Nói chung là làm thế nào để "cứu" Nam kỳ lục
tỉnh khỏi nạn "thiếu nước ngọt, hạn, mặn, nước biển xâm thực" ? Nam kỳ
lục tỉnh gồm hai lưu vực: lưu vực sông Cửu long và lưu vực sông Đồng nai. Sông
Cửu long "cạn dòng" nhưng hệ thống sông Đồng nai cũng bị nhiễm mặn.
Nguyên nhân "hạn, mặn" ở miền Nam có hai
nguyên nhân: 1/ thiên tai và 2/ nhân họa.
Thiên tai là do biến đổi khí hậu. Khí hậu ngày càng
khắc nghiệt, hạn hán kéo dài khiến các con sông cạn nước. Trong khi nước biển
ngày càng dâng cao, gây ra nạn "nhiễm mặn".
Nhân họa là do con người. Sông Cửu long "cạn
dòng" nguyên nhân phần lớn do các con đập của TQ xây dựng ở thượng nguồn.
TQ có thể đã đào kinh thoát nước để dẫn nước sông Lan thương (Mékong ở thượng
nguồn) khiến lưu lượng sông bị sụt giảm.
Yếu tố "nhân họa", ngoài các việc xây dựng
đập thủy điện hủy hoại môi trường. Bàn tay con người cũng ảnh hưởng đến việc
tăng tốc quá trình biến đổi khí hậu. Nhiều dự tính khoa học cho thấy nếu sinh
hoạt con người không thay đổi, nhiệt độ địa cầu tiếp tục tăng lên và việc này
làm mực nước biển dâng cao.
Giải pháp nào ?
Nhiều người đề nghi "đào hồ trữ nước ngọt".
Dĩ nhiên thì khi "thiếu nước ngọt" thì ta
phải đào hồ trữ nước là hợp lý. Nhưng việc này chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân,
như ăn uống tắm rửa, giặt giũ... Còn nếu muốn trữ nước để "tưới cây ăn
trái" và "làm ruộng" thì e rằng Biển Hồ ở Campuchia mới đủ nước.
Về kế hoạch "trữ nước ngọt", VN có thể hợp
tác với Campuchia để biến Biển Hồ thành một hồ trữ nước ngọt cho cả hai nước.
Hoặc VN, Lào và Campuchia có thể hợp tác xây đâp (vừa trữ nước ngọt vừa làm thủy
điện). Cá nhân tôi e ngại rằng VN đã đi trễ 20 năm rồi.
Điều cần làm ngay là VN nên "tư hữu hóa"
ruộng đất.
Nói là "sở hữu toàn dân" nhưng "nhà
nước quản lý".
Vậy ai là ông "nhà nước" ? rõ ràng là đảng
viên chớ ai ?
Không ai muốn "cống hiến" một cái gì nếu
việc này làm lợi cho "cướp đêm là quan" mà "cướp ngày cũng là
quan".
Thứ hai là cho phép lập các hội đoàn, đảng phái
"bảo vệ môi trường".
VN, với tư
cách nhà nước, có thể đứng ra kiện ông Trump trước tòa hình sự quốc tế trong vụ
ông này rút nước Mỹ ra khỏi các cam kết của hiệp định Paris về khí hậu. Nạn nhân VN do biến đổi khí hậu đã quá cao, đủ để làm một hồ sơ "diệt
chủng vì góp tay làm biến đổi khí hậu".
VN cũng nên
kiện TQ về việc dẫn nước sông Mékong làm đảo lộn và gây thệt hại đến đời sống của
hàng vài chục triệu dân VN.
Nhưng dễ dàng là nên để các tổ chức môi trường tư
nhân đứng tên kiện.
.
Nhân
Tuấn Trương bây giờ mà dân miền Nam, cùng với dân Campuchia, dân
Bangladesh... những người xét là nạn nhân của "biên đổi khí hậu", tập
họp lại lập thành đoàn thể. Sau đó mướn luật sư ở Mỹ đi kiện ông Trump ra tòa
hình sự quốc tế. Quyền tối thượng của con người là "quyền sống". Đoán
chắc là sẽ có nhiều tỉ phú Mỹ ủng hộ tiền bạc. Và chắc chắn là sẽ có vô số luật
sư Mỹ sẵn sàng đại diện pháp lý để kiện ông Trump.
