24/11/2019
Quân tử sống vì nghĩa, tiểu nhân sống vì lợi. - Khổng
Tử
Tuần lễ cuối tháng bẩy của năm 2019,
Tạp Chí Luật Khoa đã đăng tải một loạt bài viết rất cô đọng và giá
trị của bỉnh bút Y Chan:
Kỳ
1: Đài Loan – phòng lab phản dân chủ đầu tiên của Bắc Kinh
Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn bão Trung Quốc?
Kỳ 2: Úc – Mảnh đất lành để khai (và) phá
Kỳ 3: Mỹ – vào hang cọp bắt cọp
Kỳ 4: Hệ thống tuyên giáo toàn cầu và sứ mệnh gieo hạt giống đỏ
Kỳ 5: Làm thế nào để chống lại cơn bão Trung Quốc?
Tác giả bỏ rất nhiều thời gian, cũng
như công sức, để thu thập dữ liệu về những nỗ lực “gieo hạt giống
đỏ toàn cầu” của Trung Hoa Lục Địa.
Ở Đài
Loan: “Họ thao túng, nhuộm đỏ, giới truyền thông của đảo quốc
này bằng sức mạnh của kim tiền.”
Ở Úc
Châu: “Họ áp dụng công thức 3C: Covert, Coercive,
Corrupting – Đội lốt, Đe nạt, Đút lót.”
Ở Hoa
Kỳ: “Họ có các mối quan hệ mật thiết và kín đáo với những quan chức
liên bang, với các nghị sĩ quốc hội. Họ thiết lập quan hệ và thỏa thuận riêng với
nhiều bang, nhiều thành phố. Họ dùng các tổ chức ‘mặt trận’ tìm cách kiểm soát
cộng đồng người gốc Hoa. Họ giám sát nhất cử nhất động của các sinh viên TQ. Họ
dùng tiền thu phục những nhóm nghiên cứu (think tank) để tạo ảnh hưởng đến cộng
đồng. Họ bước vào trận chiến thông tin từ khắp ngả, vỗ thẳng mặt, đánh từ bên
hông, và âm thầm úp từ phía sau. Họ gây áp lực, biến các doanh nghiệp thành đồng
minh, thậm chí là công cụ. Và họ đánh cắp tất cả những phát minh sáng tạo nào
mà không thể mua được bằng tiền.”
Tác giả Y
Chan kết luận: “Nếu sức mạnh mềm phiên bản làm mòn của Trung Quốc (TQ)
không nhận được bao nhiêu phản ứng tích cực từ các nước phương Tây, thì ở nhiều
‘mặt trận’ khác trên thế giới, và đối với nhiều tổ chức cá nhân, sức hút của nó
là không thể xem thường.”
Tôi vô cùng trân trọng lời cảnh báo
thượng dẫn, và hoàn toàn không dám “xem thường” thằng Tây hay con Tầu
nào hết. Tuy thế, bằng kinh nghiệm bản thân (tất nhiên là hạn hẹp,
chủ quan và có phần phiến diện) tôi vẫn thành thực tin rằng “văn hóa
kim tiền và búa liềm” của TQ không có ảnh hưởng chi đáng kể – nơi
tầng lớp đại chúng – nơi vài quốc gia mà mình đã có dịp sống qua:
Miên, Lào, Miến Điện, và Hương Cảng.
Cách đây chưa lâu, The
Cambodia Daily hớn hở loan tin: “Spring Festival Gala a Display
of China’s Soft Power.” Xin được trích dẫn một đoạn ngắn, theo bản dịch của Hồng
Thủy: “Trung Quốc và Campuchia đã
cùng tổ chức một chương trình văn nghệ truyền hình trực tiếp Festival Mùa Xuân
tại đảo Koh Pich ở Phnom Penh. Chương trình biểu diễn nghệ thuật hoành tráng
kéo dài 2 giờ 30 phút với sự có mặt của vợ chồng Thủ tướng Hun Sen do đài truyền
hình quốc gia Campuchia và đài truyền hình tỉnh Vân Nam đồng tổ chức.”
