Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản
tin này được cập nhật ba lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản
hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Kể từ 25/4, Luật Khoa sẽ cập nhật bản tin hai lần mỗi
ngày và bỏ phiên cập nhật lúc 13:00.
ĐIỂM TIN 8:00
.
WHO cảnh báo: Khỏi
bệnh không có nghĩa là không thể nhiễm lại
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Tổng giám đốc WHO
REUTERS/Denis Balibouse. Ảnh: REUTERS/Denis Balibouse.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), kháng thể của những người hồi phục sau khi nhiễm bệnh COVID-19 sẽ không
giúp họ tránh được nhiễm bệnh lần thứ hai. Trong một bản báo
cáo khoa học, WHO cảnh báo chính phủ các nước không nên phát ra những “chứng chỉ
từng bị COVID-19” hay công nhận những người từng bị bệnh sẽ vĩnh viễn không bị
lây nhiễm trong tương lai.
WHO cho biết không có một
bằng chứng khoa học nào, cho đến nay, có thể giúp khẳng định là kháng thể của
người từng bị bệnh COVID-19 sẽ giúp họ thoát khỏi việc bị nhiễm bệnh trở lại
trong tương lai. Thế nên, nếu các chính phủ sẵn sàng cấp những chứng chỉ miễn dịch
cho người dân đã từng bị bệnh và cho phép họ trở lại công việc, không tiếp tục
giãn cách thì khả năng bùng dịch trở lại ở những quốc gia đó sẽ cao hơn.
WHO cũng đồng ý là những
người từng bị bệnh COVID-19 đều có kháng thể trong cơ thể họ. Tuy nhiên, WHO vẫn
đang nghiên cứu về các kháng thể này vì những kết quả vừa qua cho thấy mức độ
trung hòa của kháng thể trong máu là rất thấp. Điều này có thể cho biết mức độ
miễn nhiễm của tế bào trong người bệnh sẽ là một điều tối cần thiết trong việc
giúp họ lành bệnh.
.
Tổng số ca tử vong do COVID-19
trên toàn thế giới đã vượt quá 200.000 người
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Bản đồ theo dõi các
vùng dịch trên thế giới của Đại học Johns Hopkins. Ảnh: coronavirus.jhu.edu
Theo Reuters, số
liệu cập nhật vào thứ Bảy (giờ Mỹ) cho thấy số ca tử vong do
coronavirus trên toàn thế giới đã lên đến con số 200.000. Trong đó, Mỹ, Tây Ban
Nha và Ý chiếm hơn nửa số ca. Tổng số ca nhiễm bệnh được dự đoán sẽ chạm mốc
ba triệu trong vài ngày tới.
Ca tử vong đầu tiên do
coronavirus được xác nhận tại Wuhan, Trung Quốc vào ngày 10/1/2020. Chỉ 91 ngày
sau, số ca tử vong trên toàn thế giới đã lên đến 100.000, và chạm mức 200.000
trong vỏn vẹn 16 ngày kế tiếp.
Nằm trong số những đất nước
bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi COVID-19, Bỉ là nơi có tỷ lệ tử vong cao nhất (cứ
10.000 người thì có 6 người tử vong), Tây Ban Nha nằm ở vị trí số hai ( cứ
10.000 người thì có 4,9 người tử vong). Mỹ có tỷ lệ tử vong là 1,6/ 10.000 người.
8% trong số người nhiễm bệnh tại Mỹ tử vong, trong khi đó số ca tử vong
lên đến 10% tại Tây Ban Nha và Ý.
Tuy nhiên, con số thực tế
chính xác có thể lớn hơn 200.000 vì nhiều quốc gia chưa thể thống kê số người
chết tại các trung tâm chăm sóc hỗ trợ đặc biệt hoặc tại nhà.
CLICK ĐƯỜNG LINK ĐỂ XEM SỐ THỐNG KÊ MỚI NHẤT
COVID-19 Coronavirus Pandemic
.
Rộ tin đồn về sức khỏe của Kim
Jong Un, Trung Quốc gửi chuyên gia y tế sang hỗ trợ
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Nhà lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong-un (trái). Ảnh: Getty Images.
Một số nhà chức trách
Trung Quốc và các chuyên gia y tế đã viếng
thăm Bắc Triều Tiên vào cuối tuần vừa qua. Tuy nhiên, khó để
xác nhận chuyến đi lần này của phía Trung Quốc có liên quan đến tình hình sức
khoẻ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hay không. Triều Tiên luôn được biết
đến là một đất nước bí ẩn. Thế nên, tình hình sức khỏe của những nhân vật chính
trị cũng được coi là thông tin tuyệt đối nhạy cảm, được bảo mật chặt chẽ.
