Friday, 6 March 2020

COVID-19 VÀ . . . THẾ NÀY LÀ THẾ NÀO? (Trân Văn)




NỘI DUNG :
Trân Văn  -  Thiên Hạ Luận
.
.
====================================
.
Trân Văn  -  Thiên Hạ Luận
06/03/2020

Tuy tuần này tại Việt Nam có nhiều tin mới và… tốt liên quan đến việc phòng, chống COVID-19 nhưng vì nhiều lý do, niềm tin vào khả năng ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp mới của công chúng Việt Nam tiếp tục lung lay…

***

Một trong những tin mới thuộc loại… tốt nhưng khiến công chúng chưng hửng là sự kiện ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông (TTTT), ban hành một chỉ thị kêu gọi “toàn thể cộng đồng công nghệ Việt Nam đoàn kết, chung tay, thể hiện trách nhiệm, năng lực và sứ mệnh dùng công nghệ để giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch bệnh” (1).

Nguyễn Tấn Thành lý giải, chỉ thị vừa kể chứng minh rõ ràng là “anh Hùng ‘nổ’ hơn anh Quảng”. Cho dù chưa thể dự đoán, các doanh nghiệp công nghệ sẽ dùng lối nào để… “vào cuộc” như yêu cầu của Bộ trưởng TTTT nhưng theo Nguyễn Tấn Thành: Dịch này là… cơ hội trăm năm có một, lẽ nào các doanh nghiệp công nghệ lại chịu ngồi im, không vẽ ra dự án để lấy tiền (2)!

Một tin mới khác cũng thuộc loại… tốt nhưng cũng làm công chúng hoang mang là tuyên bố của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý Khám - chữa bệnh của Bộ Y tế), rằng Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 sẽ “chính thức vận hành, kết nối, hỗ trợ các đội phản ứng nhanh với tinh thần ‘đem chất xám xuống các tuyến huyện’ phân tuyến điều trị hợp lý, tránh tình trạng lây lan khi vận chuyển bệnh nhân” (3).

Kiểu ví von để đẩy mọi thứ thăng thiên như ‘đem chất xám xuống các tuyến huyện’ khiến nhiều người như Phung Chi Kien buột miệng than dài: Ở xứ có Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, mọi thứ đều có thể thành trò cười (4)…

***

Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, những tin mới như đã kể tuy… tốt, vẫn không… tốt bằng tin Việt Nam đã nghiên cứu thành công bộ thử nghiệm (test kit) COVID – 19 và sẽ sản xuất hàng loạt (5).

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ đang đau đầu vì thiếu test kit để thử nghiệm, xác định nhanh, chính xác xem cá nhân nào đó có nhiễm COVID-19 hay không thì rõ ràng đây là tin… tốt nhất… thế giới!

Đó cũng là lý do Dương Quốc Chính cho rằng, đã đến lúc Việt Nam có thể… ngạo nghễ! Facebooker này đã dùng những thông tin do chính hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam cung cấp để chứng minh: Thông thường, thiên hạ phải mất bốn năm để nghiên cứu về một loại test kit, Việt Nam chỉ mất… một tháng! Các loại test kit để thử nghiệm COVID-19 khác (kể cả những loại do WHO cung cấp hoặc Mỹ sản xuất) phải chờ sáu tiếng mới có kết quả nhưng test kit do Việt Nam nghiên cứu và sản xuất chỉ phải chờ hai tiếng. Mức độ chính xác của những loại test kit khác chỉ đạt từ 50% đến 70%, còn của Việt Nam là 100%! Chưa kể vì có thể sản xuất đến 10.000 bộ/ngày nên Việt Nam có thể xuất cảng và chắc sắp giàu to...

Dương Quốc Chính dự đoán vì test kit dùng vào việc thử nghiệm COVID-19 luôn cho kết quả… 100% âm tính nên sẽ rất thuận lợi trong việc… dập dịch. Việt Nam sẽ nhanh chóng giải tán các khu cách ly vì các trường hợp… nghi nhiễm đều… âm tính!

