07/01/2020
Ông Nguyễn Ngọc Ngạn, người dẫn chương trình các đại
nhạc hội của Thúy Nga Paris và tướng Qassem Soleimani của Iran là 2 người không
hề có liên hệ hay quen biết gì với nhau. Ông Ngạn có thể biết tướng Soleimani của
Iran qua truyền thông, báo chí nhưng ngược lại thì không.
MC Nguyễn Ngọc Ngạn
Tướng Soleimani
Tuy nhiên hai người lại có mối tương quan đặc biệt với
người Việt Nam, cộng đồng ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ cũng như trong nước.
Mối tương quan phát sinh từ lúc ông Ngạn trong một
đêm đại nhạc hội ở Berlin, Đức ngày 27.12.2019 phát biểu rằng mỗi năm nước
Canada (của ông Ngạn) phải bỏ ra khoảng 100 triệu đô la để cưu mang khoảng 50
ngàn người tị nạn từ Mỹ chạy sang Canada vì chính sách di dân của “bạo chúa” Donald Trump.
Một trận mưa gạch, đá cuồng nộ tới tấp phủ xuống đầu
ông Ngạn khiến ông tối tăm mặt mũi, xây xẩm mặt mày, choáng váng đầu óc. Cuộc tấn
công ông Ngạn bằng gạch đá có những nhân vật vô danh lẫn “hữu danh” như Bé Tí,
diễn viên hài hay Trần Nhật Phong, ký giả, phóng viên của cơ quan truyền thông
“YouTube”.
Không biết con số 50.000 người tị nạn ở Mỹ chạy sang
Canada ông Ngạn lấy ở đâu ra nhưng chuyện gọi ông Donald Trump là bạo chúa thì
trước đây đã có người so sánh.
Người, dù không trực tiếp nói đến tên ông Trump
nhưng đã so sánh hành động của ông Trump với bạo chúa King Herod –
kẻ ra lệnh tàn sát trẻ vô tội – mà không thấy ai dám lên tiếng phản đối, chỉ
trích. Đó chính là Đức Giáo Hoàng Francis. Nhưng ông Ngạn tuổi gì mà dám gọi
Trump là bạo chúa?
Chịu không nổi sự khốc liệt, tàn bạo của trận mưa gạch
đá, ngày hôm sau 28.12.2019, tại Hà Lan, ông Ngạn phải lên tiếng khen ngợi ông
Trump là tổng thống duy nhất dám chống lại Trung Cộng bằng chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên, cường độ của trận bão gạch, đá dập xuống
đầu ông Ngan chỉ thật sự giảm khi đúng một tuần lễ sau, ngày 03.01.2020, ông
Doanld Trump ra lệnh cắt hộ khẩu tướng Qassem Soleimani ở Iran.
Những người đang giận dữ, tức tối ném đá ông Ngạn đổi
sang mừng rỡ, vui sướng, reo hò như nước vỡ bờ khi nghe tin tướng Soleimani của
Iran bị bắn chết ở phi trường Baghdad, Iraq bằng hỏa tiễn từ một phi cơ không
người lái (drone).
Tại sao người
Việt ủng hộ Donald Trump lại vui sướng, hả hê, reo hò vì cái chết của
Soleimani, một người Iran, mà trước ngày 03.01.2020 nếu hỏi đến, chắc chắn sẽ
không mấy ai biết tới?
Chẳng lẽ họ hi vọng rằng sau “chiến công anh hùng” hạ
sát được Soleimani, ông Trump sẽ có những hành động đẹp mắt, mạnh mẽ, hiệu quả
hơn trong chính sách tiêu diệt chủ nghĩa xã hội hay các chế độ độc tài trên thế
giới?
Nếu chịu khó suy nghĩ xa hơn và biết đặt
câu hỏi:- Nếu quả thật ông Trump muốn tiêu diệt các chế độ độc tài có khả năng
chế tạo hay đã sở hữu vũ khí nguyên tử trên thế giới thì tại sao Trump lại ca
ngợi Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Kim Jong-un?
