NỘI DUNG :
Thanh Phương - RFI
Mai Vân
- RFI
================================
Thanh Phương - RFI
Đăng ngày: 20/01/2020 - 12:03
Năm
2020 là một năm mà các nhà ngoại giao của Việt Nam hết sức bận rộn, bởi vì Việt
Nam vừa đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vừa làm hội viên không thường
trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong 2 năm ( nhiệm kỳ 2020-2021 ), thậm
chí trong tháng 1 năm nay còn nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội Đồng.
Nhưng liệu Việt Nam có thể tận dụng được hai vị thế đặc biệt này để tranh thủ sự
ủng hộ của quốc tế và khu vực trên vấn đề Biển Đông?
Đá Chữ Thập, một trong những đảo nhân tạo Trung Quốc
xây ở Trường Sa. Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 09/03/2017. Reuters
Đối với nhiều nước ASEAN, đặc biệt là với Việt Nam,
thách đố lớn nhất trong năm nay vẫn là sự lớn mạnh của Trung Quốc và việc Bắc
Kinh vẫn tiếp tục các nỗ lực nhằm gây áp lực lên các nước yếu hơn. Trên Biển
Đông, việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo đang gây nhiều quan ngại sâu sắc
không chỉ cho ASEAN, mà cả các nước ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Trả lời RFI Việt ngữ ngày 17/01/2020 từ Sydney, nhà báo Lưu Tường Quang
trước hết nhận định về khuôn khổ hành động của Việt Nam trong hai cương vị đó,
đặc biệt là về vấn đề Biển Đông:
“Việt Nam đã gia nhập ASEAN từ năm 1995 và như vậy
là hai lần làm chủ tịch ASEAN, lần thứ nhất là vào năm 2010. Năm đó có những
chuyển biến quan trọng trong ASEAN, chẳng hạn như có hội nghị các bộ trưởng Quốc
Phòng mở rộng, bao gồm cả Úc, Nhật, Mỹ và có những sáng kiến mới trong thời
gian đó. Phải nói đây là một thành công về phương diện ngoại giao của Cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) Việt Nam.
Sau 10 năm thì Việt Nam luân phiên trở lại giữ chức
chủ tịch ASEAN và lần này trùng hợp với chức vụ khác cũng tương đối quan trọng
là thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Nói chung đây
cũng là một thành công của ngành ngoại giao CHXHCN Việt Nam.
Nhưng nói đến ngoại giao thì phải nói đến sự mặc cả
với các nước để có được những vị trí này. Riêng trong trường hợp ASEAN thì đây
là chức chủ tịch luân phiên, nên không có vấn đề vận động, tranh đấu, còn về
chiếc ghế thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thì phải
vận động rất nhiều, nhất là khi CHXHCN Việt Nam là ứng viên duy nhất ( của khu
vực châu Á ). Tôi đặt câu hỏi là Việt Nam đã phải trả giá như thế nào đối với Bắc
Kinh để lấy sự ủng hộ?
Khi nhậm chức thành viên không thường trực, đại diện
của Việt Nam đã tuyên bố rõ là sẽ không nêu vấn đề Biển Đông tại Hội Đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc. Đây có thể là một quyết định thực tiễn, bởi vì Hội Đồng Bảo
An Liên Hiệp Quốc bị chi phối bởi năm hội viên thường trực có quyền phủ quyết.
Giả sử Việt Nam có nêu lên ( vấn đề Biển Đông ) mà Trung Quốc phủ quyết thì
cũng như không. Tuy vậy, tôi cho rằng đây là một thái độ dè dặt quá đáng, vì Việt
Nam sẽ không mất gì cả khi nêu lên vấn đề này để Trung Quốc phủ quyết, để cho
thế giới thấy lập trường ngang ngược của Bắc Kinh.
Trở lại chức chủ tịch ASEAN 2020, chủ đề mà Việt Nam
đưa ra là “gắn kết” và “chủ động thích ứng”, rồi họ giải thích qua năm điểm:
đoàn kết thống nhất, lợi ích kinh tế, giá trị chung, quan hệ đối tác và năng lực
thể chế. Đây là những khái niệm chung, cái quan trọng là đoàn kết và thống nhất,
nhưng mà đoàn kết và thống nhất như thế nào? Chúng ta đặt ra vấn đề này để
chúng ta có thể lấy Biển Đông làm ví dụ.”
Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực ở Biển
Đông, tranh chấp tại vùng biển này được dự báo sẽ là vấn đề nổi cộm nhất trong
nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên ASEAN của Việt Nam, theo nhận định của trang mạng
ASEAN Today ngày 04/12/2019. Theo ASEAN Today, với việc Hà Nội nay giữ chức chủ
tịch ASEAN, tranh chấp với Bắc Kinh về Biển Đông có thể sẽ định hình cho vai
trò của Việt Nam trong khu vực cũng như thế giới.
Hà Nội đã đề ra năm ưu tiên trong nhiệm kỳ chủ tịch
ASEAN 2020: an ninh khu vực, kết nối khu vực, các giá trị chung của ASEAN, quan
hệ đối tác với các nước khác, hiệu quả hoạt động của ASEAN. Theo ASEAN Today,
tuy phần lớn chỉ mang tính chất “hô hào”, những ưu tiên đó có
thể là nền tảng để Việt Nam thúc đẩy ASEAN đạt đồng thuận trên vấn đề tranh chấp
Biển Đông.
Với tư cách chủ tịch ASEAN, Việt Nam sẽ đại diện cho
các nước Đông Nam Á trong các quan hệ với các nước khác, đặc biệt là với Trung
Quốc, và trong hồ sơ Biển Đông, Hà Nội được dự báo là sẽ có thái độ cứng rắn
hơn so với các nước khác từng nắm chiếc ghế này nhưng không có tranh chấp chủ
quyền với Bắc Kinh hoặc ngại đụng chạm Bắc Kinh.
Năm 2020 sẽ là năm mà các nước ASEAN và Trung Quốc
theo dự kiến sẽ phải đẩy mạnh đàm phán về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC
để có thể thông qua văn bản này vào năm 2022. Trong chiếc ghế chủ tịch ASEAN,
Việt Nam chắc chắc cũng sẽ nhấn mạnh nhiều hơn đến quyền “tự do hàng hải” ở Biển
Đông theo hướng có lợi cho mình và điều này cũng sẽ khiến Hoa Kỳ hài lòng.
Nhưng vấn đề là ASEAN vẫn còn bị chia rẽ quá nặng nề
trên vấn đề Biển Đông để có thể đạt được sự đồng thuận cần thiết để đạt được một
bộ quy tắc ứng xử theo mong muốn của Việt Nam, như nhận định của nhà báo Lưu Tường
Quang:
“Thương thuyết về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển
Đông trên Biển Đông COC đã có từ rất lâu, nhưng hai thập niên qua thì vẫn dậm
chân tại chỗ, vì Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ bất cứ một điểm gì trong việc giải
quyết vấn đề Biển Đông.
Trước đây, Bắc Kinh khăng khăng loại bỏ Hoàng Sa ra
khỏi phạm vi áp dụng của COC và nhất quyết giữ lập trường thương thuyết song
phương, chứ không phải đa phương, trong khi tranh chấp Biển Đông là vấn đề vừa
song phương, vừa đa phương. Nếu Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ chút nào về vấn đề
Hoàng Sa, cũng như về phương thức giải quyết song phương hay đa phương, thì Việt
Nam sẽ làm gì?
Nếu Việt Nam nói là chúng ta theo đuổi mục đích đoàn
kết và thống nhất, do đó nhượng bộ để cho bộ quy tắc COC được đồng ý, và để
Brunei, quốc gia chủ tịch kế tiếp, thông qua vào năm 2021, điều này có nghĩa là
CHXHCN Việt Nam bán nước và mang tội với lịch sử. Còn nếu Việt Nam vẫn giữ lập
trường đòi Hoàng Sa phải được bao gồm trong bộ quy tắc ứng xử, thì tất nhiên
thương thuyết sẽ dậm chân tại chổ.
Cho nên tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó
khăn, ngay cả trong ưu tiên đầu tiên là “đoàn kết và thống nhất”. Trong vấn đề
COC, tôi rất hoài nghi là nó sẽ đạt được đồng thuận để có thể được hoàn tất vào
năm 2021.