Đôi
màn biểu diễn tại Spring Festival Gala
Chỉ cần nhìn qua đôi màn “biểu diễn
hoành tráng” như thế này thôi, cũng đủ khiến tôi lo ngại rằng có sự
nhầm lẫn (đáng tiếc) giữa xiệc Tầu với văn hoá Trung Hoa. Vợ chồng
T.T Hun Sen, cùng đám tướng lãnh và vợ con những quan chức cao cấp
của Cambodia hiện nay (có thể) vì tối mắt với những khoản viện vợ
hào phóng nên không thấy được sự dị biệt này nhưng dân chúng của Xứ
Chùa Tháp thì “tinh tế” hơn nhiều. Họ nhận ra được sự giả danh văn
minh Trung Hoa qua mọi “sinh hoạt văn hoá” được Trung Cộng tài trợ.
Bởi thế, những trường quốc tế ở đất
nước này (British International School, Canadian International School,
Western International School, Northbridge International School, Australian
International School, Singapore International Academy, Lycée Français René
Descartes… ) dù học phí cao vẫn có học sinh, còn Viện Khổng Tử ở
Phnom Penh thì không mấy ai lai vãng. Được thành lập từ năm 2009 nhưng
đến nay cái học viện Khổng Tử giả danh này vẫn chưa có nổi một
cái website, và FB (CIRAC)
của viện cũng chả có người nào bước chân vào cả. Người Miên chớ có
phải người điên đâu mà đi học tiếng Tầu!
Người Lào cũng vậy. Đức Khổng Phu Tử
(thiệt) e cũng chưa chắc đã có chỗ đứng giữa núi rừng của xứ Triệu
Voi, nơi mà lễ giáo và phép tắc rườm rà – xem ra – không cần thiết
lắm. Nói chi đến cái thứ lễ nghĩa và đạo đức (giả) chuyên nói một
đằng làm một nẻo của Văn Hoá Búa Liềm.
Trí trá, gian xảo, quỷ quyệt là những
thuộc tính có thể “gần” với dân Việt nhưng hoàn toàn xa lại với cái
“tạng” chân chất của dân Lào. Họ quan tâm đến những sinh hoạt tâm linh,
chiêm bái, và lễ lạc hơn là việc kiếm tiền… bằng mọi giá. Ngó bộ
thì dân Lào hợp với Tây hơn là Tầu.
Khi đi lang thang ở Vientianne, tôi cứ có
cảm tưởng như là Pháp chưa bao giờ rời khỏi xứ Lào và Tầu thì chưa
bao giờ có mặt ở nơi đây – dù chỉ một ngày. Tên của những cơ quan
cấp bộ vẫn giữ y chang như thời thuộc địa: MINISTÈRE DE L’ENERGIE ET
DES MINES, BỘ NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN – MINISTÈRE DE LA JUSTICE, BỘ TƯ
PHÁP – MINISTÈRE DE LA SANTÉ, BỘ Y TẾ… Patrick
Boehler, phóng viên của New York Times, có một nhận xét khá bất
ngờ và hơi giễu cợt: “Lào, dường như, là quốc gia duy nhất ở Đông Nam
Á không có nhật báo tiếng Hoa.” (Laos, it seems, is the only
Southeast Asian nation without a Chinese language daily newspaper.) Nhiều
tỷ đồng Nguyên đã ào ạt “đổ” vào đất nước này, từ mấy thập niên
qua, cứ như là nước đổ lá môn vậy thôi.
