Jackhammer Nguyễn
08/11/2019
Ảnh ông Chân Như. Nguồn: Michael Bùi
Một
phóng viên của đài Á châu Tự do là ông Hoàng Đức Chân Như bị phản đối mạnh mẽ
vì những phát biểu mang tính chất phân biệt chủng tộc của ông ta trên Facebook.
Ông
Như gọi Tổng thống Obama là “tên da đen”, rồi nói rằng Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ cộng
sản và dung dưỡng bọn khủng bố.
Stt ngày 28/10 của
ông Chân Như đang gây rắc rối cho ông, dù hiện tại ông đã gỡ bỏ. Ảnh chụp màn
hình
Nhiều người Việt Nam đã ký tên vào thư
kiến nghị gửi đài Á châu Tự do đòi đuổi việc ông Như, với lý do rằng trong tư cách một
người làm truyền thông, ông Như không được phát biểu sai sự thật như vậy, và nhất
là phát biểu mang tính phân biệt chủng tộc.
Theo thống kê của chúng tôi, cho đến ngày 7/11, đã
khoảng 50 người cùng ký tên đòi đuổi việc ông Như và đòi đài Á châu Tự do phải
lên tiếng chính thức.
Một số nguồn tin cho chúng tôi biết, đài Á châu Tự
do đang rất bận rộn để giải quyết sự vụ này. Đài Á châu Tự do là một đài phi lợi
nhuận, nhận ngân sách từ Quốc hội Hoa Kỳ để cổ súy cho nhân quyền và tự do
thông tin ở các quốc gia độc tài, trong đó có Việt Nam.
Có lẽ trường hợp ông Như là trường hợp người Việt đầu
tiên (?) bị qui kết (bởi pháp luật, hay dư luận) là phân biệt chủng tộc.
Chuyện ông Như sẽ bị xử ra sao, có lẽ phải chờ một
thời gian nữa, chuyện tôi muốn bàn ở đây là tác động của cái công cụ đã đưa ông
Như đến tình trạng mấy ngày đầu tháng 11/2019 này, đó là việc sử dụng Facebook.
Facebook không chỉ tác động từ người sử dụng ra xung quanh mà còn có tác động
ngược lại người sử dụng nó.
Vào trang Facebook của ông Như, người ta thấy trang
này không nằm ở chế độ mở hoàn toàn, tức là chỉ có những bạn bè mới được bình
luận, nhưng những người còn lại có thể xem được, nếu không bị chủ nhà chặn.
Ông Như có một lượng bạn bè và người theo dõi
(follow) đông đúc, mỗi phát biểu của ông trên Facebook đều có rất đông người ủng
hộ, tán dương, dù đó là những phát biểu mang tính chính trị, hay chỉ đơn giản
là vài câu kể chuyện mua sắm.
Và không hề thấy những chỉ trích hay tranh luận ngược
chiều với ông trên Facebook của cá nhân ông. Trên trang Facebook của mình, ông
Như giống một ngôi sao.
Phòng đồng vọng – Echo chamber
Trang Facebook của ông Như là một ví dụ khá tiêu biểu
của điều mà các nhà xã hội học phương Tây gọi là Phòng đồng vọng (echo
chamber). Tức là trong cái phòng ấy (ở đây là trang Facebook của ông Như) người
ta chỉ thấy những ý kiến giống nhau, ca tụng tâng bốc lẫn nhau.
Phòng đồng vọng trên Facebook không phải ngẫu nhiên,
một phần do sự chọn lựa của người chủ trang, phần khác là do mục đích thương mại
của Facebook.
Facebook
là một công cụ để những người chủ của nó, tức công ty Facebook, kiếm tiền. Giải thuật của Facebook chọn lựa những người bạn cùng quan điểm, sở
thích với bạn, dựa trên những phát biểu hay nhấn nút thích của bạn, để giới thiệu
những bạn bè cùng sở thích với nhau, quây quần lại với nhau. Sở dĩ Facebook làm
như vậy là vì để thu tiền quảng cáo nhắm vào cái nhóm cùng sở thích ấy.