Việt Nam có thể có một vài lợi thế là sau khi
Malaysia và Indonesia đã bắt đầu có những sự tranh chấp rõ rệt hơn với Bắc
Kinh, thì Malaysia và Indonesia cũng đã có lập trường cứng rắn hơn khi thương
thuyết về COC. Nhưng điều này chỉ có lợi một phần nào cho lập trường của Việt
Nam, bởi vì ASEAN rất chia rẽ. Philippines đã ngả theo lập trường là phần lớn ủng
hộ Trung Quốc. Miến Điện hay Thái Lan thì không có quyền lợi gì ở Biển Đông, do
đó có thể ngả theo Bắc Kinh để thủ lợi. Còn tất nhiên Cam Bốt và Lào là hai quốc
gia bị ảnh hưởng rất nhiều của Bắc Kinh từ nhiều năm nay. Nội bộ ASEAN chia rẽ
như vậy, tôi không lạc quan vào khả năng của CHXHCN Việt Nam trong việc đạt được
đoàn kết và thống nhất để có thể giải quyết vấn đề Biển Đông. Vì không có sự
đoàn kết, thống nhất đó, thời gian Việt Nam làm chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ
phung phí đi.”
Cũng giống như vào năm 2012 và 2016, chắc chắn là
Cam Bốt sẽ ngăn chận các tuyên bố của ASEAN về Biển Đông, để bảo vệ liên minh
giữa nước này với Trung Quốc. Nhất là vào lúc mà quan hệ quân sự giữa Phnom
Penh với Bắc Kinh dường như đang chặt chẽ hơn, theo nhà báo Lưu Tường Quang:
“Cam Bốt không chỉ là tiếng nói của Bắc Kinh trong nội
bộ ASEAN, mà chúng ta chưa bao giờ thấy một bản thông cáo chung nào của ASEAN
nêu lên vấn đề Biển Đông hoặc chỉ trích Trung Quốc một cách rõ rệt, bởi lý do
đơn giản là Cam Bốt bao giờ cũng chống đối. Trong năm 2020 này, Cam Bốt còn có
vấn đề khác gây chia rẽ trầm trọng hơn: có những nguồn tin cho rằng Bắc Kinh có
những mật ước với Phnom Penh và đã viện trợ rất nhiều cho Hun Sen để có thể sử
dụng độc quyền một căn cứ gần Sihanoukville vào mục đích quân sự. Mặc dù chế độ
Hun Sen đã cải chính, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng điều này có thể đã xảy ra, vì
chính Hoa Kỳ và Úc đã nêu quan ngại.
Nếu Trung Quốc sử dụng căn cứ ở Cam Bốt như là bàn đạp
để ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông và ảnh hưởng đến hoạt động trong ASEAN, tôi
không nghĩ là Việt Nam có khả năng “gắn kết” và “chủ động thích ứng”, để có thể
thực hiện mục đã đề ra khi làm chủ tịch ASEAN năm 2020.
Trong bài báo đề ngày 04/12/2019, ASEAN Today nhắc lại
là đầu tháng 11 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tuyên
bố, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, chính phủ Việt Nam có thể sẽ sử dụng
các cơ chế pháp lý quốc tế để ngăn chận đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển
Đông. Nhưng nếu có kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Thường Trực như
Philippines đã làm vào năm 2016, thì Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ bác bỏ phán quyết
của Tòa.
Do đó, theo ASEAN Today, Hà Nội sẽ cố tận dụng chiếc
ghế chủ tịch ASEAN để xây dựng một sự đồng thuận trong khối trước khi tiến hành
một hành động pháp lý. Cho dù điều này có thể sẽ không ngăn cản Trung Quốc xâm
nhập vùng biển của các nước ASEAN, nhưng ít ra nó sẽ là một thắng lợi ngoại
giao đối với Việt Nam.
