NỘI DUNG :
.
Nguyễn
Đình Cống
.
.
=======================================
.
Báo chí đăng tải nhiều tin tức cực kỳ quan ngại đối
với đồng bằng sông Cửu long. Nhiều nơi trong khu vực này người dân phải
"cào lớp đất phù sa ở bề mặt các thửa ruộng" lên đem bán. Nguyên nhân
hạn hán và "ngập mặn" khiến người dân không trồng trọt được cái gì
trên những cánh đồng này.
Nguyên nhân do đâu ? Do biến đổi khí hậu (gây hạn
hán) ? Do hiện tượng nước biển dâng cao khiến đồng bằng ngập mặn ? Hay do nước ở
thượng nguồn sống Cửu long (Mekong) bị chặn lại do việc xây dựng các con đập thủy
điện (hàng chục và tương lai là hàng trăm cái, rải rác từ TQ qua Lào và
Campuchia...) ?
Bất kỳ nguyên nhân đến từ đâu, ĐBSCL bị đe dọa đến sự
"hiện hữu" từ ngàn năm qua của nó. Hiển nhiên hàng chục triệu dân VN
sống ở vùng đồng bằng trù phú này cũng có cùng số phận. Khi người dân phải đào
đất ruộng đem bán là tình hình phải nói là "nguy kịch". Ngôi nhà
"Đồng bằng Sông Cửu long" đang bị tháo giỡ từng cây kèo, từng viên
ngói...
ĐBSCL
có thể tồn tại được bao lâu nữa ?
Nhiều facebookers (nổi tiếng) cho rằng nguyên nhân
là do các quốc gia như TQ, Lào, Thái lan, Campuchia thi nhau xây đập thủy điện
khiến giòng nước bị chặn. Có người còn nói rằng VN cũng đồng lõa vi phạm
"tội ác" khi đầu tư xây đập trên sông Cửu long.
Giải
pháp nào để "cứu" đồng bằng sông Cửu long ?
Nếu chỉ nói về ảnh hưởng từ sông Cửu long. Sông Cửu
long (Mekong) là một con sông "quốc tế", chảy qua các nước: TQ, Lào,
Campuchia và VN. Một đoạn biên giới Lào-Thái là sông Mekong.
Vì sông này là sông "quốc tế", VN nếu muốn
khiếu nại, hay kiện, lên các tòa án quốc tế các quốc gia thượng nguồn thì VN
làm gì cũng phải "chiếu theo luật".
Luật quốc tế có công ước New York 1997 về việc
"sử dụng các dòng sông quốc tế nhằm mục đích khác với việc thông
lưu". Một số điều đáng ghi nhận của công ước là:
Các quốc gia cam kết :
1/ không được gây ra những thiệt hại đáng kể cho
dòng sông
2/ các quốc gia hợp tác với nhau để đạt được việc sử
dụng tối ưu và bảo vệ hữu hiệu nguồn nước
3/ trao đổi dữ liệu và thông tin thường xuyên,
4/ thông báo các biện pháp (dự án) có hệ quả xấu
5/ cố gắng giải quyết các tranh chấp bằng phương
pháp hòa bình.
Nếu nội dung công ước được tôn trọng, các quốc gia
thượng nguồn cùng hợp tác, ĐBSCL không có điều gì quá lo ngại.
Vấn đề là chỉ
có VN ký nhận công ước. Các nước khác thì không.
VN không thể đơn phương kiện Lào, Campuchia, Thái
lan hay TQ khi các quốc gia này chận nguồn nước làm thủy điện hay dẫn nguồn nước
vào việc tưới tiêu.
Nguyên tắc "tuyệt đối" về "chủ quyền"
sẽ ngăn chặn bất cứ thủ tục pháp lý nào của VN (có mục đích chống các quốc gia
thượng nguồn). Ngoại trừ khi VN chứng minh được việc xây dựng các con đập là
nguyên nhân khiến sự hiện hữu của ĐBSCL bị đe dọa. Cũng như sự sinh tồn của 30
triệu dân miền nam có nguy cơ bị xóa trắng. VN có lý do chính đáng để kiện, thậm
chí đem quân (gây chiến tranh) để đánh phá các con đập.
Vấn đề là sẽ cực ký khó để chứng minh (và thuyết phục
dư luận quốc tế) nguyên nhân đưa đến sự tiêu vong của ĐBSCL đến từ các con đập ở
thượng nguồn (vì còn các nguyên nhân khác như biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng
cao...)
