Mai
Vân – RFI
Đăng ngày 13-11-2019
http://vi.rfi.fr/phap/20191113-tai-dien-dan-paris-ve-hoa-binh-phap-ho-hao-day-manh-hop-tac-da-phuong
Liên
tiếp trong 3 ngày từ 12 đến 14/11/2019, Diễn Đàn Paris về Hòa Bình lần thứ hai
diễn ra tại thủ đô nước Pháp với sự tham gia của 30 nguyên thủ quốc gia và thủ
tướng chính phủ, trong đó có khoảng mười lãnh đạo từ châu Phi.
Diễn Đàn Paris về Hòa Bình, Pháp, ngày
12/11/2019.Ludovic MARIN / AFP
Phát biểu khai mạc diễn đàn vào hôm qua, tổng thống
Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng kêu gọi phát huy tính chất đa phương trong hợp
tác, chống lại xu hướng đơn phương đang đe dọa hệ thống quốc tế.
Theo tổng thống Pháp, thế giới đang trải qua «
một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong hệ thống quốc tế », do đó các nước
cần phải bảo vệ « con đường hợp tác cân bằng, đó là chủ nghĩa đa phương
». Theo ông Macron, « châu Âu là nơi trên thế giới biết rõ nhất
cái giá phải trả về sự không hợp tác » và là nơi có thể đóng vai
trò « đệ tam nhân đáng tin cậy giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ». Tổng
thống Pháp cho rằng « sự phân chia (thế giới) giữa một số thế lực bá
quyền, sản sinh ra nỗi thất vọng » và không thể lâu bền.
Trước lúc Diễn Đàn Paris khai mạc, chính tổng thư ký
Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã có tuyên bố khá bi quan: « Thế giới
đang rạn nứt. Ngày nay quốc gia nào có thể hằn gắn các vết nứt đó nếu tách rời
khỏi phần còn lại của thế giới ? ». Ông Guterres đã nêu lên năm thách thức
lớn bao trùm mọi lãnh vực từ kinh tế, công nghệ, cho đến xã hội, địa chính trị…
và nguy cơ thế giới chia làm hai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đối với ông Guterres chỉ có một giải pháp là hợp tác
giữa các quốc gia, các tập đoàn công nghiệp, những tác nhân quốc tế cũng như địa
phương.
Diễn đàn Paris về hòa bình là sáng kiến của tổng thống
Pháp, tổ chức lần đầu tiên vào năm ngoái 2018, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 100
năm ngày Đệ Nhất Thế Chiến kết thúc. Mục tiêu được nêu bật của Diễn đàn là thúc
đẩy hợp tác và hành động tập thể cho một thế giới hòa bình. Bên cạnh các lãnh đạo
quốc gia, tham gia diễn đàn còn có giới lãnh đạo tập đoàn, tổ chức quốc tế, xã
hội dân sự. Ban tổ chức chờ đợi khoảng 6.000 người tham dự diễn đàn lần thứ hai
này.
Riêng trong lãnh vực chống tin tặc, trong một bàn
tròn của Diễn Đàn vào hôm qua, ông Jean Baptiste Lemoine, quốc vụ khanh bộ Ngoại
Giao Pháp đã hoan nghênh sự kiện 73 quốc gia và gần một ngàn tập đoàn và tổ chức
phi chính phủ đã ký tên vào Lời kêu gọi Paris về việc bảo đảm an ninh trên
không gian mạng, được đưa ra vào năm ngoái.
No comments:
Post a Comment