Nhà báo Lưu Tường Quang cũng cho rằng, dù biết trước
là Trung Quốc sẽ bác bỏ phán quyết, Việt Nam cũng nên kiện Bắc Kinh ra trước
Tòa Trọng tài Thường trực như Philippines đã làm:
“ Tôi không nghĩ là vai trò chủ tịch ASEAN năm 2020
có thể củng cố hay cải thiện khả năng của Việt Nam để đối chọi với thách đố của
Trung Quốc. Vào năm 2010, Việt Nam đã từng làm chủ tịch ASEAN và lúc bấy giờ
còn là thời của ông Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc chưa bắt đầu xây đảo nhân tạo và
quân sự hóa Biển Đông. Mãi đến tháng 12/2013, khi ông Tập Cận Bình trở thành tổng
bí thư, họ mới bắt đầu một tiến trình kéo dài trong 3,4 năm trời để biến 6,7 đá
thành 6,7 đảo và sau đó quân sự hóa hoàn toàn các đảo nhân tạo này, trở thành
các căn cứ quân sự, có cả chiến đấu cơ, có cả những tàu chiến thăm viếng.
Cho nên, cục diện của Biển Đông đã hoàn toàn đổi
khác và sự xác quyết về chủ quyền, về thế đứng của Bắc Kinh trên các diễn đàn
quốc tế cũng mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta thấy là Philippines dưới thời tổng thống
Aquino đã đưa Trung Cộng ra trước Tòa Trọng tài Thường trực CPA tại La Haye.
Tòa Trọng tài này đã có một phán quyết rất rõ rệt, công bố ngày 12/07/2016 theo
đó, đường “lưỡi bò” chín đoạn của Bắc Kinh hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và
do đó hoàn toàn bất hợp pháp. Phán quyết của CPA là chung quyết và có tính chất
cưỡng hành, nhưng Bắc Kinh vẫn một mực từ chối chấp nhận.
Tuy rằng tổng thống Duterte của Philippines đã không
dám sử dụng phán quyết của tòa CPA và cũng không bao giờ dám nhắc đến phán quyết
này. Ngược lại, tổng thống Indonesia Widodo không những đã nhắc lại phán quyết
năm 2016, mà còn sử dụng phán quyết này trong tranh chấp với Bắc Kinh về vấn đề
đánh cá, về vùng đặc quyền kinh tế tại quần đảo Natuna. Tổng thống Indonesia đã
đích thân đến đảo này và xác quyết chủ quyền, đồng thời gia tăng hoạt động của
tàu chiến và phi cơ của Indonesia để bảo vệ chủ quyền.
Trong vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng,
tôi chưa hề thấy một vị bộ trưởng, một vị thủ tướng hay một vị ủy viên Bộ Chính
trị nào đến một đảo của Việt Nam tại Trường Sa để xác quyết chủ quyền cả!
Cũng vì lý do đó tôi không nghĩ là với tư cách chủ tịch
ASEAN, Việt Nam có thể làm gì khác hơn là trong quá khứ. Một việc mà CHXHCN Việt
Nam có thể làm và có thể gây ra sự khác biệt, là kiện Trung Quốc ra trước tòa
trọng tài quốc tế tương tự như Philippines đã làm. Mặc dù chắc chắc là Trung Cộng
sẽ không công nhận phán quyết đó, nhưng phán quyết đó vẫn là một thành phần của
luật pháp quốc tế, trong luật về biển, chẳng hạn như Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật biển 1982. Nếu Việt Nam có can đảm làm việc ấy, thật sự đó là điều mà Việt
Nam dù là chủ tịch ASEAN hay sau khi là chủ tịch có thể làm được và vẫn có thể
mang lại một kết quả thuận lợi, mặc dù trên thực tế không đủ hoặc không có khả
năng thi hành phán quyết như vậy. Tuy nhiên, đứng về phương diện công pháp quốc
tế, đó cũng là một thành quả đáng kể và đó cũng là một thành phần của luật pháp
quốc tế, được tồn tại sau này.”
-------------------------------
Mai Vân - RFI
Đăng ngày: 20/01/2020 - 14:25
Càng
gần đến ngày mà trên nguyên tắc tổng thống Philippines hết nhiệm kỳ,
ông Rodrigo Duterte càng để lộ rõ vai trò người phục vụ đắc lực cho
quyền lợi của Trung Quốc.
