Jon Sopel
Biên
tập viên Bắc Mỹ
10 tháng 3 năm 2020
Có
hai con số mà Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm và không rời mắt. Trong tâm
trí người đứng đầu Nhà Trắng, chúng liên quan đến nhau.
Tổng thống Donald Trump có những tuyên bố mâu thuẫn
với chuyên gia về virus corona.
WIN MCNAMEE/GETTY IMAGES
Đầu
tiên là mức độ ủng hộ của công chúng. Điều này không có
gì lạ. Kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc và Gallup thăm dò ý kiến thường
xuyên về vấn đề này, các đời tổng thống từ đời Harry Truman trở đi đều luôn
theo dõi cách công chúng Mỹ đánh giá họ.
Con
số thứ hai là thị trường chứng khoán. Trong khi các tổng
thống khác xem các chỉ số như một khí cụ để theo dõi biến động thị trường thì
Trump đặc biệt bị ám ảnh về Phố Wall. Nếu các đời tổng thống trước có quan tâm,
cũng không ai đưa ra những bình luận liên tục như Trump đã làm.
Virus corona đang lây qua khắp Hoa Kỳ và Trump tiếp
tục thúc giục mọi người bình tĩnh. GETTY IMAGES
Tính toán của Trump là nếu thị trường chứng khoán
tăng vọt, thì tỷ lệ ủng hộ của ông sẽ tăng lên và ông sẽ tái đắc cử tháng 11
năm nay. Vì vậy, ngay cả khi thị trường chứng khoán đang bay bổng, tổng thống sẽ
hít sâu và thổi mạnh với hy vọng đẩy chỉ số Dow Jones lên cao hơn nữa. Và mỗi
khi chỉ số Dow Jones hoặc S & P 500 đạt mức cao mới, ông sẽ gửi tweet để
chúc mừng chúng. Chính xác là 280 lần. Nói một cách khác, cứ bốn ngày một lần,
trong nhiệm kỳ của mình, Trump lại tâng bốc thị trường lên tận mây xanh.
Nhưng với sự xuất hiện của virus corona, thị trường
đã rúng động và giảm mạnh trong vài tuần qua. Hôm thứ Hai, độ lao dốc của thị
trường khiến Phố Wall được báo động. Với mức độ sụt giảm hơn 7%, sàn giao dịch
tạm dừng hoạt động trong vòng 15 phút để các nhà giao dịch nghỉ lấy hơi xem xét
tình hình. Hít một hơi thật sâu. Họ tiếp tục giao dịch. Nhưng sau đó 15 phút,
thị trường tiếp tục chìm trong sắc đỏ.
Có nhiều yếu tố phức tạp mà tôi không đủ trình độ để
giải thích. Tất cả đều liên quan đến Nga, Ả Rập Saudi và nhóm OPEC [Tổ chức Các
nước Xuất khẩu Dầu mỏ] khi họ không tìm được tiếng nói chung trong việc cắt giảm
sản lượng để tăng giá dầu. Đây là hệ quả của việc các chuyến bay bị hủy vì
virus corona. Sự khủng hoảng của thị trường là điều không thể chối bỏ nhưng những
gì họ nghe được từ chính quyền không giúp xoa dịu cơn hoảng loạn.
Tấn công và phản đòn
Tổng thống đã Trump quen với việc chiến đấu từ hầm
trú ẩn mỗi khi có cuộc khủng hoảng - và thật tình mà nói thì ba năm qua, không
ít bi kịch đã nổ ra. Nhưng dịch virus corona khác với mọi thứ mà tổng thống
Trump từng đối đầu về cả bản chất lẫn tầm vóc. Với cuộc điều tra của Robert
Mueller (mọi người còn ai nhớ?) nhiều cái tên được xướng lên. Những người như:
Jim Comey 'nói dối', Bob Mueller, little Jeff Sessions, Michael Cohen, Andrew
McCabe…. Và trong phiên tòa luận tội, một loạt người mà Donald Trump có thể
vung một cú đấm bật: Schiff mưu mẹo, Nancy lo lắng, Chuck Schumer mít ướt.
