Nguyễn Đạt Thịnh
23/03/2020
Tối thứ Sáu 20/3, Nghị Sĩ Chuck Schumer loan báo cho
cư dân New York biết tiểu bang này được tổng thống tuyên bố lâm vào “tình trạng
đại thảm họa”; tình trạng đó sẽ giúp New York xin được nhiều giúp đỡ của cơ
quan liên bang FEMA (Federal Emergency Management Agency) trị giá bạc tỉ, qua
ngân sách Disaster Relief Fund (Quỹ Cứu Trợ Thiên Tai).
Tình trạng đại thảm họa cho phép chính quyền tiểu
bang thực hiện những biện pháp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản, và sức khỏe
của quần chúng; quyền hạn khẩn cấp có thể là quyền di dời dân chúng địa phương
đến một nơi khác an toàn hơn; kiểm soát mọi ra vào của một khu vục; xin chính
phủ liên bang trợ giúp ngân khoản để thực hiện những công tác khẩn cấp.
New York bị coi là một trung tâm của đại dịch
coronavirus, với 15,168 trường hợp mắc bệnh, và Thị Trưởng de Blasio lo ngại bảo
các phóng viên truyền thông, “Tình hình mỗi ngày một tệ hơn.”
Để giới hạn cuộc khủng hoảng đa diện, Thống Đốc
Andrew M. Cuomo đã yêu cầu chính phủ liên bang quốc hữu hóa công nghiệp sản xuất
vật liệu y khoa, và ra lệnh cho thành phố Nữu Ứoc cấm những cuộc tụ tập tại những
nơi công cộng. Cuomo còn đòi cấm xe cộ lưu thông trên một vài khu vực để nhường
đường xe cho người đi bộ.
Hôm Chủ Nhật, thống đốc còn công bố nhiều biện pháp
nhằm chuẩn bị đón nhận một làn sóng, bệnh nhân đột ngột trở thành đông đảo hơn
như thiết lập các bệnh viện tạm thời ở ba vùng ngoại ô thành phố New York và dựng
một trại lều vải (bivouac) y tế khổng lồ ở Trung Tâm Jacob Javits, thuộc khu vực
Manhattan West.
Các bệnh viện trên khắp khu vực New York đang báo
cáo sự gia tăng bệnh nhân coronavirus và tình trạng thiếu những y cụ quan trọng
như máy thở và mặt nạ.
Do việc sản xuất những bộ thử nghiệm bệnh
coronavirus đang trở thành đầy đủ, nên công tác thử nghiệm cũng phổ biến rộng
khắp, để phát giác một số lượng bệnh nhân đông đảo hơn, cho nên số người bệnh
được đưa vào bệnh viện gia tăng.
Thử nghiệm giúp phát giác ra trên 15,000 cư dân tiểu
bang New York nhuốm bệnh (positive), đa số là dân thành phố (New York City
region); trên toàn thế giới cuộc đại dịch (pandemic) đang gây tình trạng bệnh
hoạn cho 314,700 người.
Tình trạng thiếu bệnh viện quan trọng đến mức trong
8 người bị bệnh, chỉ một người có giường nằm bệnh viện -13%; tính đến chiều thứ
Hai, 23 tháng Ba, đã có đến 157 người New York chết vì chứng coronavirus, đa số
là những vị cao niên tuổi trên 70, thành phần đặc biệt nhạy cảm với các bệnh về
hô hấp.
Ông Hussein Ali, 54 tuổi, chủ một tiệm bán quần áo,
xoay qua bán mặt nạ và nước khử trùng rửa tay; anh bảo một phóng viên đứng quan
sát thương vụ mới của anh, “Khách mua đang hốt hoảng, không ai mua quần áo nữa,
trong lúc ai cũng cần mặt nạ và thuốc vệ sinh tay.”
Thống Đốc Cuomo bảo phóng viên truyền thông là số bệnh
nhân coronavirus tại tiểu bang New York bằng với 5% tổng số bệnh nhân toàn cầu.
Hai nguyên nhân khiến con số này đang gia tăng -một
là sức lan lây của con vi khuẩn Covid-19, và hai là tình trạng thử nghiệm được
bành trướng rộng rãi hơn, nhờ bộ kít thử nghiệm được sản xuất đầy đủ hơn, giúp
những người đã mắc bệnh từ trước, giờ này mới được thử nghiệm phát giác.
Thái độ của ông Cuomo chỉ trích Thị Trưởng De Blasio
có thể là mâu thuẫn gây trở ngại trong việc đối phó với nạn đại dịch Covid-19.
Ông thống đốc tiểu bang Cuomo cho là thái độ của người
thị dân New Yorker tỏ ra là họ vô cảm và kiêu ngạo. Ông đề nghị các viên chức
thành phố cấm xe lưu thông trên một số đường phố để cung cấp cho người đi bộ
nhiều tiện nghi xê dịch hơn.
Cuomo còn muốn nhân đôi số giường bệnh viện, bằng
cách xây thêm 4 bệnh viện mới, có khả năng chăm sóc thêm 1,000 bệnh nhân nữa.
Ông cũng đòi hỏi tiếp tục và gia tăng việc thử nghiệm.
Thống Đốc Cuomo cho biết tổng thống lạc quan về 3 loại
thuốc hydroxychloroquine, zithromax và chloroquine; ông đem tên các loại thuốc
đó ra hỏi các y sĩ và dược sĩ, nhiều người cho rằng việc tìm thuốc trị bệnh là
một hướng đi cần làm, và có triển vọng thành công.
Phía thành phố Nữu Ứớc không tỏ ra lạc quan; Thị Trưởng
de Blasio, vẫn lập lại câu nhận xét của ông, “It’s getting worse” (mỗi ngày một
tệ hơn); trong lúc nghị viên đô thành Mark Levine, chủ tịch Ủy Ban Y Tế thành
phố cho là việc tìm kiếm thuốc trị bệnh chỉ làm xao lãng việc chăm sóc bệnh
nhân đang cấp thiết.
Ông Levine đáng khen vì ông quan tâm đến việc trị bệnh
coronavirus cho cư dân Nữu Ứoc, nhưng nhận xét của ông về nhu cầu nghiên cứu
tìm ra dược phẩm để khắc phục con vi khuẩn Covid-19 vẫn sai lệch, vì nghiên cứu,
tìm thuốc mới lúc nào cũng là điều tối cần của khoa học -và Hoa Kỳ vẫn là quốc
gia đứng đầu trên địa hạt nghiên cứu đó.
Thị trưởng Nữu Ước nói trên chương trình truyền hình
Meet The Press hôm Chủ Nhật, “Tháng Ba đã không sáng sủa gì, mà tôi đang lo là
tháng Tư còn tệ hơn tháng Ba, và tháng Năm cũng không hứa hẹn cho chúng ta nhìn
thấy ánh sáng cuối đường hầm.”
Viên chức thị xã New York bi quan vì trong 26,389 cư
dân thị xã được thử nghiệm hôm Chủ Nhật, thì 9,654 người bị xác nhận là nhuốm bệnh;
2 con số đó là một tỉ lệ quá cao -gần 3%- khiến họ muốn tập trung mọi nỗ lực
vào việc trị bệnh.
Nhưng trị bệnh cần y dược và y cụ; y cụ, thì Mỹ đang
thiếu từ cái mặt nạ bảo vệ cho y sĩ, y tá cho đến cái máy thở (ventilator) cho
bệnh nhân; y dược thì nhân loại hoàn toàn chưa biết loại thuốc gì trị được con
vi khuẩn Covid-19.
Nói cách khác, Mỹ đang tay không đối đầu với kẻ thù
Covid-19; tay không -không y dược, không y cụ- nhưng Mỹ vẫn còn có thể học từ
kinh nghiệm của bốn nước -Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Tân Gia Ba, những
nước đã bị con vi khuẩn Covid-19 tấn công, nhưng cuối cùng họ vẫn thắng được
nó.
Lần này không phải là lần thứ nhất Mỹ bị tấn công đột
ngột như vậy, trên bình diện quân sự Mỹ đã trải qua 2 kinh nghiệm thiếu chuẫn bị
giống như lần này; lần thứ nhất tại Trân Châu Cảng và lần thứ nhì, tại Nữu Ứớc;
kết quả sau cùng, Mỹ vẫn khắc phục được yếu tố bất ngờ, và đoạt chiến thắng.
Viên chức thành phố Nữu Ước cũng nên học kinh nghiệm
qua hai bài học trong lịch sử bất khuất đó của người Mỹ.
-------------------------------------------------------
Nguyễn Đạt Thịnh
20/03/2020
Nhiều cơ quan truyền thông của Mỹ đáp ứng nhu cầu của
độc giả bằng cách liệt kê những biến chuyển mới, liên quan đến bệnh
coronavirus; một thí dụ: tờ The New York Times liệt kê 8 biến chuyển trên số báo
xuất bản ngày thứ Năm, 19 tháng Ba, 2020.
1-Australia will bar all foreigners from entering the country beginning on Friday.
2- China reports zero local infections, a major turning point.
3- First details of Trumps economic package includes $500 billion for taxpayers.
4- Many hospitalized in the U.S. are younger adults.
5- Trump doubles down on labeling the coronavirus Chinese.
6- Australia joins growing list of nations to ban all foreign visitors.
7- Some countries are just better prepared for a pandemic.
8- Rich and famous patients are getting tested while other Americans are being denied.
