Monday, 27 April 2020

CHÍNH QUYỀN TRUMP & PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG (Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả)




27/04/2020

LTS: Báo cáo của Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố ngày 16 tháng 4 năm 2020, đưa ra những chi tiết về chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính quyền của ông đã và đang liên tục tấn công các nhà báo, các phóng viên và các phương tiện truyền thông Mỹ hơn ba năm qua, gây tổn hại cho nền báo chí Mỹ, cơ quan quyền lực thứ tư của đất nước này.

CPJ cũng đã từng lên tiếng bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các nhà báo trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Năm 2013, CPJ phát động chiến dịch thỉnh nguyện thư, kêu gọi giới lãnh đạo Việt Nam phóng thích blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải. Ngoài ra, CPJ cũng đã từng lên tiếng bảo vệ những tiếng nói can đảm ở Việt Nam, đã cất lên tiếng nói phản đối bạo quyền.

Báo cáo của CPJ lần này bảo vệ các nhà báo Mỹ, những người đang thực hiện chức nghiệp của mình để thông tin cho người dân, đồng thời kiểm soát chính quyền Mỹ, giúp chính quyền làm việc minh bạch hơn trong việc phục vụ dân chúng. Thế nhưng các nhà báo và các cơ quan truyền thông Mỹ đã bị Trump và chính quyền của ông tấn công liên tục hơn ba năm qua. Báo cáo này khá dài, chúng tôi xin được đăng thành nhiều kỳ.

______

Dịch giả: Song Phan
16-4-2020

Tấn công vào uy tín báo chí gây nguy hiểm cho nền dân chủ Hoa Kỳ và tự do báo chí toàn cầu

Chính quyền Trump đã tăng cường truy tố các nguồn cung cấp tin, can thiệp vào công việc của các chủ phương tiện truyền thông, sách nhiễu các nhà báo vào biên giới Hoa Kỳ và tạo thêm quyền lực cho các nhà lãnh đạo nước ngoài để hạn chế các phương tiện truyền thông của họ.

Nhưng âm mưu hiệu quả nhất của Trump là phá hoại uy tín báo chí, dìm sự thật và sự đồng thuận một cách nguy hiểm ngay cả khi đại dịch COVID-19 đe dọa giết chết hàng chục ngàn người Mỹ. Một báo cáo đặc biệt của Ủy ban Bảo vệ Ký giả.

Nội dung

Về báo cáo này
Tổng thống và báo chí
Các cuộc tấn công của Trump vào uy tín báo chí
Báo chí truy cập thông tin chính phủ dưới thời Trump
Trump và sự thật
Trump, luật pháp và báo chí
Nhắm vào những người chủ phương tiện truyền thông
Chiến tranh về các rò rỉ
Sách nhiễu các nhà báo ở biên giới Hoa Kỳ
Tác động bên ngoài Hoa Kỳ
Phản ứng của báo chí
Khuyến nghị

                                     ***

WASHINGTON, D.C. -  Ban đầu khi Tổng thống Donald J. Trump hạ thấp tối thiểu nguy cơ của virus COVID-19 trong hai tháng đầu năm 2020, ông đã tấn công các phương tiện truyền thông đưa tin về mối đe dọa ngày càng tăng và phản ứng chậm chạp của chính quyền.

Các hãng tin giả hạ cấp MSDNC (Comcast) & @CNN đang làm mọi cách có thể để làm cho virus corona trông tệ hại tới mức có thể, trong đó có cả việc làm thị trường hoảng loạn, nếu được”, tổng thống đã tweet vào ngày 26 tháng 2, ngụ ý rằng MSNBC liên minh với Đảng Dân chủ.

Ngày 8 tháng 3, sau khi có nhiều bài báo nói về những thiếu sót trong phản ứng của chính quyền, Trump đã tweet, “Truyền thông Tin Giả đang làm mọi thứ có thể để khiến chúng ta trông tồi tệ. Buồn thay!” Ngày hôm sau, sau khi chỉ số Dow Jones mất 2.014 điểm, tương đương 7,79% giá trị, tổng thống cũng đổ lỗi cho “tin giả”.

Trong dòng tweet ngày 18 tháng 3, Trump nhấn mạnh rằng, “Tôi luôn coi virus Trung Quốc rất nghiêm trọng” và “tường thuật của Báo chí Tin Giả mới ô uế và sai trái”. Tại cuộc họp báo đầy tranh cãi ở tòa Bạch Ốc về COVID-19 ngày 19 và 20 tháng 3, ông ta lại giận dữ, tấn công giới truyền thông, nói rằng “báo chí rất không trung thực” khi đưa tin về cách ông xử lý khủng hoảng và các nhà báo “thật sự làm tổn thương đất nước chúng ta”.