Như Donald Trump đã nói, ông ấy là một tay đấm trả cừ
khôi.
Nhưng làm thế
nào để đánh bại virus? Đổ lỗi cho ai? Ai là thủ phạm? Nhắm tweet vào ai?
Covid-19 không có tài khoản Twitter.
Trong tình trạng khẩn cấp về y tế, cái gì là điều bất
khả xâm phạm đối với những người dân đang trong cơn hoảng loạn và nói thẳng ra,
là với các nhà đầu tư ở Phố Wall? Điều đó là thông tin đáng tin cậy, là thông
điệp từ chính phủ về những nguy cơ và cách thức giảm thiểu rủi ro. Và luồng
thông tin đó phải dựa trên bằng chứng khoa học đáng tin cậy nhất. Không được có
yếu tố nào khác len lỏi vào.
Ở Mỹ, trong khi chính quyền đang phải vất vả để tìm
cách ứng phó thì các thông điệp về virus corona được đưa ra rất hỗn tạp. Đây
không phải lần đầu tiên tổng thống có những tuyên bố mâu thuẫn với cố vấn và
chuyên gia y tế của mình. Đó là đặc tính nhất quán trong nhiệm kỳ tổng thống
này. Quay trở lại cuộc điều tra Mueller giờ đã bị lãng quên, nếu tổng thống
không hoàn toàn đối nghịch với nhóm báo chí của mình về lý do sa thải Giám đốc
FBI, James Comey, liệu có cần phải bổ nhiệm Công tố viên đặc biệt Robert
Mueller không?
Khi virus corona bắt đầu bùng phát, Donald Trump tìm cách làm giảm
nhẹ mức độ nghiêm trọng của nó và đánh giá quá cao sự phòng bị của nước Mỹ. Ông
nói rằng sự lây lan đã được kiểm soát. Nhưng thực tế thì không. Ông nói rằng
các ca mắc bệnh sẽ sớm trở thành số không. Nhưng điều đó đã không xảy ra và đó
cũng không phải là lời khuyến cáo ông đã nhận được. Ông đề xuất những người có
triệu chứng vẫn cứ nên đi làm nếu cảm thấy đủ khỏe. Thực tế, họ không nên làm vậy.
Du thuyền Grand Princess đã cập bến sau năm ngày bị
mắc kẹt ngoài khơi. GETTY IMAGES
Ông cũng lập luận rằng ông không muốn những hành
khách của tàu Grand Princess vì những hành khách này sẽ đẩy số ca nhiễm ở Mỹ
lên cao trong khi đó không phải lỗi của ông. "Tôi thích những con số đứng yên ở vị trí đó. Tôi không muốn thấy
số ca nhiễm tăng gấp đôi chỉ vì một con tàu. Đó không phải là lỗi của chúng
ta", Trump nói với Fox News.
Mối quan tâm của ông tổng thống có vẻ
không phải là sự an toàn của người dân Mỹ (điều ông đã tuyên thệ trong lễ nhậm chức), mà là
giữ con số người nhiễm không tăng bằng cách để người dân lênh đênh trên biển
- theo đúng nghĩa đen.
Biểu đồ các ca nhiễm virus corona trên toàn thế giới
Thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Trump đến Trung tâm
Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) - tâm điểm của cuộc chiến chống lại
virus corona - với chiếc mũ quảng cáo cho chiến dịch 'Keep America Great' và
tuyên bố rằng mọi công dân Mỹ có thể xét nghiệm virus khi cần. Thực tế không phải
như vậy! Cho đến nay, chỉ có khoảng 1.500 người Mỹ đã được thử nghiệm, so với
hơn 20.000 ở Anh với dân số chỉ bằng 1/5 dân số Mỹ. Các chuyên gia y tế tại Mỹ
tin rằng tỷ lệ nhiễm virus corona trên thực tế cao hơn nhiều so với số liệu được
công bố. Nhưng dường như có điều gì đó gây chói tai gai mắt về tổng thống. Khi giữa tình huống khẩn cấp về
y tế, ông đến CDC với chiếc mũ của chiến dịch tranh cử tổng thống. Ông đến đó với
tư cách là ứng cử viên cho tháng 11 năm 2020, hay tư cách của một Tổng tư lệnh
trong thời điểm đất nước đang có biến?