Trong cuộc họp báo vào
ngày thứ Năm (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cũng chia sẻ là ông không tin sức
khỏe của Kim Jong-un đã trở nên xấu đi. Ông nói, “tôi nghĩ rằng thông tin đó
không chính xác”.
Vào thứ Sáu, một nguồn
tin tại Bắc Triều Tiên đã tiết lộ với Reuters rằng Kim Jong-un
vẫn còn sống và sẽ sớm xuất hiện trở lại. Mặc dù vậy, nguồn tin này đã không có
bất cứ bình luận nào thêm về tình hình sức khoẻ hiện tại của Kim Jong-un hay sự
can dự của Trung Quốc lần này.
Trong khi đó, đoàn
tàu hoả được cho là thuộc quyền sở hữu của Kim Jong-un đã được nhìn
thấy tại sân ga một khu nghỉ dưỡng tại Triều Tiên từ ngày
21/4/2020 đến 23/4/2020. Sự hiện diện của đoàn tàu tuy không trực tiếp nói lên
được điều gì liên quan đến sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên, nhưng nguồn
tin cho rằng rất có khả năng Kim Jong-un đang tịnh dưỡng tại khu vực bờ biển
phía Đông của đất nước.
.
Người dân Mỹ quay trở lại làm
việc trong lo âu
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Một số bang tại Mỹ bao gồm Georgia, South Carolina, Texas và
Tennessee đã cho phép các cơ sở kinh doanh lần lượt mở cửa trở lại vào thứ
Sáu vừa rồi, dù chưa đáp ứng được ba điều kiện mà Nhà Trắng đưa ra.
Người lao động tại các tiểu
bang này, đặc biệt tại Georgia, đang phải sống trong lo âu giữa diễn biến dịch
bệnh phức tạp. Các chuyên gia y tế cảnh báo khả năng lây lan và bùng nổ dịch sẽ
cao hơn nếu mở cửa quá sớm.
Nhưng theo chính
sách dành cho người thất nghiệp tại đa số các tiểu bang, nếu
người lao động từ chối việc làm khi được nhận cơ hội làm việc thì sẽ không được
hưởng bất kì khoản trợ cấp thất nghiệp nào.
Sở Lao động bang Georgia
hiện tại đang thụ lý hơn 860.000 trường hợp xin hỗ trợ thất nghiệp từ giữa
tháng Ba đến nay. Đó là 17% của tổng số việc làm tại bang này. Mỗi tuần,
Georgia đang phải chi trả gấp hai lần số tiền trợ cấp nếu mang so sánh với năm
2019. Một số nhà phê bình cho rằng điều này đang đe dọa đến tình hình tài chính
của bang. Vậy nên, đó là lý do tại sao Georgia đã khuyến khích các doanh nghiệp
mở cửa hoạt động trở lại càng sớm càng tốt.
Thomas Smith, phó giáo sư
tại Khoa Kinh doanh – Đại học Emory, cho rằng “người dân đã bị ép đặt cược mạng
sống của chính mình vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Những người dân bình
thường đâu phải là các anh lính chiến đấu. Họ chỉ là những người thợ cắt tóc mà
thôi”.
.
Canada: Lên kế hoạch đưa nền
kinh tế trở lại guồng quay
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Canada đang lên kế hoạch
cho các cơ sở kinh doanh mở cửa trở lại. New Brunswick sẽ là tỉnh đầu
tiên thực hiện tái mở cửa doanh nghiệp. Tỉnh Saskatchewan đã có kế hoạch
cụ thể cho việc hoạt động kinh doanh trở lại vào tháng Năm sắp tới.
Thủ tướng Canada, Justin
Trudeau đã có cuộc gặp với những lãnh đạo các tỉnh để bàn về việc tái hoạt động.
Mọi kế hoạch đều phải dựa trên tình hình thực tế của riêng từng bang và cả nước.
.
Biểu tình nổ ra ở Berlin chống
đối lệnh đóng cửa
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Cảnh sát bắt giữ
người biểu tình tại Berlin, Đức, ngày 25/5/2020. Ảnh: Reuters.
