Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 14/04/2020 - 12:41
Vào lúc nước Mỹ sắp đạt đỉnh dịch virus corona,
theo AFP, hôm 13/04/2020, chính quyền nhiều bang đã bàn tính đến việc tổ
chức giải tỏa dần các hoạt động kinh tế. Tổng thống Donald Trump vẫn nôn nóng
muốn nền kinh tế khởi động trở lại một cách nhanh chóng.
Hoa Kỳ vẫn là ổ dịch
virus corona lớn nhất thế giới cả về số người nhiễm cũng như số người chết vì
Covid-19. Nhưng khi vừa xuất hiện một số dấu hiệu ổn định, hôm qua, 9 bang của
Mỹ thông báo bắt đầu các công việc chuẩn bị « mở lại » hoạt động kinh
tế, gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Thống đốc New York, ông
Andrew Cuomo cho biết, các bang New York, New Jersey và Connecticut sẽ phối hợp
các bước tiến hành cùng với các bang Delaware, Pennsylvania và Rhode Island.
Ở bờ tây Hoa Kỳ, thống đốc
các bang California, Oregon, Washington cũng thông báo đã thỏa thuận được với
nhau về cách thức cùng khởi động lại hoạt động kinh tế. Tuy nhiên các bang chưa
đưa ra cụ thể lịch trình và vẫn khẳng định sức khỏe người dân là trên hết.
Thế nhưng trước đó ít giờ,
tổng thống Donald Trump tuyên bố rằng quyền quyết định « mở lại » nền
kinh tế là thuộc về ông. Ông Trump cũng xác nhận có căng thẳng với các thống đốc
bang về vấn đề này. Tuy nhiên Hiến pháp Mỹ quy định, các bang có toàn quyền điều
tiết các hoạt động của địa phương mình, sự can thiệp của tổng thống rất hạn chế.
Cho đến giờ, dù chính quyền liên bang đã công bố các chỉ thị nhằm hạn
chế virus corona lây lan, như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang … Nhà Trắng
chưa hề có chỉ đạo nào ở quy mô toàn quốc liên quan đến việc đóng cửa các cơ sở
trường học, dịch vụ công cộng hay công ty. Tất cả các quyết định như vậy đều do
chính quyền các bang tự quyết, tự chịu trách nhiệm.
Tổng thống Trump luôn sốt
ruột muốn cho mở lại các hoạt động kinh tế ngay từ đầu tháng 5 khi mà chỉ trong
vòng 3 tuần phong tỏa, nước Mỹ đã có 15 triệu người mất việc làm.
Về tình hình dịch. Số ca
nhiễm virus tại Mỹ, sau khi đạt con số nửa triệu người bắt đầu ổn định dần trên
quy mô cả nước. Hôm qua, trong vòng 24 giờ, toàn nước Mỹ có thêm 1.509 ca tử
vong, tương tự như với nhịp độ tăng một ngày trước đó theo thống kê của Đại học
Y Johns Hopkins. Như vậy từ đầu dịch, Mỹ đã có 23.529 người chết vì Covid-19, mức
cao nhất thế giới.
Giám đốc Trung tâm Phòng
ngừa bệnh tật Mỹ (CDC), Robert Redfiels, hôm qua phát biểu trên kênh truyền
hình NBC rằng Hoa Kỳ đang « tiếp cận đỉnh dịch ». Ông cũng cảnh báo
việc mở cửa trở lại các hoạt động sẽ là « một tiến trình dần dần, từng giai đoạn,
tùy theo các dự liệu ».
----------------------------------------------
.
Tuổi
Trẻ Online
14/04/2020 10:15 GMT+7
"Quyền lực của tổng thống Mỹ là tối thượng và
phải là như vậy", ông Trump đáp trả khi bị hỏi sẽ làm gì nếu các bang
không chấp nhận mở cửa lại nền kinh tế như ông mong muốn.
Theo Đài NBC,
đây không phải là lần đầu tiên ông Trump khẳng định mình có đủ thẩm quyền để chấm
dứt các biện pháp giãn cách xã hội, và mở cửa lại nền kinh tế trước các tác động
chưa từng có của đại dịch COVID-19.
"Tôi sẽ nói rất đơn
giản: tổng thống Mỹ có thẩm quyền làm những gì tổng thống có thẩm quyền làm. Tổng
thống Mỹ là người ra quyết định cuối cùng", ông Trump khẳng định trong cuộc
họp báo rạng sáng 14-4 (giờ Việt Nam).
Tổng thống Mỹ Donald
Trump nhấn mạnh nhiều điều khoản của Hiến pháp Mỹ cho ông quyền lực để áp đảo
thống đốc các tiểu bang, những người đã ban bố sắc lệnh ở nhà tại các bang do
mình nắm quyền. Chưa đủ, ông Trump còn cam đoan với với một phóng viên rằng ông
sẽ cung cấp một bản tóm tắt pháp lý để chứng minh cho những điều vừa nói.