Từ nhiều thập niên trước tôi đã đề cập đến vấn đề
này. Đại khái tôi cho rằng VN không thể ngăn chặn các quốc gia thượng nguồn
sông Cửu long đắp đập chặn nước để làm thủy điện hay chuyển dòng nước vào các mục
tiêu thủy lợi (tiêu tưới, nước uống...). Nhưng VN có thể lợi dụng ưu thế chính
trị của mình ở Lào và Campuchia để "hợp tác cùng khải thác" một cách
thông minh để các bên cùng có lợi. Các quốc gia Lào, Campuchia có lợi do bán thủy
điện. VN có lợi do mua được điện giá rẻ và nhứt là bảo vệ (và điều hòa) được
nguồn nước Mekong. VN cũng có thể đầu tư xây dựng đập thủy điện ở Lào và
Campuchia (vì VN không xây thì TQ, Thái lan họ cũng xây). Dĩ nhiên hành vi đầu
tư của VN, trước là để nhắm vào việc "phòng vệ từ xa", sau đó mới là
kinh tế.
Bây giờ ĐBSCL
đã "vỡ trận", ngồi nói và chỉ trích sẽ không đem lại lợi ích gì. VN
"không có tầm nhìn", từ lớp đảng viên lãnh đạo cho tới học giả,lớp
trí thức. Mọi tiếng nói phản biện đều bị "bịt" từ lúc "nằm
nôi" thì cái gì đến sẽ đến.
Chỉ có một phương pháp duy nhứt, dựa vào nguyên tắc
"tự vệ để sinh tồn", là đe dọa chiến tranh (với các quốc gia thượng
nguồn). Dĩ nhiên chuyện "khó càng thêm khó". Chỉ cái bãi Tư chính mà
chưa giải quyết xong. Huống chi chuyện "lớn"!
*
.
Bài viết rất thuyết phục.
Theo tôi, bây giờ chỉ còn cách là dự báo cho được sự biến đổi khí hậu và tác động xấu của các đập thuỷ điện trên thượng nguồn đối với ĐBSCL để rồi từ đó có giải pháp bền vững hơn cho vùng đồng bằng này như thay đổi tập quán canh tác, thay đổi cây trồng v.v...
Các yếu tố bên ngoài, trong đó bao gồm việc TQ và Lào xây đập thuỷ điện trên dòng chính của Mekong thì VN không thể can thiệp, và biến đổi khí hậu VN cũng không thể can thiệp vì đây là vấn đề toàn cầu. Vậy bài toán có thể là dự báo, trong 20 năm, 50 năm..., cho được những tác động của thuỷ điện và biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đối với vùng châu thổ này và đề ra chiến lược cho toàn vùng.
Theo tôi, bây giờ chỉ còn cách là dự báo cho được sự biến đổi khí hậu và tác động xấu của các đập thuỷ điện trên thượng nguồn đối với ĐBSCL để rồi từ đó có giải pháp bền vững hơn cho vùng đồng bằng này như thay đổi tập quán canh tác, thay đổi cây trồng v.v...
Các yếu tố bên ngoài, trong đó bao gồm việc TQ và Lào xây đập thuỷ điện trên dòng chính của Mekong thì VN không thể can thiệp, và biến đổi khí hậu VN cũng không thể can thiệp vì đây là vấn đề toàn cầu. Vậy bài toán có thể là dự báo, trong 20 năm, 50 năm..., cho được những tác động của thuỷ điện và biến đổi khí hậu ảnh hưởng như thế nào đối với vùng châu thổ này và đề ra chiến lược cho toàn vùng.
.
Nước thượng nguồn ( nước ngọt) không đổ về do bị đập
thủy điện ngăn lại. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng ngập lụt khi triều cường ( nước
mặn) ngoài biển dường như năm sau cao hơn năm trước. Gây ra tình trạng mặn lấn
sâu về phía thương nguồn các con sông ĐBSCL vừa làm nhiễm mặn cho đất nông
nghiệp và các mạch nước ngầm vừa gây ngập lụt cho khu vực thành thị. Giải pháp
là xây dựng đê bao khép kín cho vùng đồng bằng sông cửu long, xây dựng các hồ
chứa nước ngọt ở nông thôn các hồ chứa này liên thông với hệ thống thoát nước của
khu vực thành thị ( giải quyết ngập lụt ở thành thị khi mưa lớn và triều cường
xảy ra cùng lúc) các hồ chứa này vừa điều tiết nước vào mùa mưa vừa cung cấp nước
ngọt vào mùa khô đồng thời kết hợp với nuôi thủy sản nước ngọt, du lịch , tận dụng
mặt hồ làm năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió...tuy nhiên kinh phí rất là
lớn.