Phạm
Mimh Trung Đồng bằng sông Cửu Long năm nay nước mặn vào sâu . Từ
nhỏ đến nay , tôi chưa thấy trình trạng này ; nước mặn vào sâu tới các xã phía
trong của huyện Cái Bè , Tiền Giang (giáp với đồng Tháp Mười ) . Bà con nông
dân vùng đồng bằng sông Cửu Long khốn đốn . Thiệt hại nặng nhất là các vườn cây
ăn trái ; tạo dựng được một vườn cây ăn trái mất từ 5 đến 10 năm .
Phạm
Hưng Khí hậu biến đổi, băng ở 2 cực tan khiến nước biển dâng cao
là điều bất khả kháng. Chỉ có 02 cách: 1- đắp đê ngăn nước biển tràn vào, và đê
còn có vai trò sẽ giữ lại lượng nước ngọt ít ỏi từ thượng nguồn són xuống. 2- Đầu
tư khoa học nghiên cứu lọc, làm hệ thống lọc nước biển (mặn) thành nước ngọt
trước khi tràn vào đồng ruộng. Tất nhiên điều này hơi trừu tượng và quá tốn
kém. Đào hồ chứa nước là hạ sách vì nước ít ỏi từ bề mặt ruộng đồng sẽ rút dần
dồn về hồ, càng khiến khô hạn hơn. Tư hữu hóa ruộng đất ko liên quan lắm đến
chuyện chống hạn trên bình diện quốc gia ở đây.
uyen
Duy Kiện Trump thì ổng bảo quy đầu người toàn thế giới mỗi người
đóng chục $ cho quỹ môi trường thế giới thì lại vỡ mồm à.
Kiện Tàu thì...thôi anh đừng xui trẻ bốc sit thế.
Giải pháp tư hữu đất đai là đúng đắn và không thể cố cưỡng mãi, khi tư nhân họ sở hữu chục ha đất họ sẽ bỏ ra vài ha đào hồ trữ nước kết hợp nuôi trồng thủy hải sản.
Kiện Tàu thì...thôi anh đừng xui trẻ bốc sit thế.
Giải pháp tư hữu đất đai là đúng đắn và không thể cố cưỡng mãi, khi tư nhân họ sở hữu chục ha đất họ sẽ bỏ ra vài ha đào hồ trữ nước kết hợp nuôi trồng thủy hải sản.
Tất
Đạt ĐBSCL đê bao gần như đã khép kín chỉ còn đầu các công trình đầu
mối ( công trình ngăn nước khi mặn, mở lấy nước khi ngọt và trữ nước mưa ngọt)
nữa là coi như hoàn thiện phần khép kín, hai nữa là nạo vét sâu đáy kênh và gia
cố bờ mái kênh ( vì khi nạo vét sâu mà không gia cố sẽ gây sạt lở) ba xây dựng
phương án vận hành công trình đồng bộ liên kết từ sở nông nghiệp đến các huyện
phường xã đến cả các công ty cấp thoát nước đô thị..thứ tư nên theo dõi mặn từ
xa bắt đầu khi mùa mưa sắp hết là bắt đầu đo mặn và khi mặn tăng thì thiết lập
thêm nhiều điểm quan trắc về phía thượng nguồn để cập nhật và thông báo kịp thời
cho người dân và các ban ngành , thứ năm là người nông dân nên tiếp cận khoa học
của thế giới để thay đổi tập quán tưới tiêu nông nghiệp sang cách tưới tiết kiệm
nước và người nông dân cũng nên tự đào ao tích trữ nước để đến khi thiếu nước mới
sử dụng đến nếu áp dụng cách tưới của Israel thì tin chắc với ao chứa khoảng
5000met khối có thể tưới đủ cho 5000 mét vuông cây ăn quả trong 3 tháng hạn mặn
-------------------------------------------
XEM LẠI
No comments:
Post a Comment