NỘI DUNG :
Đăng
Nguyễn (theo Daily Mail)
.
==========================================
Đăng Nguyễn (theo Daily Mail)
Thứ Tư, ngày 22/01/2020 07:42 AM (GMT+7)
Thượng
viện Mỹ hôm 21.1 (giờ địa phương) đã chính thức bắt đầu phiên xét xử Tổng thống
Donald Trump, sau khi Hạ viện trình hai điều khoản luận tội.
Chánh án Tòa tối
cao John Roberts khởi động phiên xử vào lúc 1 giờ 17 phút chiều (giờ địa
phương).
Theo Daily
Mail, mở đầu phiên xét xử, các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tranh luận
về các quy định xét xử. Phe Dân chủ thất bại trong 2 cuộc bỏ phiếu sửa đổi
nghị quyết đầu tiên.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer
đề xuất sửa đổi nghị quyết về các quy định xử luận tội tổng thống do lãnh đạo
phe Cộng hòa đệ trình. Ông Schumer yêu cầu có quyền ra trát đòi Nhà Trắng cung
cấp các tài liệu liên quan đến cuộc điện đàm gây tranh cãi giữa Tổng thống
Trump với người đồng cấp Ukraine.
Các Thượng nghị sĩ bỏ phiếu với kết quả 53 phản đối
và 47 ủng hộ, nghĩa là đề xuất sửa đổi của ông Schumer bị bác bỏ.
Phe Dân chủ tiếp tục đề xuất sửa đổi lần hai, yêu cầu
Chánh án Tòa tối cao John Roberts đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ cung cấp các hồ sơ,
tài liệu liên quan đến vụ việc. Đề xuất này một lần nữa bị đảng Cộng hòa chiếm
đa số ghế ở Thượng viện phủ quyết với số phiếu 53-47.
Phe Dân chủ sẽ tiếp tục đưa ra các đề xuất về quy
trình xét xử nhưng rất khó có khả năng được thông qua khi phe Cộng hòa chiếm đa
số ghế trong Thượng viện Mỹ.
Ngày đầu tiên là cơ hội để các bên thống nhất quy
trình xét xử, sau đó Thượng viện thông qua nghị quyết về việc phiên xử diễn ra
như thế nào.
Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đề
xuất một phiên xét xử nhanh chóng không cần triệu tập nhân chứng, bằng chứng mới.
Phía công tố cũng như bên bào chữa chỉ có 24 giờ trong 2 ngày để tranh luận tại
phiên xét xử. Nhưng cuối cùng, thay đổi phút chót cho phép mỗi bên có 24 giờ
tranh luận trong 3 ngày.
Ông Schumer trả lời
báo chí trong thời gian nghỉ giải lao.
Khởi đầu phiên xử, Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ Adam
Schiff nói rằng ông Trump đã có những sai phạm đi ngược lại hiến pháp. Schiff đề
nghị một phiên xử “công bằng” với đầy đủ luận điểm từ cả hai bên.
Đây là lần thứ 3 trong lịch sử Mỹ có một Tổng thống
đương nhiệm bị đưa ra xét xử ở Thượng Viện. Mặc dù đây là phiên xử ông Trump
nhưng Tổng thống không nhất thiết phải có mặt vì đã có đội ngũ bào chữa đông đảo.
Ông Trump hiện đang dự Diễn đàn kinh tế thế giới tại
Davos, Thụy Sĩ.
Tổng thống Mỹ chỉ có thể bị tuyên là có tội và bị
bãi nhiệm nếu 2/3 Thượng Nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu tán thành, tức là cần 67/100 phiếu
thuận. Chưa từng có Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử bị phế truất thông qua
phiên xử tại Thượng viện. Tình hình năm nay được dự đoán cũng tương tự vì Thượng
viện Mỹ hiện do đảng Cộng hòa chiếm đa số ghế.
