22/11/2019
Uỷ
Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa ra thông báo quyết định bảo
trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm
Tôn giáo. Ông Truyển là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo hiện đang thụ án tù
11 năm tại Việt Nam.
USCIRF
ra thông cáo bảo trợ cho nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển. Photo: USCIRF
Bà
Anurima Bhargava, Uỷ viên của USCIRF, người mới thị
sát Việt Nam vào tháng 9 vừa qua, là người đứng tên bảo trợ cho ông Truyển,
theo thông cáo của USCIRF hôm 20/11.
“Việc
giam cầm ông Nguyễn Bắc Truyển phản bác các tuyên bố của chính quyền Việt Nam
là họ bảo vệ tự do tôn giáo”, bà Bhargava cho biết
trong thông cáo.
“Tự
do tôn giáo bao hàm bảo vệ những người vận động cho các nhóm tôn giáo bị thiệt
thòi hoặc bị bách hại. Những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được
vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những người đồng
bào của ông, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất
công. Ông ấy phải được trả tự do ngay nếu Việt Nam thực thi đúng đắn nghĩa vụ
theo luật quốc tế”, theo thông cáo.
Nhà
hoạt động Nguyễn Bắc Truyển và vợ là bà Bùi Kim Phượng, tháng 6/2016, Dòng Chúa
Cứu Thế Tp. HCM. (Ảnh: Facebook Bùi Kim Phượng)
Từ thành phố Hồ Chí Minh, bà Bùi Thị Kim Phượng,
vợ của ông Truyển, nói với VOA về việc ông Truyển được USCIRF bảo trợ.
“Được
biết bà ủy viên USCIRF đứng ra bảo trợ cho anh Truyển là một điều rất mừng cho
gia đình tôi. Rất là vinh dự vì anh đấy được bảo trợ trong chương trình Tù nhân
Lương tâm Tôn giáo.
“Những
gì mà nhà nước Việt Nam cáo buộc anh Truyển là hoàn toàn vô căn cứ”.
Khi nhận bảo trợ cho một tù nhân lương tâm
tôn giáo, Ủy viên của USCIRF sẽ nỗ lực bằng mọi cách để yêu cầu trả tự do vô điều
kiện cho người được bảo trợ cũng như theo dõi tình trạng an nguy của người ấy
khi còn đang ở trong tù.
Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo do USCIRF thực
hiện đã khởi động từ đầu năm 2017, và hiện có 15 tù nhân trên toàn thế giới,
bao gồm cả ông Truyển, có tên trong danh sách này.
Trước đây mục sư Nguyễn Công Chính và vợ là
bà Trần Thị Hồng cũng đã được USCIRF bảo trợ và gia đình ông Chính đã định cư tại
Hoa Kỳ vào tháng 7/2017.
Trong chuyến thị sát tình hình tự do tôn giáo
ở Việt Nam từ ngày 17-19/9 vừa qua, bà Bhargava đã gặp bà Bùi Thị Kim Phượng để
tìm hiểu tình hình giam cầm của ông Truyển.
Bùi
Thị Kim Phượng (giữa), vợ của tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, chụp hình cùng các
thành viên của phái đoàn Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tháng 9 năm
2019, Việt Nam.
Bà
Kim Phượng chia sẻ với VOA:
“Anh
Truyển là người bảo vệ nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Anh giúp đỡ
cho đồng bào tôn giáo yếu thế, nhỏ lẻ, ít ai để ý tới.
“Vào
năm 2014, sau khi vợ chồng tôi bị trục xuất từ Đồng Tháp lên Sài Gòn, chúng tôi
có làm thiện nguyện cho Văn phòng Công lý và Hòa bình để giúp các linh mục làm chương
trình Thương phế binh VNCH; bên cạnh việc hỗ trợ cho Phật giáo Hòa Hảo, mà hiện
nay anh Truyển là một tín đồ”.
Ông
Truyển, Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, bị
chính quyền Việt Nam bắt giam từ tháng 7/2017 và bị tuyên án 11 năm tù vào
tháng 4/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Trước
đó, vào tháng 11/2006, ông Truyển bị bắt và giam cầm 3,5 năm tù với cáo buộc
“tuyên truyền chống nhà nước”.
No comments:
Post a Comment