

 

Bà Hoa và ông Triệu giờ hàng ngày luân phiên xử lý nhiệm vụ trình bày quan điểm của Trung Quốc ra thế giới, theo phong cách “chiến lang”.

 

https://images.motthegioi.vn:8443/media/alfonsotri/30_06_2017/Y3JvcHBlZF9pbWFnZV9s.png

Chụp ảnh selfie với bà Hoa Xuân Oánh, Ngoại trưởng Nhật gặp rắc rối

Một thành viên đảng Dân chủ đối lập ở Quốc hội Nhật Bản đã “nâng quan điểm về cấp bậc” sau khi Ngoại trưởng Nhật Taro Kono chụp ảnh selfie với bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

 

Theo báo Japan Times, bức ảnh này được tải lên tài khoản Twitter của ông Kono ngày 28.1, trước khi ông nói chuyện với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Bắc Kinh.

 

Vẫn theo báo Nhật, bà Hoa Xuân Oánh nổi tiếng với vẻ ngoài cứng rắn, đã cười khi chụp ảnh selfie chung với Ngoại trưởng Nhật Bản. Ông Kono tải ảnh lên Twitter và viết tiếng Anh: “Với quý bà Trung Quốc nổi tiếng!”.

 

Nhiều người dùng Twitter hoan nghênh, xem đấy là một dấu hiệu hữu nghị trong quan hệ Nhật-Trung. Nhưng nghị sĩ Hiroyuki Konishi của đảng Dân chủ (đối lập) ở Thượng viện Nhật chỉ trích Ngoại trưởng Kono trên Twitter của ông là người “xun xoe, nịnh bợ Trung Quốc”.

 

Ông Konishi viết: “Bà ta chỉ là người phát ngôn của chính quyền Trung Quốc. Bà ta là một quan chức cấp thấp, không phải là đối tác trong những cuộc nói chuyện ngoại giao. Chụp ảnh chung với người có nụ cười nhả nhớt không hề có tính chất ngoại giao, mà là lép vế”.

 

Đáp lại, Ngoại trưởng Kono bày tỏ sự bất ngờ, về ai đó lại bận tâm về “giai cấp” của người khác khi chụp ảnh. Ông viết tiếp Twitter khác: “Mệt quá đi”.

 

Tại cuộc họp báo ngày 2.2, ông Kono nói sẽ không từ bỏ hoạt động ngoại giao Twitter của ông.

 

Theo báo Japan Today, những phản ứng của ông nghị Konishi là một trong những tư tưởng thủ cựu, của những chính khách cao tuổi sợ hãi hình ảnh selfie của ông Kono là “phát đi hình ảnh Nhật Bản mềm yếu, trong khi Trung Quốc tỏ ra mạnh bạo trên biển Hoa Đông”.

 

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật đã hưu trí, nói: “Ngay cả khi Kono phản ứng tàu ngầm Trung Quốc áp sát quần đảo Senkaku của ta, ông ta sẽ không được xem trọng nếu ông ta lại học đòi chụp ảnh chung với quan chức Trung Quốc”.

 

Theo báo trên, bà Hoa Xuân Oánh là người luôn chỉ trích mạnh mẽ việc Nhật Bản đòi chủ quyền quần đảo Senkaku.

 

Một nghị sĩ lão làng của liên minh cầm quyền ở Nhật (gồm đảng Dân chủ tự do mà ông Kono là thành viên, và đảng Komeito) nói: “Ảnh selfie này cho Trung Quốc cảm tưởng Nhật đã mềm giọng trong việc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku”.

 

Quần đảo này trên biển Hoa Đông, do Nhật kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền, đặt tên là quần đảo Điếu Ngư. Trung Quốc thường đưa tàu tuần duyên vào lãnh hải Nhật quanh các đảo hoang này, và hồi tháng 1 đã đưa tàu ngầm đến vùng tranh chấp này.

 

Bảo Vĩnh (theo Japan Times, Japan Today)

 

Nguồn: Một Thế Giới

 

---------------------------------------

 

Nguồn: 

 

Tetsushi Takahashi, Beijing DiaryNikkei Asian Review, 6/2020.

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats