NỘI DUNG :
VOA Tiếng Việt
.
Người
Việt Online
VOA Tiếng Việt
VOA Tiếng Việt
.
=====================================
VOA Tiếng Việt
18/03/2020
Tổng
thống Mỹ Donald Trump ngày 17/3 loan báo kế hoạch cấp tiền cho dân Mỹ ngay lập
tức để xoa dịu cú sốc kinh tế từ cuộc khủng hoảng virus corona và cho biết các
bệnh viện kiểu quân y có thể sẽ được triển khai tới các khu vực bị virus hoành
hành để chăm sóc bệnh nhân.
Xuất hiện bên cạnh Tổng thống ở phòng họp báo Toà Bạch
Ốc, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, cho biết ông đang bàn với giới lãnh đạo
Quốc hội một kế hoạch gửi ngân phiếu lập tức tới những người dân bị thất tán vì
virus corona. Ông Trump cho biết một số người có thể được nhận 1 ngàn đô la tiền
hỗ trợ từ chính phủ và dự đoán rằng những khó khan kinh tế có thể cam go trong
ngắn hạn nhưng kinh tế rốt cuộc sẽ hồi sinh.
“Chúng ta sẽ thắng, tôi nghĩ chúng ta sẽ thắng nhanh
hơn người ta nghĩ, tôi hy vọng vậy,” ông Trump nói giữa các nhà cố vấn hàng đầu.
Phó Tổng thống Mike Pence cho hay chính phủ đang kêu
gọi các công ty xây dựng góp tặng các bệnh viện khẩu trang N95.
Dịch bệnh COVID-19 tác động nặng nề tới ngành công
nghiệp hàng khọng và các lĩnh vực kinh tế khác của Mỹ, dẫn tới số người thất
nghiệp ngày càng tăng.
Ông Trump kêu gọi người Mỹ chớ du hành trong lúc này
và cho biết ông không loại trừ khả năng giới hạn du hành tới một số nơi trên đất
nước.
*
*
Người Việt Online
March 17, 2020
WASHINGTON,
DC (AP) – Tổng Thống Donald Trump muốn chính phủ nhanh chóng trực tiếp gửi tiền đến
cho tất cả người dân Mỹ, có thể chỉ trong thời gian hai tuần tới,
để giảm thiểu tác hại kinh tế của tình trạng dịch bệnh COVID-19, theo lời Bộ
Trưởng Tài Chánh Steven Mnuchin hôm Thứ Ba, 17 Tháng Ba.
“Tổng thống đã chỉ thị cho tôi là phải làm điều này
ngay lúc này,” ông Mnuchin nói trong cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc. Ông không
cho biết thêm chi tiết ngoại trừ là số tiền này sẽ là đáng kể và các nhà triệu
phú sẽ không được hưởng trợ giúp đó.
Trong những ngày gần đây, các giới chức Quốc Hội
Mỹ, như Thượng Nghị Sĩ Mitt Romney (Cộng Hòa, Utah) đã đề nghị chính phủ gửi số
tiền $1,000 trực tiếp đến từng người dân để giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn
hiện nay, thay vì chỉ trợ giúp các công ty.
Tòa Bạch Ốc đang yêu cầu Quốc Hội chấp thuận một biện
pháp kích thích kinh tế khẩn cấp để giúp cả giới doanh gia và dân thường đối
phó với thiệt hại kinh tế trong thời gian có dịch bệnh. Đây là kế hoạch lớn lao
nhất để cứu vãn nền kinh tế Mỹ kể từ khi có cuộc Đại Suy Trầm năm 2008.
Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa tại Thượng Viện, Thượng
Nghị Sĩ Mitch McConnell, khi khai mạc buổi họp vào sáng ngày Thứ Ba, hứa hẹn sẽ
nhanh chóng có hành động.
“Thượng Viện sẽ không chấm dứt khóa họp cho tới khi
nào chúng ta thông qua được được đạo luật để giúp quốc gia chúng ta mạnh hơn và
giúp nền kinh tế của chúng ta vượt qua được bão tố hiện nay,” theo ông
McConnell. (V.Giang)
---------------------------------------------
VOA Tiếng Việt
18/03/2020
Thượng
viện Hoa Kỳ hôm 17/3 chuẩn bị xem xét một dự luật chi tiêu khẩn cấp trị giá
hàng tỷ đô la đã được Hạ viện thông qua nhằm cứu trợ kinh tế do đại dịch
Covid-19 gây ra, giữa lúc chính quyền Trump yêu cầu thêm một gói cứu trợ 850 tỷ
đô la, theo Reuters.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin (thứ 2, từ trái
sang) tiếp xúc truyền thông trước buổi họp với các thành viên Cộng hòa tại Thượng
viện vào ngày 16/3/2020.
Cuối tuần qua, Hạ viện Mỹ đã thông qua
một gói cứu trợ kinh tế dùng để trả lương cho các nhân công nghỉ bệnh và mở rộng cứu trợ thất
nghiệp cùng một số các bước khác, bao gồm gần 1 tỷ đô la bổ sung để giúp nuôi
trẻ em, người già ở nhà và những người cần trợ cấp khác.
Trước khi Quốc hội thông qua biện pháp thứ hai trong
vòng vài ngày, chính quyền của Tổng thống Donald Trump muốn có nguồn chi tiêu bổ
sung lớn để giúp giảm bớt tác động của dịch bệnh lây lan nhanh, vốn đang nhấn
chìm thị trường tài chính toàn cầu và gây gián đoạn sâu rộng cho nền kinh tế
Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin đã lên kế
hoạch thảo luận về gói
kích thích trị giá 850 tỷ đô la mà chính quyền muốn khi có cuộc họp
vào ngày 17/3 với các nghị sĩ Cộng hòa tại Thượng viện, Reuters dẫn nguồn tin từ
một quan chức giấu tên trong chính phủ Hoa Kỳ.
Khoản tài trợ sẽ bao gồm một số viện trợ cho các
hãng hàng không cùng với việc cắt giảm thuế lương trong số các điều khoản khác.
Các hãng hàng không Hoa Kỳ đang cần ít nhất 50 tỷ đô
la tiền tài trợ và các khoản vay.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh, Thượng
nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton nói rằng các nhà lập pháp có thể thông qua biện
pháp hiện tại của Hạ viện và sau đó đưa ra một dự luật khác, bao gồm các bước
kích thích kinh tế hơn nữa mà chính quyền mong muốn.
Đại dịch đã giết chết ít nhất 83 người ở Hoa Kỳ và
khiến cho các trường học, nhà hàng và tất cả các loại hình tụ họp xã hội bị
đình chỉ.
Sáng 14/3, Quốc
hội đã thông qua và Tổng thống Trump đã ký một gói cứu trợ trị giá 8,3 tỷ đô la
để chống virus corona.
Lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell cho biết
Thượng viện đang “nóng lòng” muốn thông qua dự luật mới nhất của Hạ viện và điều
này có thể xảy ra vào cuối ngày 17/3.
Đảng Cộng hòa cho biết Thượng viện sẽ nỗ lực để
thông qua biện pháp thứ ba trong tuần này, bao gồm gói kích thích lớn hơn rất
nhiều, nhưng không chắc chắn về lịch trình của Thượng viện do ảnh hưởng của sự
bùng phát virus corona. Điều này đòi hỏi Hạ viện phải soạn thảo dự luật khi trở
lại làm việc vào tuần tới sau những ngày nghỉ.
Tuy nhiên, cả các giới chức hành chính lẫn lãnh đạo
Thượng viện đều không chắc rằng một dự luật lớn như vậy có thể được thông qua
nhanh chóng tại Thượng viện.
-------------------------------------------------
VOA Tiếng Việt
18/03/2020
Trong bối cảnh số ca nhiễm virus corona ngày càng
tăng, nhiều trường học ở khắp nước Mỹ đã quyết định đóng cửa hoặc đang có kế hoạch
đóng cửa để bảo vệ sức khỏe của hàng triệu học sinh và ngăn ngừa dịch bệnh lây
lan rộng hơn.
Tính đến trưa
ngày 17 tháng 3, có 38 trên 50 bang của Mỹ quyết định đóng cửa trường công,
theo Education Week, hãng tin chuyên đưa tin về giáo dục từ bậc tiểu học đến lớp
12. Cộng thêm một số trường trong một số học khu ở những
bang khác, ít nhất 74.000 trường học ở Mỹ đã đóng cửa, dự định đóng cửa, hoặc
đã đóng cửa và sau đó mở cửa lại, ảnh hưởng tới 38.8 triệu học sinh trường
công.
Thời gian đóng cửa trường học thay đổi theo từng
bang và hầu hết nằm trong khoảng từ hai đến ba tuần.
