Hàng
ngàn người Mỹ đã không mất mạng nếu Donald Trump chịu lắng nghe Hiệp Hội Y tế
Thế Giới (WHO) thay vì cố gắng khư khư ôm lấy Thị Trường Chứng Khoán và Kinh Tế
ở Mỹ nhằm giữ phiếu bầu vào tháng 11 năm nay.
Thời gian hơn một tuần qua, ông Trump đã viện đủ mọi
lý do phi lý để Đổ Thừa cho Hiệp Hội Y Tế Thế Giới nhằm chạy tội với dân chúng
Mỹ vì cái hệ quả Coi Thường Dịch Covid-19 mang đến hàng chục ngàn cái chết oan
uổng trong thời gian hơn 1 tháng qua. Hôm nay, chính quyền của Donald Trump đã
chính thức thông báo rằng, ông ta sẽ chấm dứt việc tài trợ của Hoa Kỳ dành cho
WHO ngay trong thời điểm mà cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch hoành
hành. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm trong việc tìm ra một vật tế thần để
khỏa lấp cho những thất bại do chính ông ta gây ra.
Nó giống như việc lấy đi những chiếc xe cứu hỏa của
sở cứu hỏa đang làm việc cật lực ở ngay giữa một đám cháy khổng lồ. Nhiều người
Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại không biết gì về Hiệp Hội Y Tế Thế Giới
này. Họ không hề biết ngân sách toàn cầu của nó, trong đó Hoa Kỳ đóng góp khoảng
một phần năm nhưng số tiền không chỉ hoàn toàn do chính quyền Mỹ đóng góp, mà
còn có cả sự cộng tác của tư nhân trong đó.
Số tiền lên đến 500 triệu đô la một năm, ít hơn so với
một số trung tâm hoặc bệnh viện của Mỹ. Trong khi công việc mà Hiệp Hội này
làm, liên quan đến rất nhiều mọi loại dịch bệnh hoành hành ở khắp nơi trên thế
giới hàng ngày, nhất là ở các quốc gia chậm phát triển và nghèo nàn, trong đó
có cả nghiên cứu và chủng ngừa cho một số dịch bệnh như Ebola và các bệnh bại
liệt để cứu sống trẻ em và nhất là nghiên cứu và tìm tòi ra các loại dịch bệnh
mới nhằm giữ cho thế giới an toàn trước các đại dịch như Covid-19 hiện nay.
Kế hoạch chuẩn bị cho đại dịch của
chính Donald Trump ai cũng thấy rõ là đã thất bại hoàn toàn qua việc KHÔNG THỰC
HIỆN BẤT CỨ GÌ PHÒNG CHỐNG TRONG SUỐT GẦN 2 THÁNG, vì vào ngày 24 tháng 1 và ngày
4 tháng 2, Hiệp Hội Y Tế Thế Giới đã đưa ra những cảnh báo ngày càng khẩn
trương hơn về Covid-19, nhưng ông Trump và chính quyền của ông ta đã phớt lờ, tỉnh
bơ thay vào đó lại còn khăng khăng cho rằng họ đã kiểm soát được hoàn toàn dịch
bệnh, và chính ông Trump lại còn đưa ra dự đoán bảo đảm rằng số lượng nhiễm
trùng sẽ giảm, tuyên bố rằng nó sẽ … tự biến mất và liên tục hạ thấp sự nguy hiểm
lây lan và chết người “khủng” chỉ nhằm để bảo vệ Thị Trường Chứng Khoán.