Đó là điển hình về sự thù địch chưa từng có của tổng thống Trump đối với báo chí. Trump đã thường xuyên tấn công giới truyền thông trong các cuộc họp, trong trả lời các câu hỏi của phóng viên và trong hàng trăm tweet. Ông ta đã nhiều lần gọi báo chí là “tin giả”, là “kẻ thù của nhân dân”, “không thành thật”, “suy thoái”, “phóng viên kém lương thiện”, “bọn người xấu xa”, “bọn cặn bả”, và “một số trong bọn người xấu nhất mà bạn sẽ gặp”.

Như Trump đã nói với Leslie Stahl của CBS News ngay sau khi ông được bầu làm tổng thống năm 2016, ông đã và đang cố gắng phá hủy uy tín của giới truyền thông đưa tin về ông.

Chris Wallace, người dẫn chương trình của Fox News nói tại buổi tổ chức sự kiện về tự do báo chí của Hội Phóng viên Chuyên nghiệp (SPJ) tại Washington vào ngày 11 tháng 12 năm 2019: “Tôi tin rằng Tổng thống Trump đang dấn vào cuộc tấn công trực tiếp dai dẳng nhất vào tự do báo chí trong lịch sử của chúng ta. Ông ta đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để cắt xén truyền thông, để cố gắng làm cho họ thành bất hợp pháp, và tôi nghĩ mục đích của ông ta rất rõ ràng: Gây ra những nghi ngờ, khi chúng ta đưa tin phê phán về ông ta và chính quyền của ông ta, rằng chúng ta không thể tin tưởng được”.

Hưởng ứng các cuộc tấn công bằng lời nói đều đặn của Trump, cánh báo chí thường xuyên bị la ó, chế giễu tại các buổi tập họp (rallies) của Trump và các phóng viên bị nêu tên trong các tweet của ông ta đã liên tục bị quấy rối trên mạng. Cũng có những đe dọa đáng tin cậy gửi tới các tổ chức tin tức, trong đó CNN thường xuyên là mục tiêu bị nhắm tới.

Các thư ký báo chí của tổng thống, các trợ lý tòa Bạch Ốc và các quan chức chính phủ khác, cùng các đồng minh của Trump trong Quốc hội cũng liên tục tấn công báo chí, thường lặp lại như vẹt ngôn ngữ của tổng thống. Cùng với hàng ngàn tuyên bố sai lệch được ghi chép lại của Trump và việc ông đề cao các thuyết âm mưu đã bị bác bỏ, các cuộc tấn công của chính quyền vào uy tín của giới truyền thông đã dìm đi sự thật và sự đồng thuận một cách nguy hiểm ở một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc.

Hiện tại chúng ta có một số hãng tin tốt nhất mà thế giới đã biết. Tuy nhiên, Trump đã tạo ra một bầu không khí trong đó những tin tốt nhất, những tin đã qua kiểm tra từ thực tế thật nhất, lại không được nhiều người tin tưởng”. Ông Paul Steiger, cựu biên tập viên của Tạp chí Wall Street, là người sáng lập hãng tin phi lợi nhuận ProPublica, và cựu chủ tịch ban giám đốc của Ủy ban Bảo vệ Ký giả, nói.

Chính quyền Trump đã đe dọa công việc của báo chí Mỹ theo những cách khác. Bộ Tư pháp đã tăng cường điều tra và truy tố các nguồn cung cấp tin loại mật của chính phủ cho các nhà báo, trong khi Trump và các tổng chưởng lý của ông đã không chấp nhận loại trừ việc truy tố chính các phóng viên. Cơ quan Hải quan và Biên phòng (CBP) đã thẩm vấn các nhà báo tại các đồn biên phòng, lục soát các thiết bị điện tử của họ và theo dõi việc di chuyển của họ trong một cơ sở dữ liệu bí mật.

Chính ông Trump đã kêu gọi tẩy chay các hãng tin và thay đổi luật mạ lỵ để trừng phạt báo chí. Ban vận động tái tranh cử của ông đã kiện báo New York Times, Washington Post và CNN về tội mạ lỵ vì những ý kiến được các nhà báo chuyên mục và những người đóng góp của họ bày tỏ. Ông đã thất bại khi tìm cách tước thẻ báo chí Nhà Trắng của các nhà báo và hãng tin có những câu hỏi và câu chuyện mà ông không thích. Ông khuyến khích chính phủ liên bang can thiệp vào công việc của các chủ sở hữu báo CNN, các hệ thống phát thanh truyền thống và báo Washington Post.

