Năm 2009, Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, Giám đốc một
công ty tin học có vốn đầu tư ở Singapore và Mỹ, bị bắt về tội xâm phạm an ninh
quốc gia.
Trong khi những đồng phạm khác chỉ chịu mức 4,5,7
năm tù, vị doanh nhân này bị phân biệt đối xử với mức án 16 năm.
Năm nay 2019, tròn 20 năm kể từ khi ban hành Luật
doanh nghiệp lần đầu năm 1999. Nhiều người nêu ra vấn đề về môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp.
Tôi cho rằng, một môi trường pháp lý nặng tính
chuyên chế sẽ không có lợi cho doanh nghiệp và doanh nhân.
Môi trường chuyên chế ở đây có thể là những ngặt
nghèo cấm đoán trong đòi hỏi về quyền tự do chính trị. Hoặc chuyên chế ở đây là
một bộ máy nhà nước quá lớn quyền, có khả năng cưỡng chế khuất phục quá cao,
doanh nghiệp sẽ bất lợi khi hoạt động bên cạnh một chủ thể nhà nước như vậy.
Không thể nói là tôi chỉ làm kinh doanh, không liên
quan đến chính trị, nên doanh nghiệp vẫn ổn, môi trường kinh doanh hiện vẫn tốt.
Vì một khi quyền chính trị cơ bản còn chưa được đảm
bảo, thì quyền tài sản mặc dù được bảo vệ, chắc gì đã vững?
Thử nghĩ mà xem, đứng trước một bộ máy nhà nước khổng
lồ, cồng kềnh, có khả năng tiêu ngốn lớn, khối tài sản của doanh nghiệp liệu sẽ
ra sao?
Thử đánh giá lại xem, hiện nay, thuế phí doanh nghiệp
phải chịu có nặng nề không? Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%, vat 10% là thấp hay
cao? So với các nước thế nào? Tài sản của doanh nghiệp có được bảo hộ bảo vệ tốt
khi có tranh chấp kiện cáo không? Tòa án giải quyết có hiệu quả không?
Khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chuyển nhượng
tài sản, mua sắp đầu tư lớn, có phải lót tay xin xỏ chạy chọt giấy tờ thủ tục
ko? Như thế quyền tài sản của doanh nghiệp đâu đã được bảo vệ tốt?
Doanh nhân có thấy số phận pháp lý bấp bênh, ngấp
nghé giữa làm ăn đúng luật và phạm tội không? Có phải nhiều doanh nhân lâu nay
luôn mấp mé đứng trước ngưỡng cửa trại giam ko?
Vậy thì phải đặt câu hỏi, Chính phủ lâu nay đã tạo lập
thể chế thân thiện thuận lợi cho doanh nhân chưa?
Hay là chỉ mở cửa, cởi trói để phát triển và cán bộ
quan chức nhân đó kết hợp với doanh nghiệp tận dụng các nguồn lực và ưu thế thể
chế, để làm giàu. Trong khi quan chức thì được bảo hộ bởi bộ máy nhà nước
chuyên chế cao, còn rủi ro thể chế thì doanh nhân chịu?
Cho nên nhìn lại 20 năm qua thi hành luật doanh nghiệp,
cho dù có nhiều điều tích cực, nhưng phải nhìn nhận rằng, thuộc tính chuyên chế
của bộ máy nhà nước vẫn nặng nề, ko được cải thiện, là di sản tạo ra môi trường
pháp lý xấu cho doanh nhân hiện nay.
No comments:
Post a Comment