ĐBSCL bây giờ giống như đất nước Hà Lan vì nó đang lún dần và sắp thấp hơn mực nước biển. Nên nhờ các chuyên gia của Hà Lan tư vấn để tìm giải pháp chứ đừng mong chờ vào các nước ở thượng nguồn sông mê kông.
ĐBSCL bây giờ giống như đất nước Hà Lan vì nó đang lún dần và sắp thấp hơn mực nước biển. Nên nhờ các chuyên gia của Hà Lan tư vấn để tìm giải pháp chứ đừng mong chờ vào các nước ở thượng nguồn sông mê kông.
---------------------------------------
.
Nguyễn Đình Cống
01/03/2020
Đồng bằng sông Cửu long đang hấp hối. Nước sông bị
chặn bời nhiều đập thủy điện và bị nhiễm mặn bời triều dâng. Trên mười triệu
nông dân đang lao đao. Nếu có người thấy trước được việc này, cảnh báo sớm,
chính quyền, cùng các nhà khoa học và nhân dân hợp sức tìm giải pháp thì đã có
thể tránh được tai họa, phát triển bền vững.
GS Nguyễn Duy Xuân
(1925-1986). Nguồn: Luật Khoa San Jose
Phải chăng không có ai thấy trước và dự báo tình
hình? Có đấy, nhưng nhà khoa học lỗi lạc và rất yêu nước ấy đã bị hắt hủi cho đến
chết năm 1986 tại nhà tù Ba Sao năm 1986.
Đó
là GS Nguyễn Duy Xuân, sinh năm 1925 tại Ô Môn, tỉnh Cần Thơ. Ông đã du học, nghiên cứu về nông nghiệp, thủy lợi, kinh tế tại Pháp,
Anh và Mỹ trong nhiều năm. Ông về nước năm 1963 (lúc 38 tuổi), nghiên cứu và phụ
trách nhiều công việc quan trọng về Nông nghiệp, làm Viện trưởng Viện Đại học
Cần Thơ.
Tháng 4 năm 1975, sau khi thu xếp cho vợ con sang
Guam, rồi sang Pháp tạm lánh, ông trở lại Việt Nam. Ngày 30 tháng 4, mặc dầu có
trực thăng sẵn sàng chở ông đi di tản nhưng ông ở lại với mong ước được đem kiến
thức phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, mà trước hết là phát triển đồng
bằng sông Cửu long. Ông sẵn sàng hợp tác với chính quyền mới để được làm khoa học
phục vụ đất nước.
Ngày 13 tháng
5 ông trình diện chính quyền giải phóng, được tập trung đi học tập cải tao tư
tưởng trong vài ngày, nhưng rồi bị giam giữ không xét xử tại nhà tù loại khắc
nghiệt nhất. Năm 1983, ông Võ Tòng Xuân, khi làm đại biểu Quốc hội có tìm đến thăm tù
nhân Duy Xuân, có ý định cứu người thủ trưởng cũ của mình, nhưng rồi không kịp.
Nhà khoa học lỗi lạc và yêu nước Nguyễn Duy Xuân bị
bệnh cũng bình thường, nếu được chữa trị sẽ qua khỏi, nhưng nhà tù đã tạo điều
kiện thuân lợi để ông từ giã cõi đời, mang kiến thức khoa học sang thế giới
khác.
Nếu GS Nguyễn Duy Xuân không chết trong nhà tù, được
sử dụng như ông Lương Định Của thì rồi đồng bằng sông Cửu long có thoát khỏi
tai họa như hiện nay hay không. Không biết được, không dám chắc, vì ý kiến của
nhà khoa học có hay, có đúng đến đâu mà không trung thành với Mác Lê, không
nghe theo chỉ đạo của Trung Cộng thì chính quyền CSVN dứt khoát bác bỏ, kiên
quyết từ chối.
Chỉ còn lại đồng bằng sông Cửu long khóc than cho đứa
con yểu mệnh của mình, đứa con phải bỏ đất mẹ ra đi, mang theo bao oan khổ, tủi
nhục. Tro cốt của GS Duy Xuân được con gái từ Pháp về đem gửi tại chùa Thiên
Hưng, Bình Thạnh.
------------------------------
Nguyễn Thái Long |
1/12/2018
Tưởng Năng Tiến
| August 20, 2018
Sunday, March 27, 2016
October 9, 2016
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2016-04-07
2016-04-07
Bùi
Tín 11/04/2016
.
Posted by adminbasam
trên 29/03/2016
Tôi vừa đọc xong phần 1 trong một bài viết mới nhất
của Phạm Thanh Nghiên, một chị em đấu tranh của chúng ta đang ở trong quốc nội,
tựa đề: Ba Sao Chi Mộ. Đọc
tiếp »
.