Trump phát biểu trong buổi họp báo hàng ngày về virus corona chủng mới, COVID-19, trong Phòng Briefing Brady tại tòa Bạch Ốc ngày 25 tháng 3 năm 2020, tại Washington. Trump gọi các nhà báo “rất không trung thực” vì họ đưa tin về cuộc khủng hoảng sức khỏe. (AFP / Mandel Ngan)

Cũng nguy hiểm như tất cả điều đó dành cho giới truyền thông, các cuộc tấn công của Trump đã thành công nhất trong việc làm xói mòn uy tín của báo chí Mỹ trong số hàng triệu kẻ ủng hộ ông. Một nghiên cứu lớn của Trung tâm nghiên cứu Pew vào cuối năm 2019, cho thấy, đa số đảng viên Cộng hòa thường xuyên mất tin tưởng vào hầu hết các phương tiện truyền thông (trừ các phương tiện truyền thông ủng hộ Trump như Fox News), trong khi đa số đảng viên Dân chủ có xu hướng tin tưởng họ. Trong một cuộc khảo sát của Pew được thực hiện vào giữa tháng 3, có 62% số người được hỏi, nói rằng, giới báo chí đã phóng đại những nguy cơ của virus COVID-19.

Trong buổi họp báo ngày 20/3, Trump tấn công phóng viên Peter Alexander của đài NBC, gọi anh là “nhà báo khủng khiếp”. Ảnh: NBC

Một số nhà quan sát chuyên sâu lo ngại một mối đe dọa hiện hữu đối với tự do báo chí của Mỹ. Giáo sư luật về truyền thông của Đại học Utah, RonNell Anderson Jones nói với tôi rằng, “Trump không tôn trọng báo chí với vai trò là một định chế dân chủ cốt lõi”. Bà nói rằng, truyền thông Mỹ phụ thuộc vào sự chấp nhận của công dân về vai trò Tu chính án số 1 [của Hiến Pháp]. Nếu điều đó bị xói mòn, bà cảnh báo, “quyền tự do báo chí đang ở trong tình trạng nguy hiểm”.

Ông Frank Frank Sesno, từng là người dẫn chương trình tin tức trụ cột đài truyền hình cáp CNN và là người điều hành Trường Truyền thông và Công vụ của Đại học George Washington, nói trong một cuộc phỏng vấn cho báo cáo này. “Cuộc tấn công của Tổng thống Trump vào báo chí là một cuộc tấn công vào tính chính danh của chính nóĐây là một rào cản Orwell về ngôn ngữ phi nhân cách về mục đích của công việc, những người làm công việc và các tổ chức sử dụng họ. Đó là một cuộc tấn công liên tục vào một nền báo chí tự do – và vào quyền được biết của công chúng cũng như sự hiểu biết của công chúng về vai trò của báo chí trong một nền dân chủ”.

Các cuộc tấn công của Trump dường như cũng đã làm tăng quyền lực cho các nhà lãnh đạo chuyên quyền nước ngoài trong việc làm mất uy tín và hạn chế báo chí ở nước họ. Ông Sesno là người làm việc với các phương tiện truyền thông ở các nước Đông Âu nói: Khi tổng thống gọi báo chí là kẻ thù của nhân dân, ông khuyến khích mọi kẻ chuyên quyền, mọi nhà độc tài muốn đóng cửa tự do báo chí. Họ đã được làm cho thành hợp lệ. Nó dội ra khắp thế giới”.

Tổng thống đã đích thân dàn dựng và khống chế thông tin truyền thông về chính quyền của mình, thông qua hàng chục ngàn tweet và hàng chục cuộc gặp gỡ với báo chí, trong đó ông chọn phóng viên và câu hỏi mà ông sẽ trả lời. Theo đo đếm của nhóm Kiểm tra Sự kiện (Fact Checker) của báo Washington Post, Trump đã đưa ra 16.241 phát biểu sai lệch hoặc gây hiểu lầm trong tất cả các giao tiếp đó trong ba năm đầu cầm quyền.

Cùng lúc đó, cho đến cuộc khủng hoảng COVID-19, chính quyền Trump đã hạn chế hầu hết quyền truy cập hồ sơ của tòa Bạch Ốc và các quan chức chính quyền khác ngoài tổng thống. Các buổi họp báo thường ngày đã biến mất trong nhiều tháng tại tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng, và các quan chức thường từ chối phát biểu có thu âm/ ghi hình trong các cuộc phỏng vấn. Chỉ trong đại dịch COVID-19, trong các buổi họp báo hàng ngày được tổ chức cho giới truyền thông, do Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu mới có ghi âm/ ghi hình.

Để đáp lại, các phóng viên đã phát triển các nguồn cung cấp tin mật bên trong tòa Bạch Ốc và các cơ quan chính phủ cho các câu chuyện để lộ. Sau đó, Trump gọi những câu chuyện đó là “tin giả” và tuyên bố rằng các “nguồn giấu tên” của họ không hề tồn tại. Khi Trump tấn công những câu chuyện đó và các phóng viên đã viết chúng, những người ủng hộ ông thường lên mạng tuôn ra những lời lăng mạ và châm chọc, nhắm vào các nhà báo.