Ông ta vẫn nhất định giữ chính sách thụ động, ngay cả
khi Hiệp Hội Y Tế Thế Giới và các cố vấn riêng của ông ta nhiều lần cảnh báo về
những rủi ro to lớn sẽ ập đến, ngay cả việc bỏ qua cơ hội để sẵn sàng chế tạo
các thiết bị bảo vệ cá nhân hơn cho các bác sĩ và y tá trong thời gian khẩn cấp
như hiện nay. Việc ông
ta so sánh COVID-19 chỉ nguy hiểm ngang với bệnh cúm đã khiến đa số người dân
tham gia các cuộc họp mặt công cộng như lễ Mardi Gras và kỳ nghỉ Spring Break ở
Florida, và đó
chính là cái lý do dẫn đến cái kết quả hơn 90 người tử vong trên 1 triệu dân do
dịch bệnh Covid-19, so với 4/1 triệu ở Nam Hàn và 0.93/1 triệu ở Đài Loan.
Người Việt ở trong nước đã không biết hậu quả của việc
cắt giảm này của ông Trump rồi đây sẽ ảnh hưởng đến mình thế nào, mà lại còn hỉ
hả vui mừng như lụm được bạc, hết sức vô cớ, cũng là do một số người Việt Cuồng
Trump ở Mỹ, do vừa mù mờ, vừa cuồng lãnh tụ, phát tán tin tức cho là thà cắt tiền
ở WHO rồi đổ vào cho Cơ Quan Phòng Chống Dịch Bệnh CDC ở trong nước, mà Ngu Ngơ
Không Nhớ rằng, trong
suốt 3 năm qua, Donald Trump và chính quyền của ông ta LIÊN TỤC CẮT XÉN Ở KHẮP
CÁC MẶT TRẬN về Y Tế, trong đó có cả việc cắt 200 triệu đô la cho Chương Trình
Nghiên Cứu và Cảnh Báo Khẩn Cấp (Pandemic Early-Warning Program to detect) về
coronavirus đó sao?
-----------------
TÀI
LIỆU :
-------------------------------------------------------
Đó
là câu hỏi mà có mấy bạn gởi cho tôi qua Inbox trong thời gian vừa qua, mãi đến
hôm nay tôi mới thực hiện xong câu trả lời. Thực sự thì câu trả lời cũng không
phải là của tôi, nhưng luật pháp cũng như Hiến Pháp của Hoa Kỳ, chỉ cần mò dăm
phút là ra.
Câu trả lời là 95% Trump KHÔNG THỂ, chỉ có khi nào
ông ta và đảng Cộng Hòa dùng vũ lực của "đám quân đội nhân dân và đám quần
chúng tự phát” để CƯỚP CHÍNH QUYỀN, nhưng việc làm đó cũng không có gì bảo đảm.
Về mặt pháp lý, điều đó không thể xảy ra. Ông Trump
chẳng có bất kỳ quyền hành gì để hủy bỏ cuộc bầu cử cho các thành viên trong Lưỡng
Viện Quốc Hội cũng như vai trò tổng thống và phó tổng thống. Ở Mỹ, từ ngày lập
quốc đến nay chưa bao giờ có bầu cử tổng thống ở cấp Liên Bang, thay vào đó, bầu
cử tổng thống nằm theo phương sách “độc đáo và lỗi thời, duy nhất còn sót lại
trên thế giới”, bầu cử qua cái gọi là Cử Tri Đoàn (Electoral College) tính phiếu
của 50 cuộc bầu cử ở 50 tiểu bang.
Và ngay cả khi 26 Thống Đốc trong số 50 tiểu bang ở
Mỹ theo đảng Cộng Hòa hiện nay, có muốn bổ nhiệm ông Trump vào vị trí cử tri tổng
thống mà không tổ chức bỏ phiếu đi chăng nữa, thì 24 Thống Đốc Dân Chủ còn lại
vẫn có đủ luật pháp của tiểu bang, đã được ghi rõ trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, mang
ra thi hành để ngăn cản việc ông Trump muốn giành đa số Đại Cử Tri, thông qua
các hành động lừa đảo có sắp đặt do đảng Cộng Hòa kiểm soát cơ quan lập pháp
đưa ra.