Tiếng Hoa, xem ra, không có duyên lắm với
người Lào. Chả riêng chi Thủ Đô Vạn Tượng, nơi những thôn bản xa xôi
heo hút (suốt từ Thượng Lào xuống đến Nam Lào) cũng thế, cũng bói
chả ra được một chữ Tầu nào ráo (xem hình ở dưới)
Chả ai ngây thơ đến độ tin rằng người
Pháp chiếm thuộc địa chỉ để thực hiện “sứ mệnh khai hóa” cả. Tuy
thế, cũng khó ai có thể phủ nhận được rằng tuy tận lực bóc lột
đám dân bản xứ nhưng bọn thực dân Tây cũng không quên việc xây dựng hạ
tầng cơ sở (cầu cống, đường xá, bưu trạm, bệnh viện, trường học… )
một cách rất đàng hoàng và nghiêm chỉnh. Đám tân thực dân Trung Hoa
hiện nay thì e không được tử tế như thế.
Đâu thì không biết, chớ Sihanoukville
(một trong những nơi được xem là trọng điểm trên lộ trình One Belt One
Road – OBOR – của Tập Cận Bình) thì tôi có ghé chơi vài bữa. Ở thành
phố cảng này, tôi đếm được khoảng gần 100 cái casino và building sang trọng của
người Hoa. Xen cạnh là vô số restaurant cùng supermarket – đỏ rực bảng hiệu tiếng
Tầu – nằm san sát hai bên những con đường lỗ chỗ ồ gà, ngập ngụa rác rưởi, và mịt
mù khói bụi. Nơi đây, người Tầu ở biệt lập trong những khách sạn hay
những khu chung cư cao cấp. Họ chỉ chia chung với dân bản xứ những
dòng nước suối đen ngòm (lềnh bềnh chai lọ nhựa) lừ đừ chảy qua
những ngõ ngách chật chội và hôi thối.
Miến Điện cũng là một “cas” thú vị
khác. Đất nước này sau nhiều thập niên đóng cửa và ai cũng tưởng
chừng như là đã bị nhuộm đỏ lòm rồi. Tưởng vậy là Tưởng Tầm Bậy.
Hai bức hình bên dưới, tôi chụp được ở Rangoon vào năm 2016. Tôi đố
bạn tìm được một chữ Tầu nào trong đó, nửa chữ cũng khỏi có luôn.
Dù mang tiếng là đồng minh của Trung Cộng trong mấy thập niên qua nhưng
Miến Điện vẫn đủ sáng suốt để không tin tưởng gì lắm về thiện ý
của ông bạn láng giềng: “Myanmar does not fully trust China’s intentions”
(*).
Rangoon,
Myanmar. Ảnh tnt chụp 2016
Mà cũng chả cần phải qua tuốt bên Miên
hay Miến làm chi cho má nó khi. Cứ tà tà thả bộ trên đường Nathan
(con lộ chính của Hồng Kông) rồi vỗ vai bất cứ một thanh niên hay
thiếu nữ nào hỏi xem họ có phải là người Tầu không – chắc chắn –
bạn sẽ nhận được câu trả lời cùng cái quắc mắt (giận dữ) của
người đối diện: I’m HongKonger Ain’t Chinese.
Chưa đến 4 phần trăm thế hệ trẻ tuổi
từ 18 đến 29 nhận mình là dân Tầu trong năm 2017. Less than 4
percent of the young generation ages 18 through 29 identified as Chinese in
2017, according
to HK01. Con số này có thể sẽ hoá âm sau những biến động
đẫm máu, tại Hồng Kông, vào năm 2019.
Nhà nước Trung Hoa Lục Địa, rõ ràng,
không thể xử dụng quyền lực mềm ở bất cứ nơi đâu. Lý do, giản dị,
chỉ vì giới lãnh đạo của xứ sở này thuần là một bọn tiểu nhân
(vị lợi, gian giảo và hung bạo) nên chưa bao giờ thủ đắc được loại
quyền lực này cả. Trung Cộng không phải là Trung Hoa. Cố tráo (trở) giữa Văn Minh Trung Hoa với Văn Hoá Búa Liềm là một
việc làm vô ích và vô vọng.
TNT
(*) Damon Lim Wei Da, “Sino-Burmese
Identity with the Rise of China”, Modern Southeast Asia, 2018.
No comments:
Post a Comment