Khi ở trong phòng đồng vọng như vậy, người ta dễ có
cảm giác rằng “thế giới này chỉ có một mình ta”, điều ta nói là chân lý (vì được
nhiệt liệt tán dương) và nhất là đối với những người mắc bệnh ái kỷ
(narcissism), nói nôm na là bệnh ngôi sao, như trong ngôn ngữ tiếng Việt hiện
nay.
Như vậy kẻ trong phòng đồng vọng Facebook có thể
không biết được những nhóm có chính kiến khác với mình, và từ đó sẽ không còn
tranh luận nữa.
Đây là một điều rất trớ trêu, Facebook được làm ra để
kết nối mọi người với nhau, nhưng rốt cuộc người ta lại xa rời nhau hơn, dựa
trên ý thích và chính kiến. Thế là sự phân cực sẽ ngày càng trầm trọng trong xã
hội ngày nay, vốn đã rất chia rẽ.
Sự phân cách dựa trên những vấn đề chính trị, ý thức
hệ, nếu để lâu quá sẽ tạo nên những va chạm nguy hiểm.
Mặt khác, tại các quốc gia độc tài, Facebook cũng
làm cho những người đấu tranh đòi dân chủ có ảo tưởng về phong trào của mình,
vì người ta cứ tưởng bở là cả xã hội đã đi theo quan điểm dân chủ của mình, mà
ngờ đâu đó chỉ là cái phòng đồng vọng, còn xã hội thực hư thế nào thì có khi lại
không nắm bắt được.
Khi Facebook mới bắt đầu nối kết thành mạng, người
ta đã nói đến những cuộc cách mạng Facebook cho dân chủ hóa xã hội, nhưng cho tới
nay Facebook không làm được điều đó. Các chính phủ chuyên chế quả có lắng nghe
sự phản kháng từ mạng xã hội để xả van an toàn, nhưng nếu nói Facebook tạo nên
một cuộc cách mạng xã hội từ dưới lên thì chúng ta chưa thấy.
Tuy nhiên không thể nói là Facebook chỉ đem lại điều
hại (chuyện dữ liệu cá nhân bị nghi ngờ tiết lộ là một vấn đề khác nữa ngoài
cái phòng đồng vọng), nếu chúng ta biết cách dùng nó thì chúng ta sẽ học hỏi được
nhiều điều hay từ những người không quen biết, sẽ có những cuộc tranh luận thú
vị tạo điều kiện cho mọi người hiểu nhau hơn.
Vấn đề là chúng ta phải chủ động làm chuyện đó, phải
kết nối rộng rãi, phải quan sát các nhóm khác nhau,… Facebook là một công cụ
tuyệt vời để làm như vậy, đừng để mục đích thương mại của nó dẫn dắt chúng ta.
Thương mại và ý tưởng chưa bao giờ mâu thuẫn với nhau cả.
Sau khi sự việc ông Chân Như bùng lên, có nhiều người
khác chính kiến với ông Như muốn vào trang của ông để xem ông viết điều gì,
nhưng không vào được, có nghĩa là những người đó đã bị block.
Cái phòng đồng vọng của ông Chân Như lại kín kẽ hơn
bao giờ hết.
Jackhammer
Nguyễn, từ San Francisco
-------------------------------
COMMENTS
Tất cả các bài viết đều bị xóa. Không biết bị FB xóa
hay chủ nhân tự xóa hoặc đóng cửa. Những gì Chân Như viết ra chứng tỏ anh ta là
một kẻ kỳ thị chủng tộc, tôn sùng bạo lực. Loại người này làm truyên thông chỉ
gây ra hỗn loạn, chết chóc cho xã hội.
.
Trước nay tôi vẫn kính trọng Chân Như như là một nhà
báo chân chính, không ngờ anh có thể viết ra những lời hằn học như vậy. Đây là
lỗi của Chân Như nhưng chính là thành quả của TT Trump: Kích động hận thù, gieo
rắc chia rẽ giữa những người Mỹ.
No comments:
Post a Comment