GIẢ THUYẾT THỨ NHẤT:
Nếu vì đại dịch, khiến người dân Không Thể Đi Bầu và
nếu cuộc bầu cử tổng thống không thể diễn ra vì nguy hiểm cho sức khỏe của người
dân khi phải tụ họp ở phòng phiếu, Liệu Ông Trump Có Thể Nấn Ná Giữ Chức Vụ Tổng
Thống Lâu Hơn Nhiệm Kỳ Đã Quy Định hay không?
Câu trả lời sẽ là KHÔNG THỂ. Tu Chính Án số 20 trong
Bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ đã được sửa đổi vào năm 1933 ghi rõ rằng:
Một nhiệm kỳ của tổng thống sẽ TỰ ĐỘNG
KẾT THÚC vào 12 giờ trưa ngày 20 tháng 1, cứ sau mỗi 4 năm.
Và nhiệm kỳ của ông Trump sẽ kết thúc vào đúng 12 giờ
trưa ngày 20 tháng 1 năm 2021 không trễ hơn 1 giây trừ khi ông ta được tái đắc
cử qua cuộc bỏ phiếu vào tháng 11 năm nay. Nếu vào ngày giờ đó, vì bất kỳ lý do
nào, chưa hoặc không có ai được bầu lên để thay thế chức vụ tổng thống, thì ông
Trump và ông Pence cũng không được ở lại tòa Bạch Ốc thêm một giây phút nào.
THẾ
THÌ CHỨC VỤ TỔNG THỐNG TẠM THỜI SẼ vào TAY AI?
Hiến pháp của
Hoa Kỳ có ghi rõ là: Quốc Hội mới có quyền quyết định ai sẽ trở thành tổng thống
tạm thời, và đó chính là người lãnh đạo ở Hạ Viện, hiện nay là bà Nancy
Pelosi. Đúng vậy, ngay cả khi ông Trump có muốn hủy bỏ cuộc
bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới đây đi chăng nữa, thì chánh án sẽ chỉ có thể
trao chức vụ tổng thống tạm thời cho bà Nancy Pelosi khi nhiệm kỳ của ông Trump
hết hạn, đúng vào 12 giờ trưa ngày 20 tháng 1 năm 2021 tới đây mà thôi.
GIẢ THUYẾT THỨ HAI:
Vậy
thì điều gì sẽ xảy ra nếu các tiểu bang riêng lẻ tìm cách hủy bỏ cuộc bầu cử của
mỗi tiểu bang?
Một số chuyên gia về pháp lý cùng đồng ý rằng các tiểu
bang có thể làm điều này. Lập luận dựa trên Điều II của Hiến Pháp trong đó nói
rằng, chính quyền của mỗi tiểu bang có quyền xếp đặt cử tri bầu cử của mình
theo cách thức lập pháp qua việc chỉ định (Đề Cử). Đối với một số người, thì điều
khoản hiến pháp này có nghĩa là các cơ quan lập pháp có thể tự mình chọn bầu cử
tổng thống, cho dù đó không phải là một cuộc bỏ phiếu phổ biến như trước giờ.
Theo quan điểm này, thì các nhà lập pháp của đảng Cộng
Hòa có thể chỉ cần chọn một nhóm cử tri Cộng Hòa của riêng họ, sau đó sẽ dồn tất
cả các phiếu bầu cử của những tiểu bang này cho ông Trump. Và bởi vì đảng Cộng
Hòa hiện đang kiểm soát các cơ quan lập pháp ở 29 tiểu bang trên 50 tiểu bang,
với 302 phiếu đại cử tri qua kỳ bầu cử năm 2016, và theo luật, thì một tổng thống
chỉ cần 270 phiếu đại cử tri để giành chiến thắng, đảng Cộng hòa ở khoảng 25 tiểu
bang có thể liên kết với nhau và làm điều này mà không ai ngăn cản họ.
