VOA
/ Reuters
Thu Hằng
- RFI
Trọng Nghĩa
- RFI
Thu Hằng
- RFI
==============================================
.
VOA
/ Reuters
07/01/2020
Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho Bộ trưởng Ngoại giao
Iran Mohammad Javad Zarif để ông đến tham dự cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên
hiệp quốc ở New York vào thứ Năm (9/1).
Một giới chức Hoa Kỳ, không muốn nêu danh tính, cho
biết như vậy hôm 6/1 trong tình hình căng thẳng leo thang giữa hai nước sau khi
Hoa Kỳ giết chết chỉ huy quân sự nổi tiếng nhất của Iran, Tướng Qassem
Soleimani, tại Baghdad hôm thứ Sáu tuần trước.
Theo thỏa thuận trụ sở chính của Liên hiệp quốc năm
1947, Hoa Kỳ phải cho phép các nhà ngoại giao nước ngoài đến trụ sở của Liên Hợp
Quốc. Nhưng Washington nói rằng họ có thể từ chối thị thực vì các lý do “an
ninh, khủng bố hay chính sách đối ngoại của chính phủ.”
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ từ chối bình luận về thông tin
này. Phái bộ của Iran tại Liên hiệp quốc cho biết: “Chúng tôi đã thấy tin tức này trên truyền thông báo chí, nhưng chưa nhận
được bất kỳ thông tin liên lạc chính thức nào từ Hoa Kỳ hoặc Liên hiệp quốc
liên quan đến visa [nhập cảnh Mỹ] cho Ngoại trưởng Zarif.”
Người phát ngôn của Liên hiệp quốc Stephane Dujarric
từ chối bình luận về tin nói Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực cho ông Zarif.
Ngoại trưởng Iran muốn tham dự cuộc họp của Hội đồng
Bảo an vào thứ Năm về chủ đề duy trì Hiến chương Liên hiệp quốc. Cuộc họp này
và dự định đến New York của Ngoại trưởng Zarif đã được lên kế hoạch trước khi xảy
ra vụ quân đội Mỹ oanh kích gây ra căng thẳng mới nhất giữa Washington và
Tehran.
Cuộc họp tại Hội đồng Bảo an sẽ tạo cho Ngoại trưởng
Zarif cơ hội thu hút được sự chú ý trên thế giới để ông công khai chỉ trích Hoa
Kỳ vì đã giết chết Tướng Soleimani.
Đặc phái viên của Iran tại Liên hiệp quốc, ông Majid
Takht Ravanchi, mô tả vụ giết Tướng Soleimani là một minh chứng rõ ràng của một
Nhà nước khủng bố, một hành vi tội phạm, cấu thành một sự vi phạm thô thiển các
nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là ... Hiến chương của Liên
hiệp quốc.
Lần gần đây nhất ông Zarif tới New York là vào tháng
9 để tham dự cuộc họp thường niên của Ðại hội đồng Liên hiệp quốc, sau khi ông
đã bị Hoa Kỳ liệt vào danh sách trừng phạt vì đã thực thi “chương trình nghị sự
liều lĩnh của Lãnh tụ Tối cao Iran.”
Lệnh trừng phạt này phong tỏa bất kỳ tài sản hoặc lợi
ích nào mà ông Zarif có ở Hoa Kỳ, nhưng ông cho biết ông không có gì.
Ông Zarif trước đó trong năm đã đến tham dự các cuộc
họp của Liên hiệp quốc vào tháng 4 và tháng 7. Trong chuyến công tác New York của
ông hồi tháng 7, Washington đã áp đặt các hạn chế đi lại chặt chẽ đối với ông
Zarif và các nhà ngoại giao của phái bộ Iran tại Liên hiệp quốc. Họ bị giới hạn
trong một khu vực nhỏ của thành phố New York.
Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres, đã nói
chuyện với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai (6/1). Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết trong một thông báo rằng hai ông đã thảo
luận về các vấn đề ở Trung Đông và Ngoại trưởng Pompeo “đánh giá cao” các nỗ lực
ngoại giao của ông Guterres.
Thu Hằng
- RFI
Trong
khi người đứng đầu ngành ngoại giao của Liên Hiệp Châu Âu mời ngoại trưởng Iran
đến Bruxelles, thì Hoa Kỳ đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho ông Javad Zarif
để tham dự một cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, dự kiến diễn ra
ngày 09/01/2020.
Thông tin ban đầu được tạp chí Foreign Policy tiết lộ
dựa theo một phát biểu ngày 06/01 của một quan chức Mỹ. Quyết định này có thể
làm gia tăng căng thẳng giữa Teheran và Washington.
Thông
tín viên RFI Carrie Nooten tường trình từ New York :
« Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Jarif đã xin thị
thực cách đây vài tuần, để có thể tham dự một cuộc họp, dự kiến vào thứ Năm
09/01, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Chuyện này không có gì là bất bình
thường cho đến giờ, nhưng sau loạt oanh kích của Mỹ, sát hại tướng Soleimani của
Iran, thì mọi chuyện đã thay đổi.
