NỘI DUNG :
VOA
Tiếng Việt
VOA Tiếng Việt
.
VOA
Tiếng Việt
.
============================================
.
VOA Tiếng Việt
21/03/2020
Dịch
virus corona ở Mỹ có thể gây ra tác động kinh tế “nghiêm trọng hơn rất nhiều”
so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cần một gói cứu trợ kịp thời, quyết
liệt để tránh nguy cơ lâm vào suy thoái, một chuyên gia tài chính tại Mỹ nhận định.
Trung tâm Kiểm
soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết số người nhiễm virus corona
tại Mỹ đã vượt trên 12 ngàn người với ít nhất 200 người thiệt mạng.
Nhà chức trách đã khuyến nghị người dân ở nhà và tránh
tụ tập đông người trong khi khắp nước Mỹ, các trường học, nhà hàng, và các cơ sở
kinh doanh phải đóng cửa trong ít nhất 15 ngày để hạn chế sự lây lan của virus.
Trong một dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của dịch
bệnh đối với nền kinh tế, số người nộp đơn khai thất nghiệp ở Mỹ tăng lên mức
cao nhất trong hai năm rưỡi qua là 281.000 đơn vào tuần trước, Bộ Lao động Mỹ
cho biết hôm 19/3 trong khi các nhà hàng, quán bar và khách sạn ồ ạt sa thải
nhân viên vì hoạt động kinh doanh đình trệ.
Chính quyền Trump đang thúc đẩy một gói kích thích
kinh tế trị giá 1 ngàn tỉ đôla để giúp đất nước vượt qua khủng hoảng kinh tế vì
COVID-19. Số tiền này có thể bao gồm ngân khoản hỗ trợ trực tiếp 1.000 đô cho mỗi
một người Mỹ cùng với 50 tỉ đô khoản vay dành cho các hãng hàng không bị ảnh hưởng
nặng nề có nguy cơ phá sản.
Giáo
sư-Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, một chuyên gia tài chính-kinh
tế ở bang Texas, nói những diễn biến hiện thời liên quan tới dịch virus corona
cho thấy quy mô và mức độ nghiêm trọng của nó đối với nền kinh tế, có thể vượt
qua cả cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
“Nó nghiêm trọng hơn nhiều,” ông nói, đồng thời chỉ
ra rằng kinh tế của Liên hiệp châu Âu và Trung Quốc đã lâm vào tình trạng “điêu
đứng” vì dịch bệnh hoành hành.
“Số tiền giải cứu các ngân hàng lớn năm 2008 không đến
1 ngàn tỉ nhưng mà lần này [ảnh hưởng] lan rộng hơn, là tại vì số tiền này sẽ
đưa nhiều nhất vào các hãng hàng không, nhà hàng và doanh nghiệp nhỏ.”
Tiến sĩ Lộc giải thích rằng tiêu thụ chiếm ba phần
tư tỉ trọng nền kinh tế của Mỹ và trong số này 75% tập trung trong lĩnh vực dịch
vụ. Các ngành hàng không,
du lịch và khách sạn-nhà hàng là những ngành đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng
nề nhất vì việc đi lại đã suy giảm mạnh và vì lệnh cấm tụ tập đông người
của nhà chức trách nhằm kìm hãm sự lây lan của virus.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng điều quan trọng là phần
lớn khoản tiền cứu trợ phải được đưa trực tiếp tới người dân bình thường để
thúc đẩy tiêu thụ, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong nền kinh tế.
“Mỗi một đồng tiêu thụ của người dân Hoa Kỳ có ảnh
hưởng năm đồng trong kinh tế quốc gia,” ông lý giải. “Khi mà người dân tiêu thụ
thì sẽ có multiplier effect [hiệu ứng số nhân], có nghĩa là ảnh hưởng dây chuyền
năm lần.”
Tiến sĩ Lộc đưa ra một ví dụ minh họa:
“Tôi có 1.000 đôla. Tôi mua gạo cơm, nước, thịt bò.
Tiêu thụ thịt bò sẽ thúc đẩy sản xuất từ các nhà chăn nuôi bò. Hoạt động sản xuất
gia tăng thì các nhà chăn nuôi sẽ mướn nhiều nhân viên. Nhân viên có tiền họ
cũng tiêu xài, càng kích thích nền kinh tế hơn nữa.”
