Friday, 24 April 2020

VÙNG CẤM CỦA BÁO CHÍ SẢN (Phạm Đoan Trang)





Nhìn cảnh tuyên giáo rối rít xua báo chí viết bài “đấu tranh” với Trung Quốc xoay quanh vấn đề chủ quyền và Công hàm Phạm Văn Đồng mà bật cười.

Ban đầu, tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc là chủ đề cấm kỵ với báo chí cách mạng. Năm 2001, khi tôi làm một mẩu tin nhỏ xíu (dịch từ Washington Times) về việc Trung Quốc đưa tàu chiến đến gần quần đảo Trường Sa, ban biên tập lấy hết can đảm mới cho tồn tại một câu cuối bài: Đây là khu vực có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. (Ba chữ “và Việt Nam” đặt cuối câu nữa mới ghê chứ!).

7-8 năm sau đó, báo chí Việt Nam mới dám rón rén nhắc đến vấn đề Trường Sa-Hoàng Sa. Tháng 12/2007, VietNamNet bị đánh tả tơi vì bài viết “Sức mạnh đồng thuận Việt Nam: Nhìn từ Hoàng Sa -Trường Sa”. Người viết không để tên thật, và bài viết thực ra khá nhạt với những bình luận chung chung, không có gì mới. Thế mà cũng khiến ban biên tập một phen phải giải trình lên xuống trước tuyên giáo.

Đầu năm 2009, ấn bản báo xuân Kỷ Sửu của tạp chí Du Lịch bị đình bản ba tháng ngay sát trước Tết vì “tội” không tuân thủ sứ mệnh “tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước” và đã “kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước”. Lý do chủ yếu là vì Du Lịch đã đăng bài “Tản mạn với đảo xa” của nhà báo Trung Bảo, trong đó ca ngợi những người biểu tình là yêu nước (chứ lại không phải là “đối tượng gây rối trật tự công cộng” như tuyên giáo và công an vẫn cố vẽ).

Từ lúc bị cấm tiệt nói về tranh chấp chủ quyền, cho tới lúc báo chí ọ ẹ nói được hai từ Hoàng Sa-Trường Sa, đã là hàng năm trời, với bao nhiêu nhà báo bị kỷ luật, mất việc, bao nhiêu nhân viên tòa soạn (không phải người làm báo) vạ lây, “chết oan”.

                                                 * * *
Ấy thế mà vẫn chưa phải là đã phá được vùng cấm đâu. Bao nhiêu năm qua, 5 tiếng “Công hàm Phạm Văn Đồng” vẫn là một trong các chủ đề cấm kỵ (bất thành văn) với báo chí.

Ở đây ta mới thấy rõ cái lố bịch của bộ máy tuyên giáo và công an trị: Chúng chỉ thích những sự thật nào làm đẹp lòng chúng. Với những sự thật cay đắng, có thể bất lợi cho chúng, chúng chọn cách lờ tịt đi, không nhắc đến, và bắt toàn xã hội – nhất là báo chí và giới nghiên cứu – phải câm miệng theo.

Ngay cả lúc buộc phải đấu tranh, phản bác, chúng cũng muốn mọi sự đấu tranh, phản bác phải theo đúng ý chúng, theo định hướng. Nói chung, chúng vẫn không cho ai nhắc tới vấn đề chính.

Thật lố bịch, vì làm sao có thể phản biện một thứ như Công hàm Phạm Văn Đồng mà lại không nhắc đến nó?

Tương tự, làm sao có thể đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế nếu… không được phép biết hai nhà nước cộng sản này đã từng ký kết, thỏa thuận những gì với nhau?


.
Có mọc thêm mười đôi cánh đảng cũng không thể kiện ra tòa quốc tế, vì Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đích thân gắn vòng kim cô trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc:

3. [...] "Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên g…Xem thêm
MOFAHCM.GOV.VN







No comments:

Post a Comment

View My Stats