Trương Nhân Tuấn
08/04/2020
Vụ hạm trưởng chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore
Roosevelt, tức Đại tá hải quân Crozier vừa bị quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas
Modly cách chức không đơn thuần là sự khủng hoảng trong nội bộ lực lượng Hải
quân của Hoa Kỳ. Hầu như toàn bộ nhân sự phụ trách vận hành chiếc tàu, trên 4
ngàn người, đã bị “cách ly” ở Guam do Virus Corona. Vụ lây lan này bị nghi là
do cập bến Đà Nẵng hồi đầu tháng ba.
Hệ quả việc này lực lượng hải quân của Mỹ ở Á châu,
thuộc Đệ thất hạm đội, đã bị “hở bụng”. Thiếu chiếc USS Theodore Roosevelt cùng
lực lượng không quân của nó, vùng biển Đông Á, từ Guam cho tới bờ biển VN,
trong chừng mực “cán cân lực lượng” giữa Mỹ và Trung Quốc đang bị lệch về phía
Trung Quốc.
Dĩ nhiên chuyện này là chuyện “nội bộ” của Hoa kỳ.
Nhưng hệ quả trực tiếp cho khu vực là Đài Loan và các đảo của VN ở Trường Sa có
thể bị TQ đe dọa trực tiếp. Trung Quốc có thể lợi dụng lúc Đệ thất Hạm đội của
Mỹ “bối rối” vì Covid-19 để “hạ thủ”, “giải phóng” Đài Loan cũng như các đảo
Trường Sa của Việt Nam. TQ sẽ đặt cả thế giới vào “việc đã rồi”.
Ai
chịu trách nhiệm cho vấn đề này?
Trên VOA có đăng tải một số tin tức liên quan đến vụ
việc. Nhưng người ta vẫn hoang mang là cấp trên của Đại tá hạm trưởng Crozier có “cho phép” chiếc
USS Theodore Roosevelt cập bến Đà nẵng hay không?
Theo VOA: “Chiều ngày 4/4, Tổng thống Hoa Kỳ
Donald Trump đã trách cứ Đại tá Brett Crozier, chỉ huy bị cách chức của tàu sân
bay USS Theodore Roosevelt, vì đã cho thủy thủ lên bờ ghé thăm Việt Nam khiến họ
bị lây nhiễm Covid-19.
“Bây giờ tôi đoán thuyền trưởng đã dừng lại ở Việt
Nam và mọi người đã lên bờ ở Việt Nam… Rất nhiều người đã lên bờ. Họ quay trở lại
và họ bị nhiễm bệnh,” ông Trump nói.
Tức là, theo ông Trump, hạm trưởng Crozier cập bến
Đà Nẵng (có thể) không có lệnh của cấp trên.
Nếu sự việc đúng là như vậy, trách nhiệm hiển nhiên
là phía hạm trưởng Crozier. Quyền Bộ Trưởng hải quân Modly đã đúng khi sử dụng
lời lẽ xúc phạm đến Đại tá Crozier “hoặc là quá ngây thơ, hoặc quá ngu xuẩn,
không xứng đáng để chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt”. (*)
Không ai cập bến vào một khu vực mà ta không biết
tin tức chính xác về Covid-19.
Nhưng sau đó ông Trump đã “điều chỉnh”
lại, vì biết rằng vụ cập bến Đà Nẵng của chiếc USS Theodore Roosevelt nằm trong
chương trình của Bộ Hải quân.
Tức là trách nhiệm trong vụ này hoàn toàn thuộc về VN.
Vào thời điểm chuẩn bị chiếc hàng không mẫu hạm cập
bến từ ngày 5 đến ngày 9/3/2020, VN tuyên bố là đã “chế ngự” được Covid-19.
Toàn quốc chỉ có 16 người bịnh đang bị “cách ly”. Đến tối 6/3/2020, Hà Nội họp khẩn về dịch Covid-19 lúc 22 giờ đêm, là
lúc chiếc USS Theodore Roosevelt đã có mặt ở Đà Nẵng, nhưng ca nhiễm thứ 17 thì
ở Hà Nội.
Lãnh đạo Đà Nẵng
đón lãnh đạo hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt tại cảng Tiên Sa. Ảnh:
Báo Thanh Niên
Ông Trọng nhân dịp Việt Nam “tạm lắng” dịch lại
“gáy”: “Nếu không có hệ thống chính trị như VN thì không làm được”. Thật
là tai hại. TQ nói láo làm cho cả thế giới chới với vì Covid-19. Bây giờ đến
lãnh đạo VN nói láo.