Nhiều thân hữu của Dương Quốc Chính như Nguyen Dung… khen: Kết quả của test kit để thử nghiệm COVID-19 của Việt Nam còn mỹ mãn hơn cả… kết quả bầu cử ở Việt Nam, vốn chỉ hơn 90% và vì vậy chắc chắn sẽ… dập được dịch do… mạnh quá! Sơn Lê cũng… hoan hỉ bày tỏ sự tự hào về đảng, chính phủ: Ơn đảng, ơn chính phủ! Thế là Việt Nam chúng ta có thể giải cứu cả thế giới rồi (6)!

Bởi số người nhiễm COVID-19 và số người chết vì COVID-19 trên thế giới mỗi ngày một cao nhưng tại Việt Nam, những con số này vẫn là 0 (Việt Nam cho biết chỉ có 16 người nhiễm COVID-19 và cả 16 đều đã xuất viện) nên rất nhiều facebooker như Kim Van Chinh buộc phải… cho rằng: COVID-19 đến Việt Nam là lặn mất tăm. Nếu có bệnh hay chết cũng sẽ âm tính như chuyện vừa xảy ra với du khách Nhật (7).

Trường hợp du khách Nhật mà Kim Van Chinh đề cập đúng là hết sức lạ lùng. Du khách này đi từ Campuchia về Nhật bằng phi cơ của Vietnam Airlines. Khi quá cảnh ở Tân Sơn Nhất, Việt Nam đã kiểm tra và thấy ổn nhưng lúc ông ta đến Nagoya, Nhật thử nghiệm lại thì xác định ông ta đã nhiễm COVID-19. Sau khi nhận thông báo từ Nhật, Việt Nam mới cách ly phi hành đoàn và những người đã đồng hành với du khách đó (8).

Trong vài tuần gần đây, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam liên tục phủ nhận tin đồn COVID-19 là nguyên nhân làm một số người tử vong. Chẳng hạn ngày 5 tháng 3, chính quyền Cần Thơ khẳng định, người đàn ông bị ngất khi phi cơ chở ông từ Nam Hàn về Việt Nam vừa đáp xuống phi trường Trà Nóc hôm 4 tháng 3 tuy đã chết nhưng xét nghiệm cho kết quả âm tính với COVID-19 (9).

Rất nhiều người như Trung Tran đã đối chiếu sự kiện vừa nêu với những sự kiện khác để thắc mắc: Mới đây có một trường hợp tử vong ở Huế và chính quyền khẳng định, muốn biết có nhiễm COVID-19 hay không thì phải chờ ba ngày. Giờ, với trường hợp tử vong ở Cần Thơ, vừa được đưa vào bệnh viện buổi chiều hôm trước, sáng hôm sau loan báo đã chết và xác định luôn là âm tính. Sao kỳ vậy (10)?..

***

Những tin mới và… tốt không chỉ có chừng đó. Một tin mới khác là Việt Nam vừa tổ chức cho toàn bộ quân đội Diễn tập phòng, chống dịch COVID-19. Theo chính quyền đây là cuộc diễn tập quân sự đầu tiên và lớn nhất nhắm vào phòng, chống dịch bệnh (11).
Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Việt Nam đang kiêm nhiệm vai trò Bộ trưởng Y tế, nhận định, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò nòng cốt của quân đội, chúng ta sẽ chiến thắng dịch bệnh.

Theo sau tin mới này là một tin mới khác: Dù cả hệ thống chính trị Việt Nam đã “vào cuộc” một cách “đồng bộ” và như lời ông Đam thì rõ ràng Việt Nam hơn xa Nam Hàn vì đã “chiến thắng chiến dịch mở màn” nhưng Nam Hàn lại không biết thân, biết phận, vẫn cử một Đội phản ứng nhanh đến Việt Nam để hỗ trợ cho các công dân Nam Hàn đang bị cách ly tại nhiều bệnh viện, trung tâm y tế, căn cứ quân sự ở Việt Nam.