------------------------------------------------
08:33 22/01/2020
Phiên
tòa lịch sử mở màn bằng tranh cãi gay gắt khi phe Dân chủ giận dữ cáo buộc
phe Cộng hòa tại Thượng viện tìm cách "che đậy", không cho nhân chứng
hay tài liệu mới xuất hiện.
Với việc Tổng thống Mỹ Donald
Trump phải đối mặt với nguy cơ bị phế truất vì lạm quyền, đồng minh
thân cận của ông, Mitch McConnell - người đồng thời là lãnh đạo phe đa số tại
Thượng viện, đã đề ra các quy định cơ bản cho phiên tòa bắt đầu hôm 21/1.
Các quy định này bao gồm việc không cho phép triệu tập
nhân chứng hoặc tài liệu quan trọng, trong khi mỗi bên trình bày lập luận của
mình.
Với thế đa số 53-47 vững chắc (53 nghị sĩ Cộng hòa,
47 nghị sĩ Dân chủ) tại Thượng viện, ông McConnell cũng nói rõ rằng ông sẽ ngăn chặn mọi nỗ lực của đảng Dân
chủ nhằm thay đổi các quy định mà ông đề ra, theo AFP.
Adam Schiff, lãnh đạo của các nghị sĩ Hạ viện đã ra
quyết định luận tội ông Trump, cho rằng các quy định đó là "vô nghĩa"
đối với một phiên tòa, và được thiết kế để đảm bảo bằng chứng không bao giờ xuất
hiện và ông Trump được tuyên vô tội.
Các quy định của ông McConnell là để làm cho vụ việc
"biến mất càng nhanh càng tốt để che đậy những hành vi sai trái của
mình", ông Schiff nói trong phần trình bày mở đầu tại Thượng viện.
"Đó chính xác là bước đi lùi, xét xử trước khi
có bằng chứng", ông nói. "Hầu hết người Mỹ không tin sẽ có một phiên
tòa công bằng".
Phiên tòa luận tội ông Trump tại Thượng viện bắt đầu
hôm 21/1. Ảnh: AP.
Ông Trump đã bị Hạ viện luận tội vào ngày 18/12, và
cáo trạng chính thức được chuyển đến Thượng viện vào tuần trước, buộc tội ông về
hành vi lạm quyền và cản trở quốc hội.
Đây mới là lần thứ ba trong lịch sử Mỹ một tổng thống
trải qua phiên tòa luận tội, sau Bill Clinton năm 1999 và Andrew Johnson vào
năm 1868.
Giống như hai người tiền nhiệm của mình, ông Trump gần
như chắc chắn sẽ được Thượng viện, đang do đảng Cộng hòa kiểm soát, tha bổng
trong một phiên tòa có thể diễn ra trong hai tuần.
Vấp phải phản ứng từ phe Dân chủ cũng như từ chính
các thành viên phe Cộng hòa, ông McConnell đã thay đổi một số quy định. Mỗi bên
sẽ có 24 tiếng tranh luận kéo dài trong 3 ngày, thay vì lịch trình 2 ngày như
ban đầu (tức 8 tiếng/ngày thay vì 12 tiếng/ngày).
Đảng Cộng hòa dường như cũng sẵn sàng để các nghị sĩ
Hạ viện trình bày bằng chứng thu được từ cuộc điều tra ban đầu của họ trước Thượng
viện ngay khi bắt đầu phiên tòa, thay vì chỉ sau khi tranh luận được đưa ra.
Song hai yêu cầu của phe Dân chủ về việc triệu tập
nhân chứng và tài liệu từ Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ chủ đều đã bị bác bỏ tại
Thượng viện với tỷ lệ phiếu bầu mang tính đảng phái rõ rệt 53-47.
Đảng Dân chủ muốn nghe lời khai từ bốn trợ lý hàng đầu
của ông Trump hiện tại và trước đây, bao gồm Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick
Mulvaney và cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton.
No comments:
Post a Comment