Ảnh minh họa : Tổng thống Philippines Rodrigo
Duterte (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày
25/04/2019. Kenzaburo Fukuhara/Pool via REUTERS
Ngoài việc chiều ý Bắc Kinh trên vấn đề Biển
Đông, mới đây ông đã bất chấp ý kiến phản đối của giới quân sự
Philippines, cho một công ty Nhà nước Trung Quốc tham gia đề án xây dựng
một sân bay quốc tế mới gần Manila, nằm sát các cơ sở quân sự trọng
yếu của Philippines.
Trong bài phân tích đăng trên trang mạng báo
Asia Times tại Hồng Kông ngày 14/01/2020, chuyên gia Philippines Richard
Javad Heydarian đã phê phán quyết định của ông Duterte, cho rằng việc
tổng thống Philippines đang cấp tốc bật đèn xanh cho các đề án được
Trung Quốc hậu thuẫn có nguy cơ để lại những hậu quả lâu dài nghiêm
trọng cho quốc gia Đông Nam Á này.
Dự án sân bay về tay công ty Trung Quốc đã bồi đắp
Đá Vành Khăn cướp của Philippines
Chuyên gia Philippines trước hết ghi nhận quy mô
to lớn của dự án sân bay vừa được chính quyền Duterte bật đèn xanh
trong một cuộc đấu thầu mờ ám.
Trị giá 10 tỷ đô la, đây sẽ là một sân bay
quốc tế mới, nằm ở Sangley Point, tỉnh Cavite vùng ngoại ô Manila. Dự
án này đã được trao cho một liên doanh giữa Công Ty Thiết Kế Xây Dựng
Giao Thông Trung Quốc (CCCC), một trong những tập đoàn Nhà nước lớn nhất
của Trung Quốc trong lãnh vực xây cất cơ sở hạ tầng, và đối tác địa
phương MacroAsia, thuộc sở hữu của Lucio Tan, một tài phiệt người
Philippines gốc Hoa.
Vấn đề là tiến trình đấu thấu xây dựng sân
bay mới đó rất mờ ám, và liên doanh trúng thầu là đơn vị duy nhất
tham gia đầu thầu.
Mặt khác, CCCC là một doanh nghiệp từng bị
Ngân Hàng Thế Giới đưa vào danh sách đen trong khoảng thời gian từ 2011-2017,
và nhất là đã từng tham gia vào các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà
Bắc Kinh đã cho tiến hành tại vùng Trường Sa, trong đó có Đá Vành
Khăn mà Trung Quốc đã cướp từ tay Philippines vào năm 1995.
Sân bay mới có ảnh hưởng lớn đối với an ninh quốc
gia
Ngay từ khi ý định trao dự án sân bay Sangley
Point cho Trung Quốc được tiết lộ, giới chức quốc phòng và quân sự
Philippines đã cảnh báo chính quyền Duterte về những ảnh hưởng đối
với an ninh quốc phòng Philippines của dự án nằm gần các cơ sở hải quân
hiện có.
Cựu tư lệnh Hải Quân Philippines, đô đốc Alexander
Pama, đã từng chỉ trích dữ dội ý định của chính quyền. Đối với đô
đốc Pama, cũng như nhiều người khác, mối quan ngại chính yếu đến từ
việc giao cho một công ty Nhà nước Trung Quốc dự án phát triển một cơ sở
trọng yếu và có một và có vị trí chiến lược của Philippines.
Theo chuyên gia Heydarian, thái độ quan ngại của
giới chức quốc phòng Philippines rất có lý trong bối cảnh đảng Cộng Sản
Trung Quốc gần đây đã thông qua một quy định mới có hệ quả là biến các
đại tập đoàn Trung Quốc thành cánh tay nối dài mà chế độ kiểm soát.
Theo quy định mới, tất cả các quyết định quản lý và
kinh doanh quan trọng phải được đảng bộ của tập đoàn thảo luận trước
khi trình lên ban giám đốc hoặc ban quản lý để ra quyết định, và chủ tịch tập
đoàn Nhà nước và bí thư Đảng bộ phải “cùng là một người”.
Ngoài ra, hội đồng quản trị của tập đoàn cũng
phải bao gồm một phó bí thư đảng bộ, có vai trò thuần túy về ý thức hệ,
không có trách nhiệm liên quan đến quản lý.