Bởi Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết: Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ phối hợp và giải quyết các yêu cầu của Hàn Quốc (12) - nên những người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam mới có những thắc mắc kiểu như Hong Nhung: Ủa, theo lý, để phòng - chống dịch, phải cách ly luôn đội này chứ. Đã vậy thì làm sao có thể đi qua, đi lại, đi tới, đi lui từ Nam tới Bắc để mà hỗ trợ này nọ (13)?

Tin vừa kể dường như là một tin mới chưa… tốt và cũng vừa có thêm một vài tin mới không… tốt lắm, chẳng hạn toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách đồng bộ nhưng không hiểu tại sao bốn công dân Trung Quốc tuy không có hộ chiếu vẫn vào được Việt Nam để lánh dịch và có thể di chuyển tới tận Huế (14)? Tuy đáng lo nhưng thôi thì đừng lo bởi những tin mới chưa… tốt sẽ sớm được chuyển hóa thành tin… tốt!

---------------------------------------------

Chú thích















-----------------------------------------------------------
.
05/03/2020

Tôi mới đi vắng có mấy ngày mà nước Anh có vẻ ‘toang’ rồi thì phải. Đại học Goldsmiths thuộc University of London mà tôi dạy hôm 4/3 thông báo một người từng thăm ký túc xá của trường đã dương tính với corona. Trường tôi khá cẩn thận và đã vài lần gửi email nhắc nhở sinh viên và nhân viên trong trường phải cẩn thận, thường xuyên rửa tay, tránh sờ tay lên mặt mũi và thậm chí còn khuyên nếu thấy người có biểu hiện ốm thì đi ra khỏi phòng và đóng cửa lại. Hiện các sinh viên có khách dương tính tới thăm đang tự cách ly.

Trong một trường hợp khác ở hạt Kent nơi tôi sống, người ta đã phải tẩy rửa khoa ngoại trú cho trẻ em ở một bệnh viện vì có người dương tính với corona từng thăm khoa này. Nhưng bệnh viện vẫn mở cửa bình thường. Chỗ đó cách thành phố tôi ở chừng một tiếng lái xe nên cũng không đáng lo ngại.

Vụ ở đại học của tôi xảy ra khi tôi đang có khoá dạy về báo chí kỹ thuật số ở Kiev, Ukraina. Còn vụ ở bệnh viện xảy ra lúc tôi đang ở California, Hoa Kỳ trong chuyến đi tư vấn truyền thông tới Quận Cam. Hồi còn làm báo toàn phần tôi từng đùa với các bạn đồng nghiệp rằng Việt Nam chỉ thực sự mạnh khi có được cả Hoàng Sa, Trường Sa và Bolsa. Nói vậy nhưng tôi chưa bao giờ tới thủ phủ của người Việt tị nạn cho tới cuối tuần qua.

Trước khi đi hơn một tuần tôi phải đăng ký trước qua mạng với cơ quan di trú Hoa Kỳ để lấy miễn thị thực có thời hạn hai năm. Họ nói sẽ có miễn thị thực trong vòng hai ngày làm việc nhưng chỉ vài tiếng sau khi đăng ký đã nhận được rồi.

Chuyến bay mùa Covid-19 vẫn đông nhưng không bán hết vé. Tôi mua vé hạng rẻ nhất và không được chọn chỗ nhưng cả lúc đi và về đều có ghế trống bên cạnh nên tôi vẫn được ngồi bên lối đi như thường. Bay 11:30 phút mới tới Los Angeles, sân bay lác đác hành khách đeo khẩu trang. Một vài nhân viên sân bay cũng vậy. Tới nơi tôi tìm đường ra chỗ bắt Uber để tới Quận Cam.

Anh bạn lái Uber là người Tunisia mới qua Hoa Kỳ được vài năm. Tôi bảo quê anh nổi tiếng với mùa xuân Arab. Anh nói ‘ờ, giờ có tự do rồi nhưng kinh tế vẫn kém lắm’. Tôi đáp quê tôi thì ngược lại, kinh tế tạm ổn nhưng tự do thì hãy đợi đấy. Chúng tôi đang nói chuyện ở đất nước có cả hai thứ này, thật xa xỉ. Tôi hỏi anh có lo gì về corona không. Anh nói có lo cũng vẫn phải đi làm thôi.