Dù sao, Washington không muốn cho ông Javad Jarif cơ
hội đăng đàn và hôm qua, chính quyền Mỹ đã xác nhận sẽ không cấp thị thực cho
ngoại trưởng Iran. Quyết định này vi phạm thỏa thuận 1947, buộc nước chủ
nhà, nơi có trụ sở của Liên Hiệp Quốc, phải cấp thị thực, không được phân biệt,
cho tất cả những người phải đến Liên Hiệp Quốc.
Hiện tại, Iran chưa có phản ứng chính thức. Teheran
vẫn có thể nhờ đến ủy ban Liên Hiệp Quốc phụ trách về vấn đề thị thực. Các nhà
ngoại giao Iran vẫn thường bị hạn chế di chuyển khi họ đến New York. Trước đó,
vào tháng 09/2019, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng tìm cách cản trở tổng thống
và ngoại trưởng Iran đến Mỹ họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Cuối cùng, Mỹ đã
phải cấp thị thực cho hai quan chức Iran ».
Mỹ điều thêm B-52 đến gần Trung Đông
Về mặt quân sự, sau khi quyết định triển khai thêm
hơn 3.000 quân nhân đến Koweit, bộ Quốc Phòng Mỹ chuẩn bị điều 6 máy bay ném
bom B-52 đến căn cứ quân sự Diego Garcia, ở phía bắc Ấn Độ Dương, cách Iran hơn
3.000 dặm. Trả lời đài CNN ngày 06/01, một số quan chức của Lầu Năm Góc cho biết
những oanh tạc cơ này sẽ sẵn sàng cho các chiến dịch quân sự đối phó với nước Cộng
Hòa Hồi Giáo Iran ngay khi được lệnh.
-------------------------------------
Trọng Nghĩa - RFI
Đăng ngày: 07/01/2020 - 11:51
Không
đầy một tuần sau vụ Quân Đội Mỹ không kích tiêu diệt tướng Iran Qassem
Soleimani ở Irak, Quốc Hội Iran ngày hôm nay, 07/01/2020 đã thông qua một đạo
luật liệt toàn bộ lực lượng vũ trang Mỹ vào diện “những kẻ khủng bố”.
Đây là một bộ luật mở rộng phạm vi áp dụng của một đạo
luật khác đã được thông qua gần đây, theo đó các lực lượng Hoa Kỳ triển khai từ
vùng Sừng Châu Phi cho đến vùng Trung Đông và Trung Á đều bị Iran xem là các phần
tử “khủng bố”.
Đạo luật mới của Iran liệt vào diện khủng bố: Lầu
Năm Góc, tất cả các lực lượng võ trang Mỹ, những người chịu trách nhiệm trong vụ
ám sát tướng Soleimani, và bất kỳ cá nhân hoặc pháp nhân nào liên quan đến cái
chết của viên tướng này.
13 kịch bản trả thù
Ngoài việc xếp lính Mỹ vào diện “quân khủng
bố”, Teheran tiếp tục tung ra những lời đe dọa nhắm vào Washington.
Hãng tin Anh Reuters trích thông tin từ hãng thông tấn
Iran Fars cho biết là chính quyền Teheran đang xem xét 13 kịch bản khác nhau để
trả thù cho cái chết của tướng Qassem Soleimani.
Theo thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao Iran
vào hôm nay thì “ngay cả khi kịch bản trả thù yếu nhất được đồng thuận,
thì việc thực hiện kịch bản này vẫn có thể là cơn ác mộng lịch sử đối với tất cả
người Mỹ”.
Kết thúc tang lễ của tướng Soleimani, Iran lại dọa trả
thù Mỹ
Hôm nay cũng là ngày tang lễ tướng Soleimani kết
thúc thành phố Kerman miền đông nam Iran, quê hương của người quá cố.
Tương tự như hai ngày qua tại thủ đô Teheran và nhiều
thành phố lớn khác ở Iran nơi linh cữu tướng Soleimani đi qua, một biển người
đã tràn ngập Kerman để tưởng niệm viên tướng bị hạ sát, trong tiếng than khóc
và kêu gào đòi “giết Mỹ” để trả thù.
Từ
thủ đô Iran, thông tín viên RFI Shiavosh Ghazi tường trình:
Theo hình ảnh trên đài truyền hình Nhà nước Iran, một
đám đông to lớn đã tập trung tại thành phố Kerman để tỏ lòng tôn kính với tướng
Soleimani sẽ được chôn cất tại nơi đây.
Người đứng đầu lực lượng Vệ Binh Cách Mạng, tướng
Hossein Salami, đã đọc một diễn văn với lời lẽ hiếu chiến gởi đến Hoa Kỳ, khẳng
định rằng Iran sẽ trả thù một cách cứng rắn và kiên quyết để cho họ (tức là Mỹ)
phải hối hận về hành vi của họ.