Tuy nhiên, Đài NBC bình luận có lẽ ông Trump đã nói
hớ về điều này trong lúc tranh cãi dữ dội với các phóng viên.
Theo các chuyên gia về hiến
pháp Mỹ, thẩm quyền yêu cầu các doanh nghiệp đóng cửa trong một cuộc khủng hoảng
sức khỏe cộng đồng được xếp vào dạng "thẩm quyền cảnh sát".
Do đó chiếu theo hiến
pháp, cũng giống như việc các bang có quyền thiết lập hệ thống cảnh sát riêng,
quyền yêu cầu đóng cửa và mở cửa doanh nghiệp thuộc về chính quyền tiểu bang.
Bà Bernadette Meyler, giáo sư luật Đại học Stanford, khẳng định tổng
thống không có quyền yêu cầu các thống đốc dỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp hạn
chế tự do xã hội đã áp đặt ở bang họ.
Chưa kể các biện pháp
giãn cách xã hội hiện nay do thống đốc các bang tự ban bố, với mức độ khác nhau,
không phải do ông Trump áp đặt, bà Meyler lập luận thêm.
Trong khi luật pháp tiểu
bang rất khác nhau, điểm chung là phần lớn đều trao cho các thống đốc hoặc các
quan chức y tế công cộng quyền hạn chế các tương tác công cộng trong các trường
hợp khẩn cấp.
Chẳng hạn, luật của bang
Washington cho phép thống đốc "sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp ... có
thể ra lệnh cấm... bất kỳ số lượng người nào, tùy theo chỉ định của thống đốc,
tập hợp hoặc tập trung trên đường phố công cộng, công viên hoặc các khu vực mở
khác của tiểu bang này, một cách công khai hoặc riêng tư".
Một chuyên gia khác cho rằng
chính quyền liên bang của ông Trump chỉ nên dừng lại ở mức đưa ra các hướng dẫn,
khuyến nghị cho các bang làm thế nào để bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân khi
mở cửa lại nền kinh tế.
Trên thực tế các bang đã
bắt đầu tính chuyện nới lỏng từng bước và nối lại các hoạt động kinh tế, không
cần chờ ông Trump.
6 bang ở bờ đông nước Mỹ, trong đó có New York, ngày 13-4 đã bắt tay
nhau phối hợp tìm giải pháp cho vấn đề này, một nỗ lực nhằm chứng minh quyền lực của các tiểu bang. Tại bờ tây,
California, Washington và Oregon cũng bắt tay làm điều tương tự trong cùng
ngày, theo Hãng tin Reuters.
-------------------------
.
Tuổi
Trẻ Online
14/04/2020 21:35 GMT+7
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết nếu
ông Trump yêu cầu mở cửa bang trở lại theo cách không an toàn thì ông sẽ không
tuân theo.
"Nếu ông ấy ra lệnh cho tôi mở cửa lại kinh tế
bang theo cách không an toàn cho sức khỏe của người dân thì tôi sẽ không làm điều
đó", ông Cuomo nói
trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN.
Hôm 13-4 (giờ địa
phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh nhiều điều khoản của Hiến pháp Mỹ
cho ông quyền lực để "áp đảo" thống đốc các tiểu bang. Tức là ông có
"toàn quyền" trong việc ứng phó dịch COVID-19.
Tuy nhiên nhận định này bị
các chuyên gia pháp lý và một số thống đốc bang bác bỏ, theo Reuters.
"Điều tồi tệ nhất ông ấy có thể làm lúc này là
hành động độc tài và hành động theo đảng phái, gây chia rẽ. Đừng để việc này
dính tới chính trị", ông
Cuomo nói thêm, đề cập đến việc tổng thống Mỹ sắp sửa tái tranh cử vào tháng 11
tới.
Cũng theo ông Coumo, Hiến
pháp Mỹ quy định chính quyền liên bang không có quyền lực tuyệt đối. Điều này
trái với những gì Tổng thống Trump nói.
Ông Trump đang đứng trước
quyết định khó khăn là khi nào và bằng cách nào mở cửa lại nền kinh tế nước Mỹ.
Bản thân ông Trump muốn nước Mỹ sớm mở cửa trở lại, nhưng các bang không mặn mà
về chuyện này trong bối cảnh vẫn chưa có gì đảm bảo an toàn cho người dân khi nền
kinh tế tái hoạt động.
Các tiểu bang ở Mỹ có luật
pháp khác nhau và quyền quản lý người dân và phúc lợi cộng đồng thuộc về chính
quyền mỗi bang.
Giới chức y tế cũng tỏ ra
thận trọng với việc mở cửa trở lại. Như giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng
ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ Robert Redfield cho biết cần phải có quá
trình và dữ liệu mới có thể quyết định.
No comments:
Post a Comment