Theo chuyên gia kinh tế này, biện pháp cấp bách nhất
mà chính phủ Mỹ cần thực hiện bây giờ là cung cấp gói cứu trợ 1 ngàn tỉ đó,
nhưng ông lưu ý chính phủ cần xác định kĩ lưỡng những công ty nào thực sự cần
được hỗ trợ để tránh “phí phạm” nguồn ngân quỹ.
“Nền kinh tế hiện giờ đang đi xuống vòng xoắn,” ông
nói. “Phải giảm bớt tốc độ vòng xoắn đó lại nên vì vậy gói kích thích này phải
đi vào đúng chỗ. Nên đưa vào những chỗ người dân cần nhiều để họ tiêu thụ và để
không khủng hoảng lòng tin của người tiêu thụ.”
Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ hôm 19/3 giới thiệu một
dự luật khẩn cấp nhằm kìm chế những hệ quả kinh tế tiêu cực do đại dịch virus
corona gây ra. Các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà và Dân chủ đã đồng ý hội họp
trong ngày 20/3 để tìm kiếm sự đồng thuận.
Gói cứu trợ hơn 1 ngàn tỉ đô sẽ bao gồm hỗ trợ tài
chính trực tiếp cho người Mỹ, các khoản vay ứng cứu doanh nghiệp nhỏ, các bước
nhằm bình ổn nền kinh tế cũng như hỗ trợ mới cho những nhân viên chăm sóc y tế
và bệnh nhân COVID-19, Chủ tịch Mitch McConnell nói.
--------------------------------
VOA Tiếng Việt
20/03/2020
Khi
châu Âu trở thành tâm điểm của dịch bệnh do virus xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc)
gây ra, Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ hoặc cam kết giúp đỡ từng chính phủ trong khối
EU trong lúc khẩu chiến với Mỹ.
Kết quả là một cuộc chiến lý trí mà Trung Quốc xem
ra đang thắng lợi, ít nhất là cho tới thời điểm này, theo nhận định trên tờ
Straits Times.
Đối với Bắc Kinh, vươn tới EU là một phần trong nỗ lực
trèo trở lại vào vai trò lãnh đạo quốc tế sau khi đã thoạt đầu che đậy bệnh dịch
khiến virus lan tràn ra khỏi biên giới.
Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình đã tìm cách bóp
nghẹt những chỉ trích và phát tán thuyết âm mưu về nguồn gốc virus.
Về mặt địa chính trị, động thái của Bắc Kinh tự dán
nhãn cho mình như cứu tinh của châu Âu nhằm cải thiện vị thế trên sân khấu quốc
tế khi cả đôi bên đang có xích mích với chính quyền Mỹ do Tổng thống Donald
Trump lãnh đạo, theo Straits Times.
Mỹ-Trung vẫn tiếp tục cuộc chiến giành ảnh hưởng
toàn cầu, Bắc Kinh tuần này vừa trục xuất hơn chục ký giả Mỹ trong khi cũng tìm
cách đánh lạc hưởng những chỉ trích về cách xử lý bệnh dịch của họ.
Tổng thống Trump nhiều lần gọi COVID-19 là ‘virus
Trung Quốc’ khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Ông cũng cấm cửa những ai tới từ châu Âu để
ngăn ngừa dịch bệnh, khiến EU bức xúc.
Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc mô tả việc Bắc Kinh
triển khai hàng loạt viện trợ y tế sang châu Âu là nỗ lực ‘Con đường Tơ lụa Y tế’,
nối dài sáng kiến Vành đai Con đường về cơ sở hạ tầng và thương mại.
Cùng với các hỗ trợ được quảng bá rầm rộ của nhà nước
Trung Quốc dành cho Ý, các công ty tư nhân cũng rải viện trợ khắp châu Âu nhân
danh Bắc Kinh hầu đánh bóng hình ảnh của Trung Quốc từ Pháp tới Ukraine.
Hôm 18/3, đại sứ Trung Quốc tại Athens giao hơn 50
ngàn khẩu trang cho Bộ Y tế Hy Lạp.