Quy định này như vậy sẽ thắt chặt quyền khống
chế của đảng Cộng Sản đối với các quyết định của các đại công ty Trung Quốc,
trong đó có các đơn vị tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài
trong kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới.
Trả lời tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review
vào tháng 12 vừa qua, một quan chức Hải Quân Philippines cao cấp xin giấu
tên đã khẳng định rằng việc trao cho tập đoàn Nhà nước Trung Quốc xây
dựng sân bay Sangley Point “không chỉ là mối quan ngại lớn của riêng Hải
Quân và Quân Đội Philippines mà còn là của cả đất nước”.
Duterte kiên quyết bác bỏ phản đối của giới quân
sự
Trong thời gian qua, với lý do an ninh quốc gia,
giới chức quốc phòng Philippines đã nhiều lần chỉ trích và ngăn chặn thành
công một số đề nghị của phía Trung Quốc, muốn mua lại hay xin thuê
một số cơ sở trong các lĩnh vực chiến lược quan trọng. Nhưng lần này,
tổng thống Duterte đã quyết định phớt lờ phản đối của giới quân
đội.
Theo ghi nhận chuyên gia Heydarian, bộ trưởng Quốc
Phòng Philippines Delfin Lorenzana vào năm ngoái đã từ chối không cho các
công ty vận tải biển Trung Quốc mua lại xưởng đóng tàu Hanjin ở vùng Vịnh
Subic đang gặp khó khăn về tài chính. Subic là nơi đặt các cơ sở quân sự lớn
của Philippines. Thay vào đó, ông đề xuất thành lập một cơ sở hải quân
Philippines cho khu vực.
Một ví dụ khác: Khi một công ty Trung Quốc có trụ
sở tại Hạ Môn, đề nghị xây dựng một thành phố thông minh 2 tỷ đô la trên đảo
Fuga, nằm sát với Đài Loan, Hải Quân Philippines đã lên tiếng công khai chỉ
trích. Và sau đó, họ đã xây dựng một tiền đồn trên đảo để ngăn chặn và giám
sát mọi hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.
Theo báo chí Philippines, vào thời đó, chuẩn tướng
Edgard Arevalo, phát ngôn viên Quân Đội Philippines đã công khai cảnh báo
rằng Philippines chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng về an ninh và chiến lược
nếu đảo Fuga rơi vào tay nước khác.
Đối với phát ngôn viên này, việc giúp kinh tế
Philippines phát triển là điều đáng hoan nghênh, nhưng “cũng nên xem xét
nguy cơ an ninh bị tổn hại nếu không nghiên cứu đầy đủ ý nghĩa của việc cho
nước ngoài thuê”.
Duterte nhắm mắt hậu thuẫn cho các dự án của
Trung Quốc
Vấn đề đối với Philippines hiện nay, theo nhà
phân tích Heydarian, là tổng thống Duterte đã bác bỏ những quan ngại
được nêu lên và càng lúc càng đẩy mạnh các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn
khi ông bước vào những năm cuối của nhiệm kỳ.
Ông Duterte đã đích thân can thiệp để thúc đẩy
cả những dự án gây tranh cãi.
Gần đây chẳng hạn, tổng thống Philippines đã cảnh
cáo các tòa án là không nên ngăn chặn các dự án của Trung Quốc đã bước vào
giai đoạn thực hiện, trong đó có dự án thủy lợi Chico River trị giá 66
triệu đô la, và dự án đập Kaliwa 24 triệu.
Cả hai dự án do Trung Quốc tài trợ đều bị chỉ trích
nặng nề vì các tác hại môi trường tiềm tàng, cũng như các điều khoản trả nợ
mang tính chiến lược, chẳng hạn như phải thế chấp cho Trung Quốc các tài
sản chiến lược quốc gia của Philippines như tài nguyên năng lượng tại vùng
Bãi Cỏ Rong đang tranh chấp ở Biển Đông.
Duterte đã cực lực bảo vệ các dự án của Trung Quốc
và các điều khoản của họ, và công khai đe dọa các tòa án muốn ban hành các Lệnh
Cấm Tạm Thời có thể làm đình trệ các dự án, trong đó có cả thỏa thuận về
sân bay Sangley Point.
*
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
.
.
No comments:
Post a Comment