Đức bắt đầu áp dụng lệnh
phong tỏa từ ngày 17/3/2020. Tuy nhiên, tòa Hiến pháp Đức cho phép người dân tổ
chức và tham gia biểu tình trong thời gian này nếu họ tuân thủ đúng các quy tắc
về giãn cách xã hội.
Vào ngày thứ Bảy,
25/4/2020, những người biểu tình mang khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau,
yêu cầu mở cửa xã hội trở lại. Họ mang theo hoa hồng trắng, biểu tượng cho
phong trào chống Đức Quốc xã trước kia. Nhóm biểu tình yêu cầu chính quyền phải
tôn trọng các quyền hiến định và quyền con người, đặc biệt là quyền tự do ngôn
luận.
Tuy nhiên, cũng có một số
người tụ tập với khoảng cách gần và la hét yêu cầu được quay trở lại nhịp sống
bình thường trước đây. Họ sau đó đã bị cảnh sát bắt giữ. Cảnh sát Đức công bố
trên Twitter, họ đã phải bắt giữ hơn 100 người vì không chịu tuân thủ giãn
cách.
Theo số liệu do Robert Koch Institute (RKI) công
bố vào thứ Sáu vừa rồi số ca nhiễm ở Đức đã lên đến 152.348
ca với 5.500 ca tử vong.
.
Trung Quốc sẽ sản xuất sản phẩm
y tế theo tiêu chuẩn riêng của từng quốc gia nhập khẩu
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Sau khi các nước châu Âu
phàn nàn về độ kém chính xác của bộ kit thử COVID-19, Trung Quốc thông
báo đã ban hành quy định siết chặt khâu kiểm tra chất lượng trước
khi xuất khẩu, áp dụng cho các sản phẩm y tế như bộ thử COVID-19, khẩu trang,
máy thở và nhiệt kế. Tuy nhiên, vào thứ Bảy, 25/4/2020, Trung Quốc thông báo họ
sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của từng nước mà chúng sẽ được
xuất khẩu sang.
Theo Zhang Shuwen, người
sáng lập Liming Bio – công ty chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học
và đang tập trung vào thị trường bộ kiểm tra COVID-19, “mỗi đất nước có những
tiêu chuẩn riêng đối với các dụng cụ y tế và thuốc thang. Điều cần được ưu tiên
hàng đầu và cân nhắc ở đây chính là tạo ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu
của từng nước nhập khẩu thay vì sản xuất sản phẩm dựa trên tiêu chuẩn của riêng
Trung Quốc”.
Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu
các dụng cụ y tế và bộ kiểm tra thử COVID-19 đang tăng cao trên toàn cầu.
.
Ấn Độ: Theo dõi chặt chẽ các
khoản đầu tư từ Trung Quốc
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
Ấn Độ đang muốn hạn chế
các khoản đầu tư trực tiếp từ các nước chung biên giới với Ấn Độ – trong đó có
Trung Quốc – vào thời điểm dịch bệnh bùng nổ. Các nhà chức trách Ấn Độ thông
báo trong tuần này rằng những khoản đầu tư từ các nước có chung
biên giới phải được chính phủ cho phép trước. Điều đó đồng nghĩa với việc tiền
đầu tư sẽ không được tự do rót vào Ấn Độ.
Theo Reuters,
Ấn Độ sẽ cố gắng thẩm định nhanh những yêu cầu đầu tư trong vòng 15 ngày đối với
các hạng mục đầu tư “không nhạy cảm”. Những hạng mục như dịch vụ tài chính, viễn
thông và bảo hiểm thì có nguy cơ được đưa vào danh sách nhạy cảm.
Ấn Độ cho rằng quy tắc
sàng lọc này có thể sẽ ngăn chặn được việc bán tháo cổ phần của những doanh
nghiệp lớn khi đại dịch đang diễn biến phức tạp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho
biết họ mong rằng môi trường kinh tế của Ấn Độ sẽ tốt hơn khi có những quy định
mới này, và trong thời kỳ dịch bệnh thì các nước nên đoàn kết với nhau để vượt qua
khó khăn.
.
Tình hình đại dịch COVID-19
cho đến sáng nay có gì mới?
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ
Việt Nam.
·
Theo Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ,
cho đến 6:00 ngày 26/4, trên thế giới đã có 2.893.729 người bị nhiễm
coronavirus và 202.668 ca tử vong.
·
Tổng số người bệnh tại Việt
Nam theo Bộ Y tế vẫn là 270 người, cũng như không có ca tử vong nào.
No comments:
Post a Comment