Anita Kumar, phóng viên báo Politico tại tòa Bạch Ốc, nói: “Hiện tại, có ít người trong chính quyền Trump phát biểu chính thứcChúng tôi không hề dựng chuyện, nhưng mọi người không tin chúng tôi”.

Trong báo cáo này, tôi sẽ xem xét tác động của các cuộc tấn công của Trump đến uy tín của báo chí Mỹ; việc chính quyền của ông hạn chế truy cập thông tin chính phủ; tính chân thật của tổng thống; những thách thức pháp lý của ông đối với công việc của truyền thông; việc Tổng thống đã cố can thiệp vào sự độc lập tài chính của một số chủ hãng truyền thông; và tác động đến báo chí ở các nước khác. Tôi cũng sẽ khai thác các nhà báo và chuyên gia luật truyền thông nói gì về việc báo chí nên đáp ứng như thế nào.

Tôi đã phỏng vấn gần 40 nhà báo, những người ủng hộ tự do báo chí, các trưởng khoa báo chí ở các trường, luật sư và giáo sư truyền thông, và các quan chức chính phủ. Tôi đã dựa vào nghiên cứu sâu rộng của Stephanie Sugars của US Press Freedom Tracker (Theo dõi Tự do Báo chí Mỹ), một dự án của CPJ và Freedom of the Press Foundation (Tổ chức Tự do Báo chí).

Tôi đã nói chuyện với Michael Dubke, cựu giám đốc truyền thông tòa Bạch Ốc của Trump. Tuy nhiên, yêu cầu trả lời đã được gửi tới Stephanie Grisham, thư ký báo chí tòa Bạch Ốc, là người đã rời khỏi chức vụ này, được công bố ngày 7 tháng 4, và phó của cô, Hogan Gidley, đã không trả lời.

Những người ủng hộ Trump la mắng giới truyền thông tại một cuộc tập hợp ở Des Moines, Iowa, vào ngày 30 tháng 1 năm 2020. Trump thường xuyên chế giễu báo chí tại các cuộc tập hợp của ông và khuyến khích đám đông tham gia. (Reuters / Jonathan Ernst).
(Còn tiếp)

------------------------------

Song Phan dịch
28/04/2020

Tổng thống và báo chí

Hành vi của Trump làm tôi nhớ đến các cuộc tấn công bằng lời công khai của Richard Nixon vào báo chí khi tôi là một trong những biên tập viên làm việc trong cuộc điều tra Watergate của báo Washington Post.

Ngoài ra, Nixon đã ra lệnh nghe lén và FBI điều tra bất hợp pháp một số phóng viên, và tòa Bạch Ốc vẫn nắm giữ một “danh sách kẻ thù” chính trị, trong đó có các nhà báo và phóng viên truyền hình. Các băng ghi âm của tòa Bạch Ốc cuối cùng đã tiết lộ rằng, Nixon cũng thường nổi giận với báo chí trong các cuộc trò chuyện ở Phòng Bầu dục với các trợ lý của mình, gọi các phóng viên là “những thằng hề” và “đồ chó đẻ”.

Michael Michael Conway, cố vấn Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ trong cuộc điều tra luận tội Nixon, viết trên website tin tức NBC vào tháng 11 năm 2019: “Dù các cuộc tấn công của tòa Bạch Ốc thời Nixon vào báo chí liên quan đến các hành vi tội phạm, một số trong đó cuối cùng dẫn đến vụ Nixon bị luận tội, các cuộc tấn công của Trump được cho là nguy hiểm hơn và gây tổn hại hơn cho báo chí tự do. Trump đang tìm cách, và thành công đến mức độ đáng kinh ngạc, trong việc làm mất uy tín của toàn bộ ngành truyền thông qua việc tuyên bố báo chí là ‘kẻ thù của nhân dân.”

Chính quyền của hai tổng thống Ronald Reagan và Bill Clinton đều tranh thủ báo chí, mặc dù Bill và Hillary Clinton khó chịu việc đưa tin về các thỏa thuận làm ăn của họ ở Arkansas, về vụ vụng trộm của tổng thống với Monica Lewinsky, và về vụ luận tội của ông. Họ đặc biệt không hài lòng với Washington Post, nơi mà với tư cách là biên tập viên điều hành, tôi đã chỉ đạo việc đưa tin đó. Nhưng sự tức giận của Clinton về một số câu chuyện, nhà báo và các hãng tin, không bao giờ phát triển thành việc chống lại toàn bộ giới truyền thông một cách kịch liệt.