Tuy nhiên, việc làm trên đi ngược lại với Hiến Pháp,
bởi vì các cơ quan lập pháp của đảng Cộng Hòa KHÔNG CÓ QUYỀN bãi bỏ các cuộc bầu
cử ở các tiểu bang của họ. Thay vào đó, luật pháp tiểu bang bắt buộc các cử tri
tổng thống, phải được lựa chọn bằng cách bỏ phiếu phổ biến để thay mặt đảng ra
tranh cử, người đại diện đảng nào thắng, đảng đó sẽ thắng ở tiểu bang đó. Các đạo
luật này không thể bị lật ngược hoặc xóa bỏ bởi bất kỳ cơ quan lập pháp do đảng
nào kiểm soát, Cộng Hòa hay Dân Chủ cũng vậy. Những đạo luật này nếu muốn được
hủy bỏ, cần phải được sự đồng ý của thống đốc từng tiểu bang. Hiện thời, có đủ
các thống đốc Dân chủ ở các tiểu bang có cơ quan lập pháp thuộc đảng Cộng Hòa để
cản trở một nỗ lực như vậy.
Theo sự suy xét của cá nhân tôi, thì có cho tiền, đảng
Cộng Hòa cũng không dám đụng vào những đạo luật xóa bỏ việc tính phiếu qua Cử
Tri Đoàn (Electoral College), vì ai cũng biết, đây là PHƯƠNG THỨC DUY NHẤT ĐEM
LẠI GHẾ TỔNG THỐNG CHO ĐẢNG CỘNG HÒA.
Việc bầu phiếu qua Electoral College đã quá lỗi thời,
đã không còn được áp dụng cho đúng đắn và có chính nghĩa, nhưng cách này là
cách duy nhất để người của đảng Cộng Hòa THUA PHIẾU ĐA SỐ mà VẪN THẮNG GHẾ TỔNG
THỐNG.
Tìm
về lịch sử của Hoa Kỳ, chỉ có duy nhất 4 người Thua Phiếu Đa Số nhưng vẫn thắng
ghế tổng thống, đó là:
1- Ông Rutherford B. Hayes (1876) tổng thống thứ 19
thuộc đảng Cộng Hòa. Lịch sử ghi lại đây là cuộc bầu cử trước cuộc Nội Chiến
mang tiếng là gian lận nhất.
2- Ông Benjamin Harrison (1888) tổng thống thứ 23
cũng thuộc đảng Cộng Hòa.
3- Ông George W. Bush (2000) tổng thống thứ 41 cũng
thuộc đảng Cộng Hòa. Phải mất tới 112 năm sau thời ông Banjamin Harrison mới có
một người tranh cử tổng thống Thua Phiếu Bầu nhưng Lụm Được Ghế.
4- Ông Donald Trump (2016) tổng thống thứ 45 cũng
thuộc đảng … à mà thôi.
Bạn có thấy sự KHÁC BIỆT giữa 2 đảng và thể thức bầu
cử qua cái gọi là Cử Tri Đoàn (Electoral College) chưa?
Nếu đảng Cộng Hòa DÁM XÓA thể thức bầu cử này để
Donald Trump thắng nhiệm kỳ 2 thì việc thắng cử dựa trên đa số phiếu từ sau năm
2024 của đảng Cộng Hòa sẽ là cầm chắc không bao giờ có.
Có rất nhiều điều phải lo lắng trong "những lúc
rất lo lắng" này, vì nền dân chủ vốn đã mong manh của chúng ta sẽ phải tiếp
tục chịu nhiều thử thách. Thế nhưng bất kỳ nỗ lực nào để trì hoãn hoặc bãi bỏ
cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm 2020 này của người dân Mỹ rõ ràng là bất hợp
pháp và vi hiến, rõ ràng là đi ngược lại với lý tưởng của nền dân chủ ở Hoa Kỳ.
Chắc chắn rằng công chúng và hệ thống pháp lý Hoa Kỳ
sẽ không bao giờ để nó xảy ra. Bạn không cần phải lo lắng đến mất ngủ về vấn đề
này.
.
.
TÀI LIỆU :
No comments:
Post a Comment