Những phí tổn do Covid-19 gây ra cho nhân sự phục vụ
chiếc USS Theodore Roosevelt ta khoan tính đến. Nhưng tiêu hao về tiềm lực quốc
phòng là “vô lường”. Nếu bây giờ TQ thừa dịp chiếm Đài Loan hay chiếm các đảo
TS.
Mục tiêu chiến lược của TQ là lập vùng “nhận diện
phòng không – ADIZ” trong khu vực biển Hoa Nam. Mà điều này chỉ có thể thực hiện
nếu TQ chiếm toàn bộ các đảo trong Biển Đông.
Vì tin vào lời “chim chóc” của lãnh đạo CSVN mà hạm
trưởng Crozier “mang họa”. Còn Việt Nam thì có nguy cơ mất đảo, mất biển và an
ninh quốc gia VN bị TQ đe dọa.
Chuyện an ninh quốc gia VN vẫn là “chuyện nhỏ”. Nếu
“bàn cờ chiến lược” khu vực Đông Á bị đảo lộn, Đài Loan thất thủ thì hệ thống
phòng thủ của Mỹ sẽ thoái lui về Guam.
___
(*)
Ghi chú của Tiếng Dân: Quyền Bộ trưởng Hải quân Modly có lời lẽ xúc phạm đến Đại tá
Crozier “hoặc là quá ngây thơ, hoặc quá ngu xuẩn, không xứng
đáng để chỉ huy tàu sân bay Theodore Roosevelt“, là ông Modly nói tới vụ để
lộ thông tin trong bức thư cầu cứu của ông Crozier gửi cho ông Modly.
----------------------------------------------------
XEM THÊM
BBC Tiếng Việt
8 tháng 4 2020
Quyền
bộ trưởng Hải quân Mỹ vừa từ chức trong bối cảnh ồn ào về việc ông xử lý một ổ
dịch virus corona trên một tàu sân bay.
Quyền Bộ trưởng Hải
quân Mỹ Thomas Modly đã nộp đơn xin từ chức. GETTY IMAGES
Ông Thomas Modly đã sa thải thuyền trưởng hàng không
mẫu hạm USS Theodore Roosevelt sau khi ông này cầu xin sự giúp đỡ trong một lá
thư bị rò rỉ với truyền thông.
Ông Modly đã xin lỗi hôm thứ Hai sau khi lộ ra việc
ông gọi hành động của Thuyền trưởng Brett Crozier là "ngây thơ" và
"ngu ngốc".
Việc ông Modly từ chức diễn ra một ngày sau khi Tổng
thống Mỹ Donald Trump báo hiệu ông có thể tham gia vào sự việc này.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết ông Modly
đã "từ chức theo nguyện vọng".
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết sức khỏe và sự
an toàn của các thủy thủ đoàn là ưu tiên hàng đầu.
Thuyền trưởng Brett Crozier đã viết một lá thư gay gắt
kêu gọi hành động. AFP / GEDTTY IMAGES
Thứ
trưởng lục quân James McPherson dự kiến sẽ thay thế ông Modly.
Thuyền trưởng Crozier bị sa thải tuần trước, và cảnh
quay các thủy thủ đoàn tiễn ông ra khỏi con tàu chiến với những tràng pháo tay
đã lan truyền trên mạng xã hội.
Ông Modly bay 8.000 dặm hôm Thứ Hai để đến đảo Guam,
nơi USS Theodore Roosevelt đang neo đậu, và mắng mỏ thủy thủ đoàn vì đã vỗ tay
khi thuyền trưởng rời tàu.
Ông Modly nói với thủy thủ đoàn những gì cựu thuyền
trưởng của họ đã làm là "rất, rất sai, tới mức trở thành "sự phản bội
lòng tin với tôi, với quyền hạn của ông ta", theo các bản ghi bị rò rỉ với
truyền thông Mỹ.
"Nếu ông ta không nghĩ rằng thông tin sẽ được
đưa ra công chúng... thì ông ta đã quá ngây thơ hoặc quá ngu ngốc khi trở thành
sỹ quan của một con tàu như thế này", ông Modly nói. "Hoặc là ông ta
làm điều đó có mục đích."
Giữa những lời quở trách từ các thành viên của Quốc
hội, ông Modly đã đưa ra lời xin lỗi cùng ngày, nói rằng: "Tôi không nghĩ
Thuyền trưởng Brett Crozier là ngây thơ hay ngu ngốc. Tôi nghĩ và luôn tin ông
ta là người ngược lại."
Thuyền trưởng Capt Crozier đã gửi thư cho các quan
chức quốc phòng vào ngày 30/3 để cầu xin sự giúp đỡ về sự bùng phát dịch corona
trên tàu, nơi có hơn 4.000 thủy thủ.