George W. Bush thân thiện với các phóng viên, và báo chí có thể tiếp xúc được các quan chức trong chính quyền của ông. Đồng thời, họ cũng bị kỷ luật, đáng lưu ý trong việc truyền đạt tin tức, trong đó bao gồm những lời biện minh sai cho cuộc xâm lược Iraq sau vụ khủng bố 11/9. Ngoài ra, trong “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn thế cầu của CIA, các cơ quan tình báo và Bộ Tư pháp đã bắt đầu điều tra mạnh mẽ các “rò rĩ” thông tin loại mật. Sau đó, những cuộc điều tra này dẫn đến các vụ truy tố chưa từng có đối với các nguồn cung cấp tin cho các nhà báo của chính quyền Obama và Trump.

Barack Obama hứa rằng chính quyền của ông sẽ minh bạch nhất trong lịch sử. Thay vào đó, nó trở thành chính quyền kiên định nhất trong việc hạn chế thông tin mà các phương tiện truyền thông cần có để buộc chính phủ chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nó đã sử dụng các trang web và mạng truyền thông xã hội của tòa Bạch Ốc để qua mặt giới báo chí trong việc trình bày phiên bản thực tế của chính mình trước công chúng, tiền thân của cách Donald Trump sau này sử dụng Twitter. Chính quyền Obama đã chủ động ngăn cản các cuộc phỏng vấn “không được phép” của các quan chức chính phủ với báo chí, và nó đã đi những bước dài trong việc chống lại việc rò tin cho các phóng viên.

Đáng kể nhất, chính quyền Obama đã truy tố 10 nhân viên chính phủ và người hợp đồng vì đã tiết lộ thông tin mật cho báo chí. Tám trong số các vụ truy tố là theo Đạo luật gián điệp năm 1917, được ban hành trong Thế chiến I để bảo vệ đất nước chống lại gián điệp cho các chính phủ nước ngoài. Đạo luật này chỉ được sử dụng ba lần trong chín thập niên, trước khi Obama nhậm chức.

Trong một số trường hợp, Bộ Tư pháp và FBI đã bí mật thu giữ nội dung điện thoại và email giữa các nguồn và các phóng viên báo New York Times, Fox News và Associated Press. Các nhà báo an ninh quốc gia nói với tôi rằng, những cuộc điều tra đó có tác dụng làm nhụt chí các nguồn cung cấp thông tin trong chính phủ.

Tuy nhiên, chính quyền Obama “không bao giờ tiến hành to tiếng công khai chống lại báo chí”, giáo sư luật truyền thông của Đại học Georgia, Jonathan Peters lưu ý. Ngược lại, Peters đặc tả các cuộc tấn công bằng lời của Trump vào báo chí là “một nỗ lực có hệ thống nhằm làm bất hợp pháp hóa giới truyền thông trong tư cách là công cụ kiểm tra quyền lực của chính phủ”.

Vào thời điểm Trump được bầu làm tổng thống tháng 11 năm 2016, người Mỹ dường như bị chia rẽ không thể hòa giải được, không chỉ về chính trị, tư tưởng và tình cảm, mà còn trên thực tế. Hết thăm dò này tới thăm dò khác, cho thấy, những người ủng hộ và những người phản đối Trump tin rằng, các phiên bản rất khác nhau của những gì họ nghĩ là sự thật vì họ phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn tin tức và thông tin mà họ tin tưởng, bất kể tính xác thực của chúng. “Người ta xây nên thực tế cho chính họ từ một lựa chọn truyền thông mà họ đồng ý”, ông Mark Lukasiewicz, trưởng khoa báo chí của Đại học Hof Hofstra, nói với tôi.

Một khung hình video cho thấy, ngày 26 tháng 10 năm 2018, các đặc vụ FBI kéo một tấm bạt lên một chiếc xe tải từ Plantation, Florida, được phủ trong các miếng dán ủng hộ Trump. Chiếc xe đã được điều tra liên quan đến kiện bom gửi đến phòng tin tức CNN ở New York và các nhà phê bình bị nghi đã chỉ trích Tổng thống Trump (WPLG-TV qua AP).

Các cuộc tấn công của Trump vào uy tín báo chí

Phóng viên Leslie Stahl của CBS News đã nói tại một buổi họp mặt của Hội Phóng viên Chuyên nghiệp ở New York hồi tháng 5 năm 2018, về một cuộc trò chuyện của cô với Tổng thống Trump vừa đắc cử, trong văn phòng của ông ở Trump Tower, trước cuộc phỏng vấn trong tiết mục “60 phút” của CBS với ông hồi tháng 11 năm 2016. Stahl nói: “Tới một lúc, ông ta bắt đầu tấn công báo chí. Không có camera ở đó”.

Stahl nhớ lại: “Tôi đã nói, ‘Ngài biết điều này đang trở nên mệt mỏi. Sao ngài cứ làm điều đó mãi như vậy? Thật nhàm chán và đã đến lúc kết thúc điều đó’. Ngài biết đấy, ngài đã thắng cử, sao ngài lại tấn công vào nó mãi như vậy?”