Giới chỉ trích cho rằng lý do tổng thống mâu thuẫn với
phó tổng thống Pence (người chịu trách nhiệm cho việc ứng phó bệnh dịch trên
toàn quốc) và các chuyên gia y tế công cộng dưới quyền ông Pence, là vì tổng thống
cần thị trường chứng khoán tiếp tục tăng giá - vì điều này rất quan trọng chiến
lược tái cử của ông. Lời giải thích tử tế hơn là Trump không muốn gây ra sự hoảng
loạn, dẫn đến những cảnh lố bịch mà chúng ta thấy ở Anh vào cuối tuần với những
người đổ chất đầy giỏ đi chợ bằng những cuộn giấy vệ sinh (mọi người dự định tự
cách ly trong bao lâu?)
Ảnh hưởng của thông điệp hỗn hợp?
Vì vậy, hãy xem tweet của ông Trump vào sáng thứ Hai
khi Phố Wall đang rơi tự do. "Năm
ngoái, 37.000 người Mỹ đã chết vì bệnh cúm thông thường. Trung bình từ 27.000 đến
70.000 mỗi năm. Không có gì phải ngừng lại, cuộc sống và nền kinh tế vẫn tiếp
diễn. Hiện tại có 546 trường hợp nhiễm coronavirus, với 22 trường hợp tử vong.
Hãy nghĩ về điều đó!"
Nhưng trong khi cúm thông thường chắc chắn là cướp
đi nhiều mạng sống, các chuyên gia ước tính rằng virus corona rõ ràng nguy hiểm
hơn. Vì vậy, trong lúc tổng thống đang tweet điều này, các quan chức đã lên
sóng nói rằng cuộc khủng hoảng là có thật, rằng người Mỹ cần phải ứng phó, và
tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trước khi nó trở nên tốt hơn.
Đối với tất cả những gì Donald Trump có thể muốn người
Mỹ tiếp tục sinh hoạt như không có gì xảy ra, hành vi mọi người đang bị ảnh hưởng.
Sân bay yên tĩnh hơn, máy bay trống rỗng hơn, người ta có thể dễ dàng mướn
phòng với giá rẻ tại các khách sạn. Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ khử trùng
tay hay bạn là Netflix thì tình hình giờ rất tốt. Nhưng đối với phần lớn còn lại
của nền kinh tế, thực tế trông khá nghiệt ngã.
Rất có thể là các thông điệp hỗn hợp sẽ không làm tổn
hại tổng thống. Đã bao nhiêu lần các nhà bình luận vuốt cằm và đi đến kết luận
rằng lần này tổng thống sẽ bị tổn thương sâu sắc, chỉ để lại ngồi đó nhìn sự vi
phạm trầm trọng qua đi mà người phát ngôn không bị ảnh hưởng gì.
Tổng thống trước đó đã không phải đối phó với bất cứ
điều gì như thế này - một cuộc khủng hoảng y tế mà quỹ đạo không chắc chắn - mặc
dù nếu Bắc Ý và Hàn Quốc là những thí dụ là bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra,
virus corona có thể trở thành thực sự nghiêm trọng ở Mỹ.
Nhưng có một điều khác cần được đề cập về nước Mỹ và
sự sẵn sàng đối phó với những vấn đề như thế này - và điều này không liên quan
đến Donald Trump và chính quyền của ông. Vâng, việc ông giảm thiểu toàn bộ đơn
vị an ninh sức khỏe toàn cầu của Hội đồng An ninh Quốc gia giờ đây có vẻ như
quá đáng, cũng như việc loại bỏ Quỹ khủng hoảng phức tạp trị giá 30 triệu đôla
của chính phủ Hoa Kỳ.
Mỹ thì khác và đang lo lắng
Những điều này liên quan đến nền tảng của những gì
Hoa Kỳ là và không là.
Nước Mỹ không thực sự có phúc lợi nhà
nước. Mạng lưới an toàn mà nó cung cấp cho công dân mỏng
manh như chỉ mành, nói theo kiểu nhẹ nhất. Vâng, có một loạt các chính sách xã
hội rất sáng tạo còn sót lại từ Thỏa thuận Mới trong thập niên 1930 hoặc Cuộc
chiến Chống Đói Nghèo trong thập niên 1960. Đạo luật Chăm sóc Giá cả Phải chăng
của Barack Obama đã dẫn đến việc nhiều triệu người có bảo hiểm y tế - nhưng nó
còn theo sau rất xa so với những gì người châu Âu hiểu là một chế độ phúc lợi
nhà nước.
Chỉ cần nói đến chuyện thử nghiệm. Một người bạn tôi
sống ở DC vừa trở về sau khi du lịch nước ngoài. Anh quay trở lại Mỹ và phát
triển chứng đau họng trầm trọng, theo sau là ho và sau đó nhanh chóng bị sốt.
Anh rất lo lắng, gọi cho bác sĩ của mình, và được bác sĩ cho biết là họ không
có bộ dụng cụ kiểm tra. Anh gọi cho bệnh viện địa phương - họ nói rằng không có
khả năng đối phó với bệnh dịch. Chuyện này mới xảy ra cuối tuần trước đây thôi
(bây giờ anh đã có vẻ đỡ hơn nhiều).
Tổng thống Donald Trump phát biểu trong cuộc họp báo
với các thành viên của đội đặc nhiệm virus corona. GETTY IMAGES
Nhưng giả sử hệ thống y tế Mỹ hoàn toàn có thể đáp ứng
mối quan tâm của anh bạn tôi - và phòng khám hoặc bệnh viện bảo cứ đến để làm
thử nghiệm. Bây giờ hãy tưởng tượng bạn tôi không có bảo hiểm y tế tốt (hoặc bất
kỳ bảo hiểm y tế nào). Mặc dù chính quyền ra lệnh rằng xét nghiệm là một lợi
ích sức khỏe thiết yếu, rất nhiều người sẽ phải nhận những hóa đơn khổng lồ cho
phí tổn xét nghiệm. Ở Anh, khi bạn bảo hiểm một chiếc xe hơi, sẽ có một khoản
vượt quá - bạn sẽ phải trả 500 đôla đầu tiên cho bất kỳ khiếu nại nào tốn quá
khoản. Ở Mỹ thì có "khoản khấu trừ". Với bảo hiểm sức khỏe, sẽ có một
khoản khấu trừ khá lớn mà người mua bảo hiểm phải trả.
Ngoài ra còn có khoản đóng cố định. Đó là phần tiền
bạn phải trả cho mỗi toa thuốc. Tôi thường đứng xếp hàng đằng sau nhiều người ở
tiệm thuốc tây gần nhà, những người không dùng thuốc theo toa bác sĩ vì khoản
đóng cố định quá cao. Tờ Financial Times ước tính rằng nếu phải bỏ tiền túi ra
để thử nghiệm xem mình có bị nhiễm virus corona không, mỗi người có thể sẽ phải
chi cả hàng nghìn đôla. Nếu bạn ở trong tình trạng tài chánh chật vật và lúc
nào cũng ngóng cổ chờ ngày lãnh lương, thì sẽ lấy tiền đâu để thử nghiệm?
Hoặc điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chỉ cảm thấy không khỏe,
hoặc đã tiếp xúc với người nhiễm virus. Lời khuyên hiện giờ là bạn nên tự cách
ly hai tuần. Hai tuần? Đó là hai tuần không kiếm được tiền. Hai tuần phải ngồi ở
nhà và có thể sẽ không phát ra dấu hiệu gì là mình có bệnh. Và nếu thế rất có
thể lúc nào đó sẽ phải lại ngồi nhà thêm hai tuần nữa.
