VnExpress
Thứ tư, 18/3/2020, 16:46 (GMT+7)
Để
đối phó đại dịch, các tiếp viên Vietnam Airlines xin tạm nghỉ không lương hoặc
vẫn tham gia bay nhưng miễn nhận lương chức danh.
Vì Covid-19, hàng trăm chuyến bay của Vietnam
Airlines đã tạm ngưng. Ngay cả các chuyến bay đi châu Âu cũng đang bị gác lại.
Tần suất hoạt động và khai thác bị ảnh hưởng nên
hãng buộc phải cắt giảm nhân sự. Ông Phan Ngọc Linh, Trưởng đoàn tiếp viên
Vietnam Airlines cho biết hãng có nhiều phương án cho đoàn tiếp viên, gồm: tạm
hoãn hợp đồng làm việc 1-3 tháng không nhận lương để chăm lo cho gia đình, tái
tạo sức lao động, đi làm một tuần nghỉ 2 tuần... Đến nay, 1.400 tiếp viên xin hoãn hợp đồng trong tháng 3,
4, 5, chiếm gần 50% tổng đoàn tiếp viên.
Tiếp viên Vietnam Airlines trên chuyến bay về từ
châu Âu. Ảnh: VNA.
"Đây chỉ là con số nghỉ tạm thời chờ diễn biến dịch chứ hãng sẽ
không sa thải bất cứ ai lúc khó khăn này", ông Linh nói.
Ngoài số tạm nghỉ, nhiều tiếp viên làm toàn thời
gian nhưng tình nguyện không nhận lương chức danh (mức lương này chiếm 1/4 thu nhập,
khoảng 7-8 triệu đồng một tháng). Đại diện Vietnam Airlines cho biết, sự tự
nguyện này đang là động lực giúp hãng vượt qua khó khăn.
Cũng như tiếp viên, lãnh đạo Vietnam Airlines cũng
đang áp dụng chính sách giảm lương. Lãnh đạo cấp cao trong hội đồng quản trị,
lãnh đạo tổng công ty sẽ giảm lương 40%, cấp trung giảm hơn 30%, cấp dưới giảm
20%. Riêng nhân viên chưa áp dụng giảm lương nhưng sẽ nghỉ luân phiên để tiến tới
giảm lương.
Là người có nhiều năm gắn bó với Vietnam Airlines,
chị Vũ Kim Cúc, tiếp viên trưởng tại hãng này cho biết, đang trong diện giảm
20% lương nhưng vẫn vui vẻ. "Trong thời buổi này nếu có giảm 30% hay 50%,
tôi vẫn sẵn sàng đồng hành. Đây cũng là tinh thần của tất cả các tiếp viên tại
Vietnam Airlines lúc này", chị Cúc nói.
Ông Dương Trí Thành - CEO Vietnam Airlines cho biết
hãng đã xây dựng nhiều kịch bản ứng phó dịch bệnh và không ngờ kịch bản họ
không mong muốn nhất là nhân viên bị lây nhiễm đã xảy đến. Đến nay, Vietnam Airlines đã ghi
nhận 3 ca nhiễm nCoV.
Trước đó, Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA)
dự báo, nếu Covid-19 lan rộng hơn, ngành hàng không toàn cầu sẽ thiệt hại 113 tỷ
USD năm nay, trong đó các hãng bay tại châu Á Thái Bình Dương có thể mất gần 60
tỷ USD.
Tại Việt Nam, Cục Hàng không cũng dự tính, doanh thu
các hãng hàng không trong nước ước giảm 25.000 tỷ đồng trong năm 2020. Ông
Dương Trí Thành cũng từng nhận định các hãng hàng không có thể "về 0"
sau nhiều năm tích lũy, đối mặt bước lùi 3-4 năm khi dịch bệnh vượt ra ngoài
Trung Quốc.
----------------------------------------------
VnExpress
Thứ tư, 18/3/2020, 19:18 (GMT+7)
Ngoài
2 tiếp viên dương tính nCoV được điều trị tại bệnh viện, 629 tiếp viên khác của
Vietnam Airlines đang phải cách ly tập trung.
Chiều 18/2, Đoàn trưởng tiếp viên Vietnam
Airlines Phan Ngọc Linh cho hay, trong số 629 tiếp viên đang bị cách ly có
171 F1 (người nghi nhiễm hoặc tiếp xúc với người dương tính) và 458 F2 (người
tiếp xúc gần với F1).
Hơn 600 tiếp viên này được cách ly tập trung tại các
cơ sở ở Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra, Vietnam Airlines còn có 76 tiếp viên khác dạng
F3 tự cách ly tại nhà.
"Con số tiếp viên phải cách ly được thay đổi
hàng ngày do Vietnam Airlines vẫn duy trì đón hành khách từ nhiều nước trên thế
giới", ông Linh nói. Theo quy định, khi có một bệnh nhân nhiễm nCoV
thì toàn bộ phi hành đoàn và hành khách đều phải cách ly tập trung, cho dù các
tiếp viên được trang bị bảo hộ tốt.
Hiện tổng số tiếp viên của Vietnam Airlines là
gần 3.200. Do các chuyến bay của hãng này đã giảm từ 420 xuống còn 147 chuyến mỗi
ngày, nên trước
Tiếp viên được trang bị bảo hộ trên chuyến bay từ
châu Âu về Việt Nam. Ảnh: VNA
Theo ông Phan Ngọc Lịch, hãng trang bị bảo hộ đầy đủ
cho các tiếp viên. Tuy nhiên, mối lo ngại của nhiều tiếp viên hiện nay là
sự kỳ thị của cộng đồng. "Một nữ tiếp viên dương tính nCoV đã bị
xuyên tạc về tình trạng bệnh và việc đi lại của cô trên mạng, gây tâm lý hoang
mang cho gia đình", ông Linh nói.
Ông cũng cho biết, có tiếp viên ở TP HCM đã hết thời
gian cách ly và âm tính với nCoV song tổ dân phố, hàng xóm lo lắng khiến đoàn
tiếp viên phải đưa giấy chứng nhận sức khỏe của đơn vị y tế để mọi người bớt e
ngại.
"Chúng tôi mong cộng đồng không kỳ thị các tiếp
viên, họ đã dũng cảm làm việc trên những đường bay trong thời điểm dịch bệnh
bùng phát, đưa người Việt khắp thế giới về với gia đình", ông Phan Ngọc
Linh nói.
Trước đó ngày 13/3, nữ tiếp viên phục vụ chuyến bay
VN54 từ London đến Hà Nội (hạ cánh 5h ngày 9/3) được ghi nhận là "bệnh
nhân 46". Đến ngày 16/3, nữ tiếp viên trên chuyến bay VN54 ngày 2/3 - chuyến
bay từ London về Hà Nội chở theo nhiều người mắc Covid-19, được ghi nhận là
"Bệnh nhân 59".
Đoàn
Loan
----------------
Tin
liên quan:
No comments:
Post a Comment