Và ông ta nói: ‘Cô biết tại sao tôi làm điều đó không? Tôi làm điều đó để làm mất uy tín của tất cả bọn cô và hạ bệ tất cả bọn cô, để khi bọn cô viết những câu chuyện tiêu cực về tôi, sẽ không ai tin bọn cô’.”

Nhớ lại cuộc trao đổi này, Stahl đã nói với tôi vào đầu năm 2020: “Cái điều nảy ra với tôi là, nó đã được toan tính thế nào. Ông ta vạch ra kế hoạch cho điều đó”.

Và tôi đã sai”, cô ấy nói về điều cô nghĩ lúc đó rằng, tác động của các cuộc tấn công của Trump lên báo chí sẽ là gì. “Khi bạn nói điều gì đó lặp đi lặp lại, nó có tác động rất lớn. Sự lặp lại là một phần tác động của nó”.

Các cuộc tấn công của Trump vào báo chí trong các cuộc gặp gỡ với các nhà báo tại tòa Bạch Ốc, “có thể gây thất vọng tầm gần. Ông ta có một số điều phàn nàn chính đáng về báo chí, nhưng thường đó là một công cụ chính trị. Ông ta háo hức giao lưu với báo chí – để chúng ta gần gũi với ông ấy – nhưng sau đó bắt đầu các cuộc tấn công”. David Mike Bender, phóng viên Wall Street Journal ở tòa Bạch Ốc, nói.

Michael Dubke từng là giám đốc truyền thông của tòa Bạch Ốc thời Trump vào đầu năm 2017, nói với tôi rằng, một phần lý do khiến Trump tấn công báo chí và đặc tả tin tức là giả “là sự thất vọng của ông ta về cách báo chí đã đưa tin về ông”. Dubke tranh luận: “Không có chuyện nào nói về sự tiến bộ mà ông đã làm với nền kinh tế và chính sách đối ngoại. Tới mức tốt nhất cũng chỉ là những chuyện đã tiêu cực”.

Dubke, hiện là cố vấn truyền thông chiến lược của đảng Cộng hòa, nói thêm: “Ông ấy cũng rất ngạc nhiên. Tổng thống cảm thấy rằng ông có quan hệ tốt với báo chí với tư cách là một nhà phát triển ở New York. Ông ấy luôn sẵn lòng gặp gỡ báo chí”.

Lucy Dalglish, trưởng khoa trường Báo chí Philip Merrill của Đại học Maryland, nói, dù ý định của Trump ngay từ đầu là gì, hiệu quả của những lời phỉ báng của ông ta là rõ ràng. Cô nói: “Ngay cả khi ban đầu nó không phải là mục đích xấu, thì nó sẽ trở thành như vậyKhi bạn đi khắp đất nước, bạn sẽ nghe mọi người nói về ‘tin giả’. Nó đã gây ra thiệt hại rất lớn”.

Trump càng dành thời gian nhiều hơn để lên án báo chí một cách giận dữ tại các cuộc tụ hợp lớn của ông với những người ủng hộ ông nhiệt tình trên khắp đất nước, khuyến khích đám đông sôi nổi phản ứng. Ông ta thường xuyên chỉ vào đám đông phóng viên, những người chụp ảnh và nhà quay phim lố nhố lên trong phần dành cho báo chí dựng lên đằng sau đám đông, khiến mọi người quay lại, la ó, và hét lên những điều như, “CNN sucks”.
Kumar của Politico nói: “Chúng tôi luôn luôn bị chú ý tại một cuộc tụ tập khi đám đông hưởng ứng với ông ấy. Khi đám đông ở ngay bên cạnh báo chí, chúng tôi sẽ bị la ó và mọi người đang nói những điều tệ hại với chúng tôi”.

Phóng viên Kristina Partsinevelos của Fox Business Network có mặt trong khu báo chí chật cứng khi Trump tuyên bố sẽ tái tranh cử tại một cuộc tập hợp rầm rộ tại đấu trường Amway Center ở Orlando, Florida, ngày 18 tháng 6 năm 2019. “Nhiều lần trong đêm đó, không chỉ từ Tổng thống Trump, tất cả những người nói trước ông, đã thách thức giới truyền thông”. Sau đó cô nói với Howard Kurtz về chương trình “Media Buzz” của ông trên Fox News. “Toàn bộ đám đông chuyển sang la ó. Một anh chàng đang chế giễu một phóng viên bên cạnh tôi, và tôi thậm chí còn không biết ông ta đến từ mạng lưới nào”.