Hình thức liệt kê đó giúp độc giả biết qua về những biến chuyển mới, và biết thật rõ về những điều họ cần biết. Một thí dụ: nhiều người muốn biết rõ về diễn biến thứ 3, liên quan đến việc tổng thống Trump sử dụng $1 trillion ($1,000 tỉ Mỹ kim) ông vừa được Quốc Hội chuẩn cấp như thế nào; quí vị độc giả đó sẽ đọc vào chi tiết để biết là khoản tiền khổng lồ này được chia đôi: một nửa -$500 tỉ gửi thẳng cho từng người taxpayer (người có đóng thuế), nửa còn lại cho giới thương gia vay để có vốn phục hồi thương vụ của họ đang lao đao vì con vi khuẩn coronavirus.
1-Australia will bar all foreigners from entering the country beginning on Friday.
2- China reports zero local infections, a major turning point.
3- First details of Trumps economic package includes $500 billion for taxpayers.
4- Many hospitalized in the U.S. are younger adults.
5- Trump doubles down on labeling the coronavirus Chinese.
6- Australia joins growing list of nations to ban all foreign visitors.
7- Some countries are just better prepared for a pandemic.
8- Rich and famous patients are getting tested while other Americans are being denied.
Hình thức liệt kê đó giúp độc giả biết qua về những biến chuyển mới, và biết thật rõ về những điều họ cần biết. Một thí dụ: nhiều người muốn biết rõ về diễn biến thứ 3, liên quan đến việc tổng thống Trump sử dụng $1 trillion ($1,000 tỉ Mỹ kim) ông vừa được Quốc Hội chuẩn cấp như thế nào; quí vị độc giả đó sẽ đọc vào chi tiết để biết là khoản tiền khổng lồ này được chia đôi: một nửa -$500 tỉ gửi thẳng cho từng người taxpayer (người có đóng thuế), nửa còn lại cho giới thương gia vay để có vốn phục hồi thương vụ của họ đang lao đao vì con vi khuẩn coronavirus.
Độc giả có thể đọc thêm chi tiết về câu tuyên bố của ông Trump trong cuộc họp báo tại Bạch Cung, “Lúc này là thời điểm của chúng ta, chúng ta phải cùng hy sinh, vì chúng ta đang cùng vướng trong tình thế khó khăn chung, tình thế mà chúng ta sẽ cùng nhau vượt thoát. Thoát khỏi cái nguy cơ của kẻ thù vô hình.”
Một thí dụ khác: diễn biến thứ 8, liên quan đến việc
bệnh nhân danh tiếng được ưu tiên thử nghiệm trước, trong lúc những bệnh nhân
khác bị khước từ, hoặc phải chờ đợi lâu hơn.
Nguyên nhân của lời tố cáo này là do tổ chức Brooklyn Nets loan báo hôm thứ Ba việc bốn cầu thủ của hội -kể cả anh cầu thủ xuất sắc nhất Kevin Durant- thử nghiệm Corona và thấy nhuốm bệnh.
Nguyên nhân của lời tố cáo này là do tổ chức Brooklyn Nets loan báo hôm thứ Ba việc bốn cầu thủ của hội -kể cả anh cầu thủ xuất sắc nhất Kevin Durant- thử nghiệm Corona và thấy nhuốm bệnh.
Thị trưởng New York, Bill de Blasio viết Twitter, “Ưu tiên thử nghiệm dành cho người bệnh, không dành cho người giầu.” Ông không đề cập đến những người vừa giầu, vừa nổi tiếng, lại vừa bệnh.
Cũng có độc giả tò mò muốn biết nguyên nhân nào khiến ông Trump gọi con vi khuẩn coronavirus là con vi khuẩn Trung Quốc (số 5).
Nhiều người e là việc dán nhãn Trung Quốc lên con vi khuẩn coronavirus sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước và dẫn đến tình trạng bài ngoại mà các nhà lãnh đạo Mỹ không nên khuyến khích.
Ông Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Những Vấn Đề Quốc Tế- Center for Strategic and International Studies, nhận xét, “Việc sử dụng thuật ngữ này không chỉ khiến thế giới khó chịu, mà ngay cả người Mỹ cũng ngượng vì thái độ căm thù của Mỹ và nỗi sợ hãi không chỉ đối với Đảng Cộng Sản Trung Quốc mà cả với nước Tầu, và người Tầu nữa.”
Trump nói với phóng viên truyền thông là ông gắn chữ 'China' vào chữ 'virus' vì Bắc Kinh vu cáo là bệnh coronavirus do quân đội Mỹ đem đến Á Châu.
Cô phóng viên của hãng NBC News, Rececca Shabad phỏng vấn Dân Biểu Ben McAdams -DC, Utah, 46 tuổi, một trong hai dân biểu vướng vào chứng Corona, và ông McAdams mô tả khá rõ rệt những triệu chứng của căn bệnh này, giúp độc giả hiểu rõ hơn, và kịp có phản ứng khi rủi ro lâm bệnh.
