Wednesday, 8 April 2020

CHUYỆN GÌ XẢY RA NẾU TẠP CẬN BÌNH . . . ?   (Đặng Sơn Duân)





Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình giữ 3 vị trí lãnh đạo quan trọng là tổng bí thư, chủ tịch nước và chủ tịch quân ủy trung ương.

Thế nên nếu nhà lãnh đạo này có mệnh hệ gì chẳng hạn như không có khả năng thực thi nhiệm vụ hoặc đột tử thì tình hình sẽ như thế nào và lực lượng hạt nhân sẽ nằm dưới quyền chỉ huy lâm thời của ai khi chưa thể tiến hành các thủ tục chính thức để thay thế?

Khác với những nước khác, Tập giữ ba vị trí khác nhau với những cấp phó khác nhau nên tình thế sẽ khá rắc rối.

Ở vị trí chủ tịch nước, theo hiến pháp Trung Quốc, Phó chủ tịch nước Vương Kỳ Sơn sẽ tiếp nhiệm. Nếu Vương cũng có mệnh hệ gì thì Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lật Chiến Thư sẽ là quyền chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra người mới.

Tuy nhiên, ở vị trí tổng bí thư, Tập Cận Bình không có cấp phó, mặc dù người giữ ghế số 2 trong Thượng vụ Bộ Chính trị hiện là Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Theo tiền lệ từ thời Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương thì Lý Khắc Cường, ở vị trí thủ tướng, có thể trở thành quyền tổng bí thư trong một thời gian cho đến khi Ban chấp hành chính thức bầu ra người mới.

Rắc rối sẽ nằm ở vị trí chủ tịch quân ủy trung ương (CMC), vì đây là tổ chức nằm quyền chỉ huy quân đội cũng như quyền kiểm soát và phát động vũ khí hạt nhân, theo Sách trắng Quốc phòng.

Tại CMC, Tập Cận Bình là chủ tịch và có hai phó chủ tịch là Hứa Kỳ Lượng và Trương Hựu Hiệp. Trong đó, Hứa Kỳ Lượng có thâm niên hơn nên được xem là phó chủ tịch cao cấp hơn.

Như vậy, Hứa có thể trở thành quyền chủ tịch Quân ủy trung ương.

Như vậy ta sẽ có sự lệnh pha là Lý Khắc Cường tuy là quyền tổng bí thư nhưng lại không phải là thành viên của CMC.

Ngược lại, Hứa Kỳ Lượng nắm quyền chỉ huy quân đội và kiểm soát hạt nhân nhưng lại không nằm trong Thường vụ Bộ Chính trị.

Thời Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, có lúc Hồ là chủ tịch nước, tổng bí thư và Giang là chủ tịch CMC, nhưng Hồ khi đó vẫn nằm trong CMC, giữ chức phó chủ tịch.

Tuy CMC nằm quyền kiểm soát trực tiếp vũ khí hạt nhân, nhưng nhiều khả năng Thường vụ Bộ Chính trị sẽ được tham vấn nếu có tình huống bất ngờ xảy ra liên quan đến việc sử dụng.

Như bình thường, tổng bí thư, chủ tịch nước kiêm nhiệm chủ tịch CMC thì quá trình này sẽ diễn ra suôn sẻ. Nhưng nếu ở tình huống như nêu trên thì quá trình này có lẽ sẽ diễn ra khá lộn xộn.

Tóm lại, vì cơ cấu quá chồng chéo và phức tạp, việc Tập Cận Bình gặp phải biến cố nhiều khả năng sẽ khiến Trung Cộng rơi vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo, từ đó có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn trên cả nước.








No comments:

Post a Comment

View My Stats