Thứ Năm, 11/07/2019 - 12:01 — tuankhanh
Sự
kiện của tháng 11/2019, khi tổ chức Operation Smile va chạm với dư luận quần
chúng về việc mời diễn viên Thành Long từ Trung Quốc đến Việt Nam để kỷ niệm 30
hoạt động ở Hà Nội, đã trở thành một bài học về cuộc sống. Đặc biệt, là câu
chuyện cứ sống, làm việc và “không quan tâm về chính trị”.
Phải nói rõ, tổ chức Operation Smile là một tổ chức
NGO đáng kính trọng trong việc nỗ lực chữa lành những nỗi đau về thể chất của
các em nhỏ. Công việc của họ đã trải dài một cách đáng ngưỡng mộ qua các châu lục
và năm tháng, kể từ khi thành lập vào năm 1982. Nhưng công việc của họ, và hình
ảnh đại diện chung hay người đại diện ở mỗi quốc gia, lại là một chuyện khác.
Làn sóng phản ứng về việc Thành Long có mặt ở Việt
Nam đã nhanh và mạnh đến mức, chỉ chưa đầy 24 giờ sau khi những lời phản đối đầu
tiên xuất hiện trên facebook, hàng ngàn các bình luận của công chúng đã ngập
trong fanpage của tổ chức Operation Smile với cùng một nội dung – mà mục đích
cuối cùng là không muốn thấy sự có mặt của Thành Long làm xấu đi hình ảnh của tổ
chức này.
Trong bài trả lời nhanh về sự bất bình của công luận,
ông Nguyễn Việt Phương - trưởng đại diện Operation Smile tại Việt Nam - nói rất
khéo rằng mọi việc diễn ra là do “không có kinh nghiệm về chính trị”. Đồng thời
ông Phương cũng nhấn mạnh rằng "Chúng tôi là một tổ chức thiện nguyện nên
luôn tôn trọng tất cả những sự tham gia trực tiếp ủng hộ tổ chức từ tất cả cá
nhân”.
Dĩ nhiên, đó là cách xử lý khủng hoảng có vẻ hợp lý,
nhưng đó cũng là câu hỏi đặt ra cho rất nhiều người Việt Nam, tổ chức từ thiện
Việt Nam: Chúng ta có cần phải lờ đi mọi thứ về chính trị, chỉ để làm việc thôi
– đặc biệt ngay vào lúc, chính trị đang bao vây mọi thứ, ngay cả trên đầu ngón
tay gõ máy tính của chúng ta mỗi ngày?
Có không ít kinh nghiệm buồn từ trước. Tháng 8, năm
2008, ca sĩ Mỹ Tâm cũng vấp phải làn sóng phản đối, và vẫn còn được nhắc đến tận
hôm nay, về việc cô đồng ý tham gia đoàn rước đuốc Olympic của Trung Quốc - đi
qua Hoàng Sa như một phần lãnh thổ của họ - khi đuốc đến Sài Gòn. Đơn giản là
cô không biết và không quan tâm đến chính trị.
Năm 2018, ca sĩ Mỹ Linh cũng vấp phải một làn sóng
phản đối dữ dội khi tán thành về việc xây dựng nhà hát Thủ Thiêm, mà cô lại
không đủ quan tâm để biết rằng nhà hát đó chỉ là giải pháp mang tính chạy chữa
cho một sai lầm gồm máu và nước mắt của hàng ngàn con người, bị các quan lại cố
tình cưỡng đoạt.
Chính trị vẫn hiện ra quanh chúng ta hàng ngày như vậy,
dù lại một nụ cười tự nhiên hay là nụ cười cần phải điều chỉnh, chúng ta vẫn phải
đối diện với nó. Việc từ chối Thành Long đến Việt Nam, không hoàn toàn là chuyện
thù ghét cá nhân, mà là một thái độ của một dân tộc, của một quốc gia đã bị bức
hiếp công khai hoặc thầm lặng về chủ quyền, về phẩm giá của một quốc gia.
Thờ ơ với nó, chúng ta - hay cả dân tộc này - như những
đôi chân trần, luôn chực chờ đạp lên gai nhọn. Nhỏ máu và đau đớn.