Hôm thứ Năm, McAdams nói, “Tôi có cảm tưởng ngực tôi bị nịt chặt bằng một sợi giây nịt, sau khi thử nghiệm xác nhận là tôi nhuốm dịch corona (testing positive). Tôi lạnh như chưa bao giờ lạnh đến như vậy.”
Phóng viên Rececca Shabad viết, “Những người có giao dịch với ông McAdams sau ngày thứ Sáu 3/20 cần thận trọng.”
Dân biểu McAdams cũng xác nhận, “Bác sĩ của Hạ Viện cảnh cáo là tôi có thể lây bệnh coronavirus cho những người khác quanh tôi, và những người đó cần được ly cách, không giao dịch với người khác để tránh lây lan.”
McAdams nói, “Chiều thứ Bảy trước (14/3) tôi đã có cảm giác bị bệnh, nhưng không có gì đáng ngại.” Bác sĩ cũng đồng ý với ông ta, vì ông chỉ ho, và nhiệt độ đo được 100 độ- nhưng cần thử nghiệm xem có vi trùng Covid-19 không.
Đêm thứ Hai, rạng sáng thứ Ba nhiệt độ lên tới 103 độ và phổi như bị tắc nghẽn. McAdams mô tả, “Tôi có cảm tưởng như ngực bị siết chặt bằng một sợi giây khiến tôi không hít sâu vào được.” Bác sĩ khuyến cáo McAdams đi thử nghiệm coronavirus.
Vị dân biểu thứ nhì bị Covid-19 tấn công là ông Mario Díaz-Balart, R-Fla., 59 tuổi. Nhiều dân biểu khác cũng đang trong tình trạng tự ly cách sau khi tiếp xúc với những người có thể đã vướng bệnh coronavirus.
Trong lúc bệnh nhân lo sợ, bác sĩ cũng chẳng thoải mái hơn; nhiều bác sĩ ví von là họ lâm chiến với con vi khuẩn Covid-19 mà súng không có đạn.
Bác sĩ gây mê Faezah A. Bux phục vụ tại bệnh viện trung ương Kentucky than phiền là ông không có mặt nạ trong lúc gây mê cho bệnh nhân coronavirus -một chứng bệnh có sức lây lan trên toàn cầu rất nhanh chóng.
Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh ấn định là nhân viên y tế tiếp cận với bệnh nhân coronavirus phải mang mặt nạ hít thở (the respirator masks) và thiết bị bảo vệ mắt (protective eye gear), nhưng bác sĩ tại bệnh viện Kentucky không nhận được cả hai trang cụ cần thiết đó.
Bác sĩ Bux nói, “Lâm chiến mà không có đạn, tôi đã không tự vệ được, mà cũng không bảo vệ bệnh nhân được.”
Chưa phải đi lính nên ông bác sĩ này nhận xét thiếu chính xác, thứ ông thiếu -mặt nạ dưỡng khí và kính bảo vệ mắt- nếu ví von với chiến tranh và người lính, phải ví là lâm chiến mà thiếu áo giáp, thiếu chiến hào.
Ba anh phóng viên Andrew Jacobs, Matt Richtel và Mike Baker đã tiếp xúc với bác sĩ Bux, rồi đưa tin vấn đề lính tác chiến không có đạn của người lính VN lên báo khiến Tổng Thống Trump nổi giận, trả lời là hàng triệu mặt nạ đang được sản xuất, và chính phủ đang nỗ lực để giải quyết những thiếu thốn đó. Ông còn cho biết việc trang bị mặt nạ cho bác sĩ là trách nhiệm của các thống đốc.
Trump nói, “The federal governments not supposed to be out there buying vast amounts of items and then shipping. You know, were not a shipping clerk.”
Dịch: Chính phủ liên bang không làm công việc đi mua hàng trăm thứ lặt vặt rồi gửi cho chỗ này, chỗ khác. Mọi người nên biết chúng tôi không phải là công nhân gửi hàng.”
Ba dữ kiện mới trong ngày thứ Sáu là (1) số bệnh nhân người Mỹ đã vượt trên mức 19,500 và có 262 người chết; (2) theo kế hoạch được thượng viện Cộng Hòa phổ biến thì mỗi người Mỹ có đóng thuế sẽ nhận được chi phiếu $1,200; và tin thứ 3 là thống đốc California Gavin Newsom ra lệnh cho cư dân California “stay at home,”chớ đi tung tăng ngoài đường để vướng con vi khuẩn Covid-19.
Tường thuật ngần đó dữ kiện trên một tờ báo hàng ngày quả là quá nhiều, nhưng loại bớt là thiếu, nên tôi mới đề nghị hình thức cập nhật bằng một bản liệt kê.
No comments:
Post a Comment