Posted by adminbasam
trên 29/03/2016
29-3-2016
Tiếp
theo phần 1
.
Posted by adminbasam
trên 28/03/2016
28-3-2016
------------------------------------------------
.
01/03/2020
Nói chuyện CoViD hay bất cứ chuyện nào về thời sự
châu Á và thế giới với tôi đều cần thiết. Nhưng thiết tha hơn cả vẫn là chuyện
sinh mệnh đồng bằng sông Cửu Long đang lâm nguy. Và nóng bỏng và nguy hiểm hơn
nữa lại là chuyện xây đập Luang Pranbang. Xin bắt đầu bằng một chuyện mới, đau
lòng ở Bến Tre.
CÀO ĐẤT PHÙ SA MẶT RUỘNG ĐEM BÁN!
Mới đầu, tôi không dám đọc và càng không dám nhìn bức
ảnh, xe cơ giới cào phù sa trên mặt ruộng đem bán…vì thảm quá, thương tâm quá.
“Do không trồng được lúa vụ 3 giữa hạn mặn khốc liệt và cũng để giải quyết
tình trạng mặt ruộng mùa kế cao hơn mực nước ngọt trên các kênh nội đồng nên
nông dân ở hai huyện Ba Tri và Giồng Trôm (Bến Tre) đã cào nhiều tấn đất trên mặt
ruộng để đi bán lấy tiền hay đổi phân thuốc cho mùa tới”.
Nước mặn đã xâm nhập bao trùm toàn bộ tỉnh Bến Tre
(độ mặn 1 phần ngàn). Ở khách sạn, sáng đánh răng phải phun nước ra vì mặn.
Toàn tỉnh có hơn 5.000 ha diện tích lúa Đông Xuân (vụ 3-2019 &2020) có khả
năng cao mất trắng, gần 20.000 cây ăn trái đang khát nước tưới. Hầu hết người
dân trên địa bàn tỉnh (sử dụng hệ thống cấp nước tập trung) đều bị ảnh hưởng của
hạn mặn, nguồn nước sinh hoạt hiện nay đa phần tại các nhà máy nước là trên 2‰.
Nguồn vốn Trung ương phòng chống hạn mặn dự định đắp các đập tạm, xây các hồ nước
trữ ngọt và hệ thống lợi Bắc-Nam Bến Tre còn ở đâu?
Trước khi nói về chuyện xây đập Luang Prabang bên
Lào, mời bạn xem bản đồ mô tả các tác nhân làm tổn thương dòng sông mẹ Mekong
bên dưới bài và chú thích ở đây.
Một ĐBSCL đã và đang bị tổn thương do những nguyên
nhân:
(1) do các con đập thượng nguồn,
(2) do nạo vét cát dưới lòng sông,
(3) do nước biển dâng,
(4) do ô nhiễm sông rạch,
(5) còn phải kể tới những dự án sai lầm ngăn mặn phá
hủy sự cân bằng hệ sinh thái mong manh của vùng châu thổ sông Mekong.
Tính tới 2020, đã có 11 con đập dòng chính khổng lồ
của Trung Quốc trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn; có thêm hai con đập
dòng chính của Lào (Xayaburi và Don Sahong) đã hoạt động từ 2019. Dự án Luang
Prabang 1460 MW, sẽ là con đập dòng chính lớn nhất trên sông Mekong của Lào.
Theo New York Times ngày 15-2-2020, hơn 10 con đập trong kế hoạch nằm rải rác hạ
lưu Mekong cùng hàng trăm con đập khác tại các phụ lưu đang bóp nghẹt đường sống
của 60 triệu người.
NGHỊCH LÝ VÀ ĐE DỌA LỚN TỪ ĐẬP LUANG PRABANG
Vâng, thời điểm
này, vấn đề nóng bỏng nhất là dự án đập Luang Prabang. Đến hôm nay, chỉ còn hơn
1 tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước (10-2019 – 4-2020) cho dự án
Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ
phía Việt Nam, lễ động thổ khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào
tháng 4-2020. Đó sẽ là một ngày bi thảm cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh
miền Tây.