Trong một cuộc thảo luận hồi tháng 3 năm 2018 mà tôi đã điều phối, phóng viên Ashley Parker của báo Washington Post tại tòa Bạch Ốc nhớ lại cách Trump gọi tên cô và phóng viên Maggie Haberman của báo New York Times tại tòa Bạch Ốc ở một cuộc tập họp (rallies) lớn ở San Diego, sau khi mỗi người viết một câu chuyện mà ông không thích: “Chúng tôi đang ở giữa căn phòng này khoảng 10.000 người hoặc hơn và ông ta bắt đầu phàn nàn về câu chuyện của chúng tôi: ‘Có một người phụ nữ tên Parker và một phụ nữ tên Haberman và họ đã viết nhiều nhất’ – thật ra tôi có đeo thẻ tên, nhưng tôi nhanh chóng đưa máy tính xách tay của mình lên để che lại –  ‘Họ là những người bất lương nhất và đáng khinh nhất – họ không có ở đây, phải không?’ Rồi cả đám đông quay lại ‘la ó, hút gió, Parker có ở đây không?’

Parker nói lúc đó: “Điều may mắn về công việc của một phóng viên báo in là, không ai biết tôi là ai. Nhiều người bạn tốt của tôi [với công việc xuất hiện] trên TV, đặc biệt là phụ nữ, cảm thấy có nhiều lời nói cay độc hơn. Điều này đã được báo cáo, nhưng CNN và các cơ quan báo chí khác có giữ an toàn cho các phóng viên nữ của họ đi bộ đến xe của họ sau các cuộc tụ tập [của Trump] hay không”.

Phóng viên CNN ở tòa Bạch Ốc Abby Phillip nói tại một buổi thảo luận của một hội thảo: “Tôi đã bị người ta đăng địa chỉ của cha mẹ tôi”. Cô nói thêm rằng, một cây viết bảo thủ đã đăng một câu chuyện về mẹ cô ấy, “kể cả đăng ảnh của bà (tức mẹ của Abby: ND) lên mạng, trong nỗ lực tấn công tôi vì đưa tin về một người đại diện Trump. Những chuyện như vậy đã thật sự leo thang”.

Kumar của Politico nói, “nhưng tôi cảm thấy thái độ thù địch hơn bao giờ hết, một giọng điệu hoàn toàn khác kể từ năm 2016”. Mặc dù Trump chưa bao giờ tấn công cô, nhưng trong email, Facebook và Twitter đã chỉ trích những câu chuyện và sự xuất hiện trên truyền hình của cô. Cô ấy nói với tôi: “Đôi khi tôi cố gắng không xem Twitter bởi vì đó là điều tiêu cực và khủng khiếp. Những chuyện như thế này chưa từng xảy ra trước đây”.

Trên Twitter, Trump đã tấn công giới truyền thông trong gần 1.900 tweet, từ khi ông tuyên bố ứng cử tổng thống vào năm 2015 cho đến cuối năm 2019, theo một cơ sở dữ liệu do Stephanie Sugars của US Press Freedom Tracker lưu giữ. Những cụm từ được tweet thường xuyên nhất của Trump để mô tả giới truyền thông và nhà báo là “tin giả”, “kẻ thù của nhân dân”, “bất lương”, “đồi bại”.

Hơn 600 tweet của Trump nhắm vào các tổ chức tin tức cụ thể, dẫn đầu là New York Times, CNN, NBC và MSNBC, Fox News và Washington Post. Ông ta gọi New York Times, trong số những từ phỉ báng khác, là “giả”, “dỏm”, “tởm”, “nhục nhã”, “ngu”, “bịa”, “đần”, “tẽ”, “thất bại” và “đang chết”. Ông ta đặc tả báo Washington Post là “giả”, “rồ”, “bất lương”, “dỏm” và “nhục nhã”. Tháng 7 năm 2017, Trump đăng lên Twitter một đoạn video dài 28 giây, trong đó ông được miêu tả là đang đấu vật và đấm một nhân vật có đầu đã được thay thế bằng logo của CNN.

Bốn trăm tweet của Trump đã nói tới hơn 100 nhà báo tại 30 cơ quan báo chí. Vào ngày 7 tháng 9 năm 2019, một cái tweet với hàng chục triệu người theo dõi, Trump đã gọi Parker và đồng nghiệp Philip Rucker của báo Washington Post là “hai phóng viên hạng nhẹ tởm lợm”, những người thậm chí không được phép vào khuôn viên của tòa Bạch Ốc vì bài báo của họ là quá KINH TỠM & GIẢ.

Biên tập viên điều hành Marty Baron của báo Washington Post đã trả lời rằng, “tuyên bố của Tổng thống đúng theo kiểu cách tìm cách phỉ báng và đe dọa báo chí. Điều đó không xác đáng và nguy hiểm, và nó thể hiện mối đe dọa đối với báo chí tự do trên đất nước này”.