Kể về mức độ gian manh, độc ác với chính người dân
mình thì Ali Hosseini Khamenei lãnh đạo tối cao của Iran, cũng như Qassem
Soleimani chưa đáng là học trò của Kim Jong-un. Hơn nữa, mức độ tiến triển,
thành công trong việc nghiên cứu, chế tạo vũ khí nguyên tử thì Iran còn phải mất
thêm ít nhất hàng chục năm nữa mới (hi vọng) thành công như Bắc Hàn
Đặc biệt
trong ngoại giao, với họ Kim, Trump liên tục ca ngợi tên độc tài, sắt máu
này mà không dám có một hành động hay phát biểu gì để phản ứng khi Kim khiêu
khích Trump ra mặt với những tuyên bố chế nhạo, sỉ nhục, thách thức Trump bằng
những vụ thử hỏa tiễn liên tục mới đây.
Dưới mắt người Việt Nam, từ sự kiện Nguyễn Ngọc Ngạn
đến cái chết của Soleimani có một sự tương quan rõ ràng, liên hệ chặt chẽ với
nhau. Đó chính là sự biểu lộ một căn bệnh khó chữa trị, gây ra bởi đầu óc cuồng
tín, tôn sùng, thần thánh hóa cá nhân lãnh đạo của người Việt.
Những người ủng hộ, ca ngợi, thần thánh hóa ông Trump có bao giờ
tự hỏi, ông Trump đã làm gì có lợi (đặc biệt) cho dân tộc, đất nước VN? Không! Hoàn toàn không có, nếu không muốn nói là
ông còn tiếp tay bằng sự im lặng, làm ngơ, để cho chế độ cộng sản VN đàn áp
phong trào tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở quốc nội mạnh mẽ, tàn bạo
hơn bao giờ hết.
Hiện tại, cả thế giới gần như quay lưng với hành động
của ông Trump khi ra lệnh hạ sát tướng Soleimani của Iran, kể cả các đồng minh
thân cận nhất của Mỹ trong NATO như Anh, Đức, Pháp, Ý. Không lãnh đạo nước nào
lên tiếng ủng hộ Donald Trump.
Ở một khía cạnh khác, việc ông Trump đưa ra danh
sách các mục tiêu quân đội Mỹ có thể sẽ tấn công, không những chỉ có các mục
tiêu, căn cứ quân sự, kinh tế mà còn có cả các di tích văn hóa, tín ngưỡng của
Iran cho thấy hành động
hạ sát Soleimani của ông Trump đối với Iran chỉ do lòng hận thù, căm ghét cá
nhân hoặc một động cơ tiềm ẩn nào khác.
Việc ông Trump đưa các di tích văn hóa, tôn giáo của
Iran vào mục tiêu tấn công (tất nhiên) đã bị bộ quốc phòng Mỹ phản đối dữ dội. Chuyện phản
đối này có thể khiến ông bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper phải ra đi.
Iran đã tuyên bố rõ ràng, kẻ thù của họ là Donald Trump chứ
không phải người dân Mỹ. Mục tiêu tấn công của họ, do đó sẽ là các cơ sở kinh doanh của ông Trump
như khách sạn, sân golf, Casino, SPA… trên khắp thế giới, đồng thời một
nguồn tin không chính thức được thừa nhận Iran treo giải cho cái đầu ông Trump
là 80 triệu đô la Mỹ.
Nếu thật đúng như thề thì đây là lần đầu trong lịch
sử nước Mỹ, siêu cường số 1 trên thế giới, sinh mạng một tổng thống được một nước
khác treo giá như vậy.
Quốc hội Iraq đã bỏ phiếu gần như đồng ý tuyệt đối,
yêu cầu quân đội Mỹ nên rời khỏi nước họ. Chỉ duy nhất, đa số người Việt Nam
trong và ngoài nước ủng hộ việc làm của ông Trump một cách công khai, cuồng nhiệt.
Thạch
Đạt Lang
———————————
Tham
khảo:
Pentagon
Rules Out Striking Iranian Cultural Sites, Contradicting Trump
The defense secretary acknowledged that “the laws of
armed conflict” prohibited attacking antiquities and said the military had no
plans to do so, even though the president declared them targets.
---------------------------------
XEM THÊM
27/05/2018
No comments:
Post a Comment