Tướng Salami còn dọa mạnh hơn nữa khi cho rằng nếu
Hoa Kỳ đáp trả phản ứng của Iran, thì Teheran sẽ gieo rắc kinh hoàng và chết
chóc tại những nơi mà người Mỹ yêu thích.
Về phần mình, ngoại trưởng Iran đã tuyên bố rằng Hoa
Kỳ sẽ nhận được đòn đáp trả kiên quyết vào đúng lúc để họ cảm thấy đau đớn tối
đa.
Dẫu sao thì Quốc Hội Iran cũng đã thông qua một đạo
luật coi mọi tư lệnh và quan chức Lầu Năm Góc là những kẻ khủng bố. Quốc Hội
Iran cũng quyết định cấp thêm 200 triệu euro để tăng cường năng lực cho lực lượng
viễn chinh Qods của Vệ Binh Cách Mạng Iran, vốn do tướng Soleimani lãnh đạo.
----------------------------
Thu Hằng - RFI
Đăng ngày: 07/01/2020 - 13:08
Ngoại
trưởng các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp bất thường ngày 07/01/2019 tại
Bruxelles nhằm tìm giải pháp giảm căng thẳng giữa Teheran và Washington. Ngày
06/01, Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi hai bên « kiềm chế » do đứng giữa hai làn nước.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc
họp báo về tình hình Iran tại Bruxelles ngày 06/01/2020. Kenzo
TRIBOUILLARD / AFP
Theo thông tín viên RFI Pierre Benazet tại
Bruxelles, đa số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu là đồng minh của Mỹ vì
có đến 24 nước là thành viên của NATO. Anh, Đức và Pháp tham gia ký thỏa thuận
Vienna 2015 về hạt nhân Iran và hiện vẫn là những nước bảo trợ từ phía châu Âu
cho thỏa thuận này.
« Bà Ursula von der Leyen từng hứa là Ủy Ban Châu Âu
do bà lãnh đạo sẽ thiên theo hướng địa-chính trị nhưng hiện tại bà chỉ đành biết
kêu gọi giảm căng thẳng, giống như chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và
người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borelle đã làm.
Tuy nhiên, bà Ursula von der Leyen cũng nhấn mạnh đến
lợi ích đối với Iran khi ở lại trong thỏa thuận hạt nhân ký tại Vienna. Đây là
câu trả lời của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu sau khi Teheran khẳng định hôm Chủ Nhật (05/01) rằng sẽ giảm bớt những cam kết, song vẫn ở lại trong thỏa
thuận Vienna.
Đối với Liên Hiệp Châu Âu, cần phải duy trì đối thoại
với Iran và đây là ưu tiên trước mắt để giảm bớt căng thẳng. Mong muốn này hiện
nằm trong chương trình nghị sự trong cuộc họp vào thứ Sáu 10/01 tại Bruxelles của
28 ngoại trưởng.
Quan điểm của Liên Hiệp Châu Âu lại khác với NATO. Tổ
chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương bày tỏ quan ngại trước thái độ của Iran và sự ủng
hộ các tổ chức khủng bố của chính quyền Teheran. Liên Hiệp Châu Âu thông báo muốn
đánh giá lập trường của Iran sau khi Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế công
bố báo cáo. Tuy nhiên, một số nước Liên Âu lại cho biết sẵn sàng khởi động chế
độ trừng phạt được quy định trong thỏa thuận Vienna.
Cuối cùng, Bruxelles vẫn đang đợi ngoại trưởng Iran
Mohammad Javad Jarif nếu như ông chấp nhận lời mời hôm 05/01 của lãnh đạo ngành
ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu ».
Ngoại trưởng Pháp : Iran nên « từ bỏ đáp trả » để
tránh leo thang
Sau một thời gian im lặng, ngoại trưởng Pháp
Jean-Yves Le Drian đã phát biểu về tình hình Iran trên đài truyền hình BFMTV tối
06/01. Ngoài bày tỏ quan ngại, ngoại trưởng Pháp nhấn mạnh đến đối thoại và đàm
phán khi cho rằng « những quyết định tồi được mỗi bên đưa ra (Mỹ
và Iran) có thể được xóa đi nhờ vào mong muốn đàm phán. Khả năng này vẫn
luôn được đặt trên bàn và giờ đã đến lúc ngừng vòng xoáy dữ dội này ».
Đức có khoảng 120 quân nhân đồn trú ở Irak, trong đó
có khoảng 30 người đóng ở Bagdad và Taji, theo các chương trình của liên quân
quốc tế huấn luyện lực lượng địa phương chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Ngày
07/01, một phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Đức thông báo rút một phần quân khỏi
Irak để chuyển đến Jordani và Koweit. Thông báo được bộ Quốc Phòng Đức gửi đến
Hạ Viện, cơ quan giám sát chặt chẽ các nhiệm vụ của quân đội.
No comments:
Post a Comment