Hiện tại, liên bang Mỹ không có luật trả lương nghỉ
bệnh. Chỉ mười một tiểu bang và Washington DC cung cấp tiền lương nghỉ ốm. Điều
đó có nghĩa là có 39 tiểu bang không có. Nếu bị bệnh nằm nhà, nhân viên sẽ
không nhận được gì. Điều đó cũng có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ mất ít ngày nhân viên phải
nằm nhà hơn so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.
Nhưng nếu bạn muốn nhân viên ở nhà thì sao? Việc
nhân viên tiếp tục đi làm khi bị bệnh sẽ khiến nguy cơ virus corona lan truyền
nhanh như cháy rừng ồ ạt gia tăng. Anthony Fauci, người đứng đầu Viện Dị ứng và
Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ - và là bác sĩ có tiếng nói rõ ràng nhất
trong tất cả các cuộc họp của Nhà Trắng về virus corona cuối tuần qua, nói rằng
ông lo ngại về tỷ lệ gia tăng "cộng đồng" của virus - nói cách khác,
sự lây lan mà không rõ nguồn gốc virus đến từ đâu.
Cuối tuần, tôi nói chuyện với cô bạn là chuyên gia y
tế trong NHS [Dịch vụ Y tế Quốc gia] ở Anh. Cô cho biết NHS đã lặp đi lặp lại
các kịch bản thảm họa "chiến tranh" - không hoàn toàn giống như chiến
tranh, nhưng là chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp sẽ gây căng thẳng lớn cho hệ
thống: về những gì họ sẽ làm, làm sao để có đủ giường. Cô mô tả một cấu trúc chỉ
huy và kiểm soát từ chính quyền trung ương đến các cơ quan y tế địa phương, và
từ đó sẽ chuyển lời khuyên đến các bệnh viện, bác sĩ phẫu thuật và phòng khám sẽ
trong việc phó với bệnh nhân. Và cũng giống như trong các sự kiện trị an lớn,
như biểu tình hay bạo loạn, sẽ có một lệnh vàng và lệnh bạc. Cô nghĩ rằng sẽ có
những căng thẳng nghiêm trọng, và về "kịch bản lập kế hoạch cho trường hợp
xấu nhất hợp lý" - cụm từ được sử dụng để đối phó với những kết thúc ảm đạm
nhất của dự trù - hệ thống có thể bị quá tải.
Không có nút bấm
Nhưng ít nhất là có một hệ thống. Dù không hoàn hảo.
Những người làm việc trong nền kinh tế độc lập ở châu Âu cũng sẽ không muốn tự
cách ly và mất tiền. NHS quan liêu và cồng kềnh, nhưng có những nút bấm mà thủ
tướng Anh có thể nhấn ở Luân Đôn để điều khiển những gì sẽ xảy ra trên khắp đất
nước.
Tổng thống Mỹ cũng có một nút bấm, mà nếu ông nhấn
vào, có thể dẫn đến tận thế, và một nút khác trên bàn làm việc trong Phòng Bầu
dục sẽ khiến một trong những người phục vụ tại Nhà Trắng mang đến cho ông một
ly Diet Coke khác.
Nhưng có lẽ về việc phúc lợi xã hội và y tế trong
trường hợp khẩn cấp, đây là dịp mà người đàn ông ở Elysee [văn phòng tổng thống
Pháp], và người đàn ông ở phố Downing (Anh) và Frau Merkel [thủ tướng Đức] ở
Berlin và người đàn ông đáng thương Signor Conte [ Thủ tướng Ý] ở Rome - và đừng
quên tất cả những nền dân chủ xã hội ở Scandinavia - có nhiều quyền lực để tạo
nên sự khác biệt so với anh chàng ngồi trong Nhà Trắng.
Chủ nghĩa tư
bản Hoa Kỳ thật tuyệt vời khi thị trường đang bùng nổ và nhà nước cho phép bạn
tự dẫn dắt cuộc sống mà không can thiệp. Nhưng có lẽ không tốt lắm khi có tai
ương.
*
*
Tin
liên quan
No comments:
Post a Comment