Việc các trường học đóng cửa khắp toàn quốc khiến
nhiều phụ huynh học sinh phải sắp xếp lại thời khóa biểu để có thể ở nhà chăm
sóc con cái trong khi một số trường đang triển khai các kế hoạch cho học sinh học
trên mạng trong tình hình dịch bệnh kéo dài.
Mã Tiểu Linh, cư dân ở thành phố Virginia Beach thuộc
bang Virginia, có ba người con hiện đều đang nghỉ học ở nhà. Bà cho biết hai
người con lớn đang học đại học được trường cho nghỉ thêm 10 ngày nghỉ xuân và
sau đó sẽ học trên mạng từ ngày 23 tháng 3, trong khi người con út đang học
trung học được cho nghỉ hai tuần vì trường đóng cửa.
Bà cho biết đây là lần đầu tiên bà thấy các con bà
được nghỉ lâu như vậy, nhưng bà cảm thấy an tâm với quyết định này của nhà chức
trách giữa dịch bệnh lan tràn.
[2:35] “Mình nghĩ rằng đi học thì con em
của chúng ta, hay bất cứ một người nào, đều có nguyên một cuộc đời để đi học,”
bà nói. “Trong lúc này nghỉ hai tuần để bảo
vệ sức khỏe là điều nên làm.”
“Sau khi đi học lại rồi thì có thể học online hoặc học nhanh hơn một chút
hoặc học thế vào những tuần nghỉ hè và nghỉ hè ngắn lại một chút thì các em vẫn
bắt kịp được. Chứ còn thời điểm này bắt các em đi học để các em nhiễm bệnh rồi
về nhà thì mối lo lắng nặng hơn rất nhiều.”
Bà Linh cho biết bà không gặp trở ngại nào với việc
các con được nghỉ ở nhà vì cả ba đều đã lớn và có thể tự chăm sóc bản thân và
cho nhau được.
Trong khi đó, Huỳnh Ngọc Uyên Dung, nghiên cứu sinh
tiến sĩ ngành Kĩ thuật Y sinh tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ (CUA) ở thủ đô
Washington, cho biết trường của cô cũng đã thông báo đóng cửa và tất cả các lớp
học đều sẽ được chuyển sang học online cho đến cuối tháng 3. Virus corona đã
khiến hoạt động nghiên cứu của cô ít nhiều bị gián đoạn vì cô không thể tiếp cận
được cơ sở vật chất tại trường.
1’20 “Đối với những sinh viên học cao học
như mình thì hầu hết không học trên lớp nữa mà làm nghiên cứu,” cô cho biết.
“Hiện tại các hoạt động trong phòng lab
được khuyến khích hạn chế đến mức tối thiểu. Trong tình huống mà ai đang có những
thí nghiệm tiến hành lở dở thì được khuyên nhanh chóng hoàn tất thí nghiệm đó
hoặc tạm dừng trong một thời gian.”
Nghiên cứu sinh này cho biết sự gián đoạn này không ảnh
hưởng quá lớn đến lịch trình của cô vì cô nói cô có thể linh hoạt thay thế
nghiên cứu trong phòng lab bằng việc đọc sách hoặc viết bài. Nhưng cô không rõ
với tình hình dịch bệnh diễn biến như hiện nay thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới ngày
tốt nghiệp của cô vào tháng 5, có thể sẽ bị lùi lại vài tuần hoặc lâu hơn.
Khắp nước Mỹ hàng loạt trường đại học lớn đã hủy các
lớp học trong khuôn viên trường, trong đó bao gồm các đại học danh tiếng như
Harvard, Yale và Stanford.
Có 98.277 trường công ở Mỹ và gần 50,8 triệu học
sinh trường công, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Giáo dục Quốc gia.
Tổng thống Donald Trump đầu tuần này yêu cầu mọi người
giúp làm chậm lại sự lây lan của virus corona bằng cách tránh đi đến trường học.
"Chính quyền của tôi đang khuyến nghị tất cả người Mỹ, bao gồm cả những
người trẻ và khỏe mạnh, nên tham gia hình thức học ở nhà khi có thể," cũng như tránh tụ tập trong những nhóm quá 10 người, ông Trump nói trong
cuộc họp báo tại Nhà Trắng.
Virus corona,
còn được biết đến với tên gọi COVID-19, đã lây nhiễm 5.890 người và làm thiệt mạng
ít nhất 97 người tại Mỹ.
No comments:
Post a Comment