Lê Phan (Theo
Financial Times)
April 19, 2020
Vào lúc 9 giờ 30 phút tối và ngày Thứ Hai Phục Sinh,
ở thị trấn Almere, Hòa Lan, gần thành phố Amsterdam, Sở Cứu Hỏa đã được gọi tới
để dập tắt ngọn lửa đang thiêu hủy một cột điện thoại, trận hỏa hoạn thứ nhì
cũng trong đêm đó ở cùng khu vực.
Tuy cả hai tòa tháp điện thoại di động ở Almere đều
chưa có được đặt hệ thống điện thoại di động 5G (mà thực sự một trong hai tòa
tháp này là dành cho các dịch vụ khẩn cấp) nhà chức trách ngay lập tức kết luận
là những vụ phóng hỏa này là do những kẻ phá hoại, hành động nhân danh một lý
thuyết kỳ quái rằng “hệ thống 5G đóng góp cho đại dịch COVID-19.”
A demonstrator holds a placard reading "No
5G" during a demonstration against the 5G net, the new technology for
mobile and internet communications at Piazza Castello in Turin, on January 25,
2020. (Photo by Marco BERTORELLO / AFP) (Photo by MARCO BERTORELLO/AFP via
Getty Images)
Hai vụ hỏa hoạn ở Hòa Lan chỉ là sự leo thang mới nhất
trong những cuộc tấn công tương tự vốn đã tràn qua nước Anh và Âu Châu trong mấy
tuần qua. Sau khi lấy đà từ Internet vào đầu Tháng Giêng, lý thuyết âm mưu về
5G (vốn nói là, ngoài những điều khác, dịch bệnh COVID-19 hoặc là do các làn
sóng dùng cho loại kỹ thuật vô tuyến mới nhất này gây nên, hay là những tín hiệu
đó làm hại hệ miễn nhiễm của con người) đã nhanh chóng tràn ra thế giới bên
ngoài.
Ở Anh Quốc, nơi những cuộc tấn công này phát xuất, gần
60 tháp này đã bị phóng hỏa đốt, trong khi tuần này hai tháp bị phá hoại ở
County Donegal ở Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan, và một cái nữa ở Limassol ở Cyprus bị 18
người tấn công. Ở Hòa Lan, đã có 11 vụ tìm cách tấn công, một trong những vụ âm
mưu có kèm mấy hàng chữ “F**k 5G”.
Sự leo thang không thể hiểu nổi của lý
thuyết vớ vẩn này, mà ở Anh Quốc
đã bắt đầu có một chỗ đứng trong các chương trình truyền hình giòng chính, đã
làm cho nhà chức trách Âu Châu lo ngại. Họ đang cố gắng truy nã những thủ phạm
cho các vụ phóng hỏa và để ngăn cản các cuộc tấn công nữa. Trong khi đó họ cũng
đặt những câu hỏi về nguồn gốc của âm mưu này và nguồn gốc của đà phát triển của
nó.
Ông Rob Bongenaar, giám đốc của tổ chức Monet, đại
diện cho kỹ nghệ telecom Hòa Lan giải thích: “Nó là một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Những người này đang tấn công
vào hạ tầng cơ sở tối quan trọng.” Quả thật vậy, khi công việc nay chuyển
sang online, mất đi tín hiệu và các cột antenne sẽ là mất hoạt động, mất liên lạc.
“Một lời nói láo nguy hiểm”
Những lý thuyết âm mưu nối liền hệ thống telecom với
vấn đề sức khỏe như ung thư và mất khả năng sinh dục đã có từ thời 3G, nhưng
không mấy ai nghĩ là nó có thể lôi cuốn được sự chú ý của dòng chính.
Theo bà Hanna Linderstal, tổng quản trị của
công ty dữ liệu Thụy Điển Earhart Business Protection Agency, vốn theo
dõi những chiến dịch loan tin thất thiệt trên Internet, video đầu tiên nối liền
coronavirus với 5G xuất hiện online từ đầu Tháng Giêng dưới hình thức một bài
giảng bàn luận về ảnh hưởng của phóng xạ điện từ vào đại dịch.
Bà nói: “Đoạn
video trông rất dễ sợ. Bạn bắt đầu nghĩ, ta có nên đi về nhà quê để sống tránh
đi chăng?”
Chẳng mấy lâu
sau những video bắt đầu xuất hiện cho thấy chim chết, cá chết và người ta bất tỉnh
trên đường – tất cả, theo những video này, hậu quả của 5G. Bà Linderstal đã theo dõi 35 trong số những video được ưa chuộng nhất vốn
xuất hiện từ Tháng Giêng và thấy là trong vòng vài tuần, chúng được xem 12.8
triệu lần.
Kể
từ khi đó, lý thuyết âm mưu vô lý này nhanh chóng đạt sự chú ý của thế giới thực. Ở Anh Quốc tuần vừa qua, tổng quản trị của Tập Đoàn telecom Vodafone UK
đã đưa ra một tuyên bố khuyến cáo là mạng sống có thể bị lâm nguy vì “những lời
nói láo nguy hiểm” quanh 5G, sau khi cái tháp của bệnh viện Nightingale của Dịch
Vụ Y Tế Quốc gia ở Birmingham được dựng lên để trị coronavirus bị phá hủy trong
tuần lễ Phục sinh.
Ở Hòa Lan, trong khi đó, nhà chức trách đã diễn tả
những kẻ tổ chức các vụ tấn công vào các tháp antenne này là côn đồ tham gia
vào cái gọi là “Giải vô địch Âu Châu về đốt tháp Telecom.”