"Chúng ta không ở trong thời chiến. Các thủy thủ
không cần phải chết", ông viết, yêu cầu xét nghiệm gần như toàn bộ thủy thủ
đoàn.
Hàng không mẫu
hạm Theodore Roosevelt. IMAGE COPYRIGHTGETTY IMAGES/SMITH COLLECTION
Hôm thứ Ba, ông Trump nói rằng ông không có vai trò
gì trong sự ra đi của ông Modly, mà ông mô tả là một quyết định "thực sự
không ích kỷ".
Đồng thời, tổng thống nhấn mạnh Thuyền trưởng
Crozier "đã phạm sai lầm" với bức thư, nói rằng: "Ông ấy không
phải là Ernest Hemingway".
Khi được hỏi về cuộc tranh cãi hôm thứ Hai, Tổng thống
Trump nói với các phóng viên: "Bạn có hai quý ông tốt và họ đang cãi nhau.
Tôi giỏi giải quyết tranh luận".
Tổng thống nói rằng ông "đã nghe những điều rất
tốt" về Thuyền trưởng Crozier và không muốn sự nghiệp của ông ta bị hủy hoại
"vì có một ngày tồi tệ", nhưng nói thêm rằng "bức thư không nên
được gửi cho nhiều người không cần thiết".
Hải quân Hoa Kỳ đang điều tra hành động của Thuyền
trưởng Crozier.
Các nhà lập pháp dân chủ tại Quốc hội đã kêu gọi một
cuộc điều tra về quyết định sa thải thuyền trưởng.
Cựu phó tổng thống Mỹ và hiện đang là người dẫn đầu
trong cuộc đua tranh chức tống thống của đảng Dân chủ Joe Biden cũng lên tiếng.
Ông nói rằng vụ sa thải Thuyền trưởng Crozier là
"gần với tội phạm hình sự" và đáng ra ông ta nên được khen ngợi vì đã
nói "những gì phải nói".
Hơn 155 thủy thủ đoàn của tàu USS Theodore
Rooservelt đã có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Hơn 1.000 thủy thủ xét nghiệm âm tính với virus này
đã lên bờ ở đảo Guam, cách ly trong khách sạn.
-------------------------------------
.
VOA Tiếng Việt
08/04/2020
Quyền
Bộ trưởng Hải quân Mỹ Thomas
Modly hôm 7/4 từ chức sau khi đối mặt với áp lực lớn từ vụ cách chức và
chế giễu chỉ huy một hàng không mẫu hạm lên tiếng kêu gọi ngăn chặn sự bùng
phát của virus Corona trên tàu từng ghé thăm Việt Nam này, theo Reuters.
Hãng tin Anh nhận định rằng quyết định từ chức này
cho thấy sự khó khăn sắp xếp các ưu tiên của quân đội Mỹ: duy trì khả năng sẵn
sàng chiến đấu và bảo vệ sức khỏe của các quân nhân trong khi COVID-19 lây lan
toàn cầu.
Vụ này cũng tiếp tục làm xáo trộn đội ngũ lãnh đạo của
Hải quân Mỹ. Bộ trưởng Hải quân lần trước bị sa thải hồi tháng 11 năm ngoái vì
vụ một lính biệt kích thuộc lực lượng Navy SEAL của Hải quân bị kết án vì hành
vi sai trái trên chiến trường. Lính biệt kích này trước đó đã nhận được sự hậu
thuẫn của Tổng thống Trump.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã thông báo trên
Twitter, nói rằng ông Modly “nộp đơn từ chức theo ý nguyện của bản thân”.
Ông Esper nói thêm rằng ông đã thông báo cho Tổng thống
Trump sau khi trao đổi với ông Modly, và thông báo rằng ông đã bổ nhiệm Thứ trưởng
Lục quân Jim McPherson lên thay ông Modly.
Tổng thống Trump nói rằng quyết định của ông Modly là
hành động quên mình và cho biết thêm rằng ông không liên quan tới vụ này.
“Toàn bộ sự việc rất là đáng tiếc”, ông Trump nói tại
Nhà Trắng.
Quyết định từ chức của ông Modly được
đưa ra sau khi vấp phải áp lực lớn từ Quốc hội cũng như phản ứng từ thủy thủ
đoàn.
Ông Trump hôm 6/4 nói rằng vị chỉ huy tàu sân bay,
nhân vật ông Modly sa thải, là một người tốt và rằng ông có thể tham gia xử lý
vụ khủng hoảng.
Trong lá thư gửi các thủy thủ, ông Modly nói rằng
ông chịu trách nhiệm vì các sự việc xảy ra trong những ngày qua.
No comments:
Post a Comment