Ngày 4-11-2019, Bộ Tài nguyên Môi trường cùng Ủy ban
sông Mekong Việt Nam (UBSMKVN) tổ chức hội thảo tham vấn quốc gia về dự án
Luang Prabang. Tường thuật sự kiện này, báo Người Lao Động (5-11-2019) ghi: “Đánh
giá về tác động của thủy điện này đối với vùng hạ lưu là Việt Nam, UBSMKVN cho
rằng tác động của tổ hợp các công trình bậc thang thủy điện vùng hạ lưu sông Mê
Kông rất nghiêm trọng… Các tài liệu phía Lào gửi chưa đánh giá toàn diện. Chưa
tính toán dòng chảy sau công trình; chưa rõ quy trình vận hành hồ thủy điện
cũng như hệ thống giám sát, dự báo; chưa đưa ra biến động dòng chảy hạ lưu và
ngập lụt lòng hồ tác động hệ sinh thái ra sao, bảo tồn các loại cá…”
Bài báo không nhắc đến chi tiết liên quan một trong
các chủ đầu tư là… Tổng Công ty điện lực dầu khí VN. Sau đó, báo Tài Nguyên Môi
Trường (4-11-2019) thông tin: chủ đầu tư dự án Luang Prabang là công ty TNHH
Năng lượng Luang Prabang của Lào, với hai cổ đông: Tổng Công ty Điện lực Dầu
khí Việt Nam góp 38% vốn chủ sở hữu; Công ty TNHH PT của Lào giữ 37%; và
Chính phủ Lào sở hữu 25% vốn.
Trên Asia Sentinel (23-12-2019), cựu viên chức ngoại
giao Mỹ David Brown, vào cuối tháng 12/2019, viết: “Con đập dự kiến tại
Luang Prabang sẽ là một thảm họa chính trị tuyệt đối của Việt Nam”!
Ngay thời điểm này, đồng bằng sông Cửu Long đang chứng
kiến tình hình khốc liệt.
Tháng 2-2020, lượng nước Mekong đổ về ĐBSCL thấp hơn
trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2016. Hiện tượng ngập mặn đã xâm nhập vào
các kênh rạch nội đồng ven sông Hậu. “Hạn hán và xâm nhập mặn đang gây thiếu
nước nghiêm trọng”: 3.600 hécta lúa ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng có nguy
cơ mất trắng. 26.000 hộ dân tỉnh này cũng đang thiếu nước sạch sử dụng. Trà
Vinh có hơn 10.000 héc-ta lúa đông xuân thiếu nước tưới, khả năng mất trắng
50%. Bến Tre đang “mặn chát tứ bề”.
Những người ủng hộ nói rằng, việc tham gia dự án
Luang Prabang sẽ giúp Việt Nam kiểm soát được thiết kế sao cho giảm thiểu tối
đa mức độ ảnh hưởng đối với ĐBSCL. Tuy nhiên, chỉ cần tham khảo một chút: Chủ đầu
tư đập Xayaburi, công ty Thái Lan CK Power, cho biết họ đã chi hơn 600 triệu
USD để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, trong đó có việc dựng các “bậc thang”
cho cá và lắp hệ thống cổng để trầm tích có thể lọt qua.
Tuy nhiên, ngay sau khi Xayaburi hoạt động (tháng
10-2019), nước sông Mekong, từ màu nâu chocolate thông thường đã biến thành màu
xanh dương trong vắt tại các khu vực cực Nam tức là TRẦM TÍCH NÂU PHÙ SA ĐÃ
BIẾN MẤT. Đó là tình trạng “nước đói” (“hungry water”). Nước đói không chứa
trầm tích nên chảy cực mạnh, phá hoại kinh khủng, ăn lở vào bờ và gây sụp lún.
“Nước đói” đang dịch chuyển nhanh vào Campuchia khiến hồ Tonle Sap lớn nhất
Đông Nam Á cạn dần, chết khô.
Chừng nào “nước đói” tràn ngập ĐBSCL? Câu chuyện
công ty Thái Lan CK Power liên quan gì đến dự án Luang Prabang? PetroVietnam
tham gia đầu tư đập Luang Prabang, sẽ thu được bao nhiêu, so với tình thế bi thảm
khốc liệt mà hàng triệu người ĐBSCL có thể phải gánh chịu?
Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc
Trung tâm Stimson, tác giả quyển Last Days of the Mighty Mekong, ghi nhận: gần đây, mỗi năm
có đến 300.000 người Việt phải bỏ xứ. Nhiều khu vực ĐBSCL, nơi sinh sống của
20% dân số Việt Nam, đang “lún” xuống biển. Ông đã tặng cuốn sách cho chị Phạm
Chi Lan. Một bạn trẻ đang dịch cuốn sách. Chúng tôi sẽ giới thiệu những lần tới.
_____
Đập Xayaburi chắn ngang dòng Mekong. Ảnh trên mạng
Cào đất phù sa lên bán. Photo Courtesy
Các mối đe dọa ĐBSCL trong đó có nước biển dâng, xâm
nhập khu vực này
No comments:
Post a Comment