Chuyến thăm chớp nhoáng của tôi chủ yếu xoay quanh các cuộc họp và nhìn Bolsa qua cửa kính xe Tesla là chính. Lần đầu xem xe tự lái thấy cũng thích. Tôi đùa hỏi chủ xe liệu nó có tự đưa tôi ra sân bay và lái về lại nhà không. Tôi nghĩ rồi công nghệ sẽ khá tới mức đó.

Trước khi ra sân bay chiều Chủ Nhật tôi ghé khu Phước Lộc Thọ và đi chụp hình đại lộ Bolsa với tên Trần Hưng Đạo được viết phía dưới. Giờ đang là mùa bầu cử ở California và biển quảng cáo tên các ứng viên gốc Việt có nhiều ở Quận Cam. Người đưa tôi ra sân bay là tài xế mới từ Armenia sang Hoa Kỳ chưa được hai năm. Anh tham gia chương trình xổ số thẻ xanh của Hoa Kỳ và may mắn trúng giải. Vậy là anh đưa vợ cùng con gái sang Hoa Kỳ. Giấc mơ Mỹ của anh là trở thành kỹ sư dầu khí và anh vừa chạy taxi vừa đi học đại học. Vợ anh là y tá. Tôi hỏi anh biết tiếng Nga không vì Armenia từng thuộc Liên Bang Xô Viết. Thế là anh chuyển luôn sang tiếng Nga. Tôi hiểu cũng tạm nhưng nói không lại vì hơn hai chục năm không mấy khi dùng tới tiếng Nga. Anh nói anh cũng từng sống ở Nga khi còn trẻ nhưng khi muốn có cuộc sống ổn định hơn anh đã về lại Armenia. Anh nói anh ghét sự độc chiếm quyền lực của Putin và mafia Nga.

Máy bay rời Los Angeles lúc 9h tối Chủ Nhật và tới London lúc 3h chiều thứ Hai. Vừa hạ cánh tôi đã nhận được tin nhắn của vợ rằng tôi nên tự cách ly 14 ngày vì sợ vi-rút. Tôi gửi cho vợ danh sách các nước mà cơ quan y tế Anh NHS đưa vào hai nhóm, một là nguy cơ cao và phải cách ly, hai là cần chú ý nhưng không cần cách ly. Nhóm cần chú ý có Việt Nam và nhiều nước châu Á cộng thêm miền bắc Ý, không có Hoa Kỳ. Mà nước Anh và Hoa Kỳ giờ độ rủi ro có lẽ ngang nhau.

Nhưng về London thứ Hai thì thứ Ba tôi đã phải bay sang Kiev để chuẩn bị dạy cho văn phòng BBC bên đó nên tôi ở tạm khách sạn gần sân bay Gatwick cho tiện và đỡ phải tranh luận thêm về corona. Một bài viết của BBC nói mỗi năm có một tỷ người nhiễm cúm thường và số người chết là từ 290.000-650.000. Nỗi sợ Covid-19 có vẻ đã vượt qua sự cảnh giác cần thiết. Có người ở Hoa Kỳ thậm chí còn bị doạ giết trong khi nhiều người bị hàng xóm ruồng bỏ. Tại Anh một người Thái Lan và một người Singapore đã bị hành hung cũng vì corona. Khi ở Quận Cam tôi cũng thấy một số người có ánh nhìn dò xét khi nghe tiếng ho. Tôi còn nghe nói nói mẹ một học sinh gốc Việt đang kiện nhà trường vì phân biệt đối xử với cháu khi cháu ho chỉ vì sặc nước. Thầy giáo bắt cháu đi gặp y tá và khi quay về lớp không được vào. Người ta cũng đang sợ nguy cơ Covid-19 gia nhập nhóm cúm mùa. Hy vọng không phải như vậy nhưng nếu nó vẫn xảy ra thì cúm mới lâu ngày cũng thành cúm thường thôi. Không lẽ mỗi năm cách ly một tỷ người?





No comments:

Post a Comment

View My Stats