Sứ quán Trung Quốc loan báo viện trợ đang được đưa tới
Pháp, Bulgaria và Slovakia cũng nhận được viện trợ, trong khi Chủ tịch Trung Quốc
cũng đã hứa với Thủ tướng Tây Ban Nha rằng Bắc Kinh hỗ trợ nước này chống dịch
bệnh.
Tập đoàn Alibaba và Quỹ Jack Ma cũng tham gia không
vận hàng tiếp tế tới Bỉ và Ukraine.
Các nước khác trong lúc này cũng quay sang Trung Quốc.
Cyprus, Luxembourg và ngay cả Na-uy cũng kêu gọi Bắc Kinh ủng hộ hoặc đang cân
nhắc tới việc này.
Việc Trung Quốc đề nghị đóng góp cho EU nói chung và
cho từng nước thành viên trong khối ‘hết sức được cảm kích’, một phát ngôn nhân
EU được Straits Times dẫn lời.
Tuy nhiên, EU xem sự hỗ trợ này mang tính cách đối ứng
vì khi Trung Quốc cần giúp EU đã nỗ lực hết lòng hỗ trợ.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, lưu ý
rằng EU đã quyên tặng 50 tấn thiết bị cho Trung Quốc hồi tháng Giêng khi bà lên
Twitter đăng tin Trung Quốc loan báo sẽ cấp 2 triệu khẩu trang phẫu thuật, 200
ngàn khẩu trang N95 và 50 ngàn bộ xét nghiệm sang châu Âu.
Bà Lucrezia Poggetti, nhà phân tích tại Viện
Mercator ở Đức chuyên nghiên cứu về Trung Quốc, cho rằng lúc này hãy còn quá sớm
để biết rằng việc Trung Quốc vươn tới châu Âu có mang lại tác động lâu dài hay
không.
Nhà nước độc đảng Trung Quốc và hồ sơ nhân quyền của
Bắc Kinh thường bị đánh giá tiêu cực tại châu Âu, nhưng hành động của Trung Quốc
trong cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp Bắc Kinh chinh phục được một chút.
-----------------------------------------
VOA Tiếng Việt
20/03/2020
Dữ
liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy gần 40% bệnh nhân nhiễm virus
corona phải nhập viện là trong độ tuổi từ 20-54, dù nguy cơ tử vong cao
hơn ở các bệnh nhân lớn tuổi.
New York Times dẫn báo cáo hôm 19/3 của CDC về 2500
ca bệnh đầu tiên ở Mỹ cho biết thêm rằng gần phân nửa số bệnh nhân được đưa vào
điều trị-chăm sóc đặc biệt vì COVID-19 tại Mỹ là dưới 65 tuổi.
Điều này càng củng cố thêm lời kêu gọi từ lực lượng
đặc nhiệm chống corona của Toà Bạch Ốc khi thấy ngày càng có nhiều bệnh nhân trẻ
ở Pháp và Ý trở thành nạn nhân của COVID-19. Giới chuyên môn khuyến cáo mọi người, mọi lứa tuổi nên cẩn
thận trước dịch bệnh corona, cho dù là người trẻ hay là người khoẻ mạnh, bằng
cách tự bảo vệ mình và ngưng tiếp xúc xã hội.
Vẫn theo báo cáo của CDC, nhóm trẻ tuổi nhất, dưới
19, chiếm chưa tới 1% các ca nhập viện và trong nhóm bệnh nhân này không có ai
phải vào khu điều trị-chăm sóc đặc biệt hay tử vong. Điều này cũng tương tự như
dữ kiện tại các nước.
Tuy nhiên, trong tuần này, một cuộc nghiên cứu lớn
nhất về các ca bệnh nhỏ tuổi ở Trung Quốc phát hiện một phần nhỏ trong số các bệnh
nhi của COVID-19 cần phải nhập viện vì các triệu chứng nghiêm trọng và rằng ở
Trung Quốc có một cậu bé 14 tuổi thiệt mạng vì virus corona.
Tại
Hoa Kỳ, ngày 18/3, tiểu bang Maryland báo cáo có bệnh nhi đầu tiên dương tính với
virus corona: một cô bé 5 tuổi ở quận Howard, theo tờ Baltimore Sun.
No comments:
Post a Comment