Trong dòng tweet ngày 7 tháng 11 năm 2019, Trump đã gọi cho các phóng viên Matt Zapotosky, Josh Dawsey và Carol Leonnig của báo Washington Post là “những phóng viên hạ cấp” trong một công kích dữ dội về một bài mà ông ta không thích. Leonnig nói rằng, điều đó đã thúc đẩy “một sự gia tăng đáng kể” về thư từ thù hằn gửi tới. “Một số thư từ thù hằn có chút cay nghiệt, mô tả tôi là một thành phần của Nhóm Ngầm độc ác và ngốc như một tảng đá. Tôi đã bị những người tweet, gọi tôi là rác rưởi và lặp lại mô tả hạ cấp của tổng thống”, cô ấy nói với tôi.

Đồng thời, “tôi cũng thấy sự gia tăng của những người ủng hộ, lưu ý những điều tổng thống gọi tôi và các đồng nghiệp của tôi – và họ gửi email bày tỏ sự ủng hộ của họ về những gì chúng tôi làm tại Washington Post và cá nhân tôi. Các thành viên cộng đồng của những người biết tôi là tác giả bài báo, đã đề nghị chúng tôi làm những chiếc T-shirts in dòng chữ: ‘Tôi đứng chung với bọn hạ cấp’.” Leonnig nói.

Điều đó minh họa cho hố ngăn cách sâu rộng trong phản ứng của công chúng đối với các cuộc tấn công của Trump vào báo chí. Mặc dù khán giả truyền hình cáp Fox News đã tăng lên, nhưng cũng có sự gia tăng đáng chú ý về số người đăng ký đọc báo New York Times và Washington Post qua mạng, cũng như các quyên góp cho các đài phát thanh công cộng và các nhóm tự do báo chí.

Một trong những tác động của cách Trump tấn công báo chí là nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của tự do báo chí và vai trò của chúng tôi trong việc buộc chính phủ chịu trách nhiệm giải trình”, ông Dan Dan Balz, phóng viên chính trị của báo Washington Post, nói với tôi.

Đồng thời, Balz nói, “Thật nghiêm trọng khi ông ta săn lùng mọi người, điều mà chúng ta chưa từng trải nghiệm trước đây”.
Trump đưa ra quyết định có tính toán kỹ về người mà ông ta sẽ chọn [để tấn công]. Ông ta khuyến khích công chúng – thật ra là kêu gọi họ – làm hại các nhà báo. Người nào đó sẽ bị tổn thương”, Dalglish, trưởng khoa báo chí Maryland và trước đây là giám đốc điều hành của Ủy ban Phóng viên về Tự do Báo chí, nói.

Đã có những mối đe dọa giết người và gây thương tổn cho các tổ chức báo chí. Tháng 1 năm 2018, một người đàn ông ở Michigan đã bị bắt vì nói với một nhà điều hành tại trụ sở của CNN Atlanta, “Đồ Tin Giả, tao sẽ tới để bắn gục bọn bây”.

Tháng 8 năm 2018, một người đàn ông ở California, mà sau này người đó nói với các phóng viên rằng, “Nước Mỹ đã được cứu rỗi khi Donald J. Trump được bầu làm tổng thống”, đã thực hiện nhiều cuộc gọi điện thoại đe dọa giết nhân viên của báo Boston Globe.

Vào tháng 10 năm 2018, một người đàn ông đã gửi bom ống không nổ được, đến CNN ở New York, cũng như một số chính trị gia và quan chức đảng Dân chủ.

Vào tháng 2 năm 2019, FBI đã bắt giữ một trung úy Cảnh sát biển Hoa Kỳ tại Maryland, đang tàng trữ vũ khí và có một “danh sách tấn công” gồm những nhân vật nổi trội thuộc đảng Dân chủ và các nhân vật truyền thông nổi tiếng ở CNN và MSNBC.

Tháng 9 năm 2019, một binh sĩ Quân đội Hoa Kỳ tại Kansas đã bị bắt vì một cuộc thảo luận trên mạng về việc sử dụng chất nổ để tấn công các văn phòng của CNN ở New York.
Ses Sesno, cựu phóng viên của CNN, nói: “Trong tất cả các năm viết báo, tôi chưa từng lo lắng phải cảnh giác. Trump đã huy động lực lượng quần chúng để chế nhạo, châm chọc và làm điều tồi tệ hơn cho những người đang làm công việc của họ. Nói thẳng thắn ra là ông ta hành động như một tên côn đồ, kích động những người theo ông ta”.

Mary Louise Kelly của NPR nhận giải thưởng xuất sắt nhất, phi thương mại, dành cho nhà báo/ phóng viên/ người dẫn chương trình “Mọi thứ đều được xem xét” (All things Considered) tại lễ trao giải Gracie Awards hàng năm lần thứ 43 vào ngày 22/5/2018, tại Beverly Hills, California. Ngoại trưởng Mike Pompeo cáo buộc Kelly nói dối về các quy tắc cơ bản cho một cuộc phỏng vấn sau khi cô hỏi ông những câu hỏi trọng yếu. (Richard Shotwell/ Invision/ AP).







No comments:

Post a Comment

View My Stats