Ông
Mats Granryd, tổng quản trị của công ty GSMA, bực tức nói: “Đây không phải chỉ là một sự bực mình,
nói nghiêm trọng hơn nhiều. Chúng ta không thể để cho những kẻ điên khùng phá
hoại những gì chúng ta xây dựng.”
Trong cố gắng để giới hạn ảnh hưởng của lý thuyết âm
mưu này, nhà chức trách đã phải công khai đưa ra những bước để vạch ra sự vô
lý. Tổ chức Y tế Thế giới tháng này bác bỏ bất cứ một liên hệ nào giữa việc lây
lan của COVID-19 và 5G, trong khi Ủy Hội Quốc Tế Về Bảo Vệ Chống Bức Xạ Không Ion Hóa, chuyên nghiên cứu về ánh sáng
bình thường, nói là tín hiệu 5G không có nguy cơ gì cho sức khỏe con người.
Piers
Corbyn, em của cựu lãnh tụ đảng Lao Động Jeremy Corbyn,
một nhân vật nổi bật chống lại 5G ở Anh, bác bỏ những điều WHO đưa ra, lý luận là sử dụng
làn sóng cao có thể làm hại đến những phân tử trong phổi của người ta. Ông này
nói về các cuộc tấn công vào các cột antenne: “Tôi hiểu tại sao người ta tức giận.”
Ở Anh Quốc, lý thuyết âm mưu này còn thẩm thấu vào
truyền hình giòng chính, làm các công ty phát tuyến và cơ quan kiểm tra Ofcom
hoảng sợ. Trong một đoạn về “Fake news” trên chương trình This Morning của đài
ITV hôm Thứ Hai, người chủ trì tạm cho chương trình Eamon Holmes đã bênh vực những
người không tin vào “diễn giải do nhà nước điều hành” về 5G và virus Corona. Vụ
này đã khiến Ofcom ngay lập tức loan tin điều tra về chương trình này.
“Người ta muốn câu trả lời”
Phản ứng lại
âm mưu về 5G, các diễn đàn truyền thông xã hội đã thay đổi chính sách để có
hành động chống lại những thông tin sai lầm về đề tài này. Tháng này, YouTube đã cập nhật chính sách của họ cấm tất cả những video
nói là những triệu chứng COVID-19 là do 5G gây nên. Facebook cũng quyết định lấy
đi “những điều nói sai nối liền virus Corona với 5G.”
Mặc dầu vậy, những biện pháp này đã không diệt trừ
được những nội dung liên hệ đến âm mưu này ở các diễn đàn khác- hay ngăn cản nó
mọc lên ở nơi khác. Trên TikTok, mà bà Linderstal nói đang trở thành “một
khí cụ rất to lớn” cho những lý thuyết âm mưu nhắm vào thế hệ trẻ, video còn có
thể được thấy trên địa chỉ của họ dùng những chữ như 5G hay virus Corona.
Một video được ưa chuông, vốn đã bị gỡ bỏ xuống, cho
thấy một phụ nữ gây sự với một nhân viên xây dựng nói với ông này là kỹ thuật sẽ
“giết mọi người” trong khi gọi bệnh viện Nightingale, bệnh viện khẩn cấp dành
chống COVID-19 là “trại tập trung.”
Khi nhật báo Financial Times đưa một thu thập những
video này chiếu cho TikTok xem thì công ty nói là họ “không cho phép những
thông tin sai lầm làm hại cộng đồng,” nhưng thêm “chúng tôi đang gỡ những tài
liệu có hại thuộc loại này, và chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường những biện pháp
bảo vệ trong khu vực này.”
Trong khi đó các nhà nghiên cứu đang vội vàng thẩm định
xem liệu những cố gắng để phổ biến những lý thuyết âm mưu này có được điều phối
và đến mức độ nào. Ông Jonathon Morgan, tổng quản trị của nhóm Yonder, chuyên
theo dõi các thông tin không đúng sự thật, nói đã có “một cố gắng tập trung bởi cộng đồng chống chủng ngừa,”
để phổ biến những lý thuyết âm mưu về 5G.
Nhưng một số
chuyên gia đã chỉ ra những cố gắng tuyên truyền công khai của truyền thông Nga
thúc đẩy những câu chuyện này. Một video trên YouTube gần
đây của đài RT (tên tắt của Russia Today) nói là trẻ em chơi gần tháp 5G có thể
bị ung thư, chảy máu cam và khuyết tật. Những nhà nghiên cứu khác đã nói đến
triển vọng của những chiến dịch ngầm do nhà nước hỗ trợ – tuy cho đến nay chưa
có một diễn đàn truyền thông xã hội nào loan báo bằng chứng cụ thể của những
chiến dịch mật ngoại quốc tập trung vào đề tài này.
Lý thuyết âm mưu này cũng đã được phổ
biến bởi các nhà lý thuyết âm mưu trong nhóm gọi là QAnon, vốn tin có một âm
mưu bí mật chống Trump đang được cái gọi là “deep state” tổ chức.
Ngoài những câu hỏi về nguồn gốc của âm mưu, còn một
điều khó hiểu nữa: tại sao nó được phổ biến đến như vậy ở Âu Châu.
Bà Linderstal lý luận là những lệnh cấm cửa nghiêm
ngặt có thể đóng góp một phần “Người ta thật sự rất sợ nhưng người ta cũng muốn
tham gia. Trong khi có khủng hoảng, người ta muốn câu trả lời – và [5G] thực sự
là một câu trả lời rất giản dị,” và do đó dễ tin nhất. (Lê Phan)
No comments:
Post a Comment