Nếu những người đi làm từ thiện ở những làng biển miền
Trung, chỉ biết giúp cho những người ngư dân khó nhọc mà không buồn biết đến vì
sao họ không còn thể ra khơi tự do, không quan tâm vì sao họ bị đâm tàu, vì sao
có những chiếc mộ gió. Sẽ không có đủ sự thấu hiểu tử tế cho câu chuyện từ thiện,
nếu không tìm biết đến chính trị.
Chính trị hôm nay, nằm trong từng chén cơm, từ giọt
xăng, từ một phút điện ảnh cho đến một trang sách giáo khoa có lẫn đường lưỡi
bò. Bất hạnh của người Việt hôm nay, là phải ngóng xem kẻ thù bên ngoài đang âm
mưu điều gì và xốn xang không yên vì căm giận những người có quyền như thích thờ
ơ với chính trị.
Trung Quốc không bỏ lỡ một cơ hội nào để lấn vào cuộc
sống của người Việt, đầu độc cảm giác bằng cách tạo sự quen thuộc với dối trá
mà họ đã dựng nên. Đừng nghĩ rằng Bắc Kinh khờ khạo khi đầu tư hàng triệu USD
cho những bộ phim của Hollywood, chỉ để gán ghép một vài điều thoáng qua, để vẽ
nên điều họ muốn. Trung Quốc cũng không tự nhiên để tặng các giáo trình công
phu, chỉ để gắn vào đó một trang bản đồ có đường chín đoạn. Cũng không phải ngẫu
nhiên mà nhiều lần du khách Trung Quốc đến Việt Nam lại mặc áo có bản đồ xiển
dương cho đường lưỡi bò. Tất cả những những điều đó, âm thầm và dai dẳng để
thay cho những phát ngôn chính thức của chính quyền Trung Quốc về một loại bá
quyền, chà đạp lên chủ quyền của Việt Nam.
Hãy để Thành Long ở yên với suy nghĩ của ông ấy. Và
khi nào ông ta không gắn liền với những vấn đề chính trị như đường lưỡi bò, hãy
đến và cùng làm việc từ thiện với người Việt.
Bạn hãy nhìn lại bàn chân của chúng ta, đã đẫm máu
chưa, nếu như ta vẫn nói không đủ kinh nghiệm về chính trị hay không quan tâm đến
chính trị. Có thể chân bạn chưa có vết thương, nhưng lẽ nào bạn không cảm thấy
bàn chân mình đang nhớp máu của những ngư dân bị bắn chết trên biển, hay máu những
người lính ở biên giới phía Bắc, ở Gạc Ma vẫn còn chưa kịp khô?
Cuộc sống giờ đây là một bài học phức tạp, đừng nghĩ
rằng chỉ cần sống với công việc là đủ, kiếm tiền, ăn ngủ, vui chơi là đủ. Cuộc
sống đang đòi hỏi mỗi con người phải có nhận thức để kiểm soát các động cơ chính
trị, hoặc thờ ơ và trở thành kẻ ngu ngốc bị chính trị lợi dụng.
----------------------------------------------
Thành Long vốn là con người lớn lên và trưởng thành ở
đất Hồng Kông, nhưng ông ta đã quay lưng lại chính mảnh đất đã nuôi ông lớn
lên, trao ông cơ hội thành đạt, và mang lại cho ông danh tiếng. Trong khi rất
nhiều nghệ sỹ Hồng Kông sát cánh cùng người dân thì Thành Long lại ủng hộ thế lực
độc tài Bắc Kinh giết chết thể chế dân chủ Hồng Kông – chính nền dân chủ này đã
ươm mầm tài năng của ông. Có thể nói với dân Hồng Kông, Thành Long là một biểu
tượng của sự phản bội. Còn với nhân dân Việt Nam, họ căm ghét ông này vì thái độ
ủng hộ chính quyền Tập Cận Bình của ông ta.
ĐCS Việt Nam hiện nay cũng là một biểu tượng của sự
phản bội. Chính họ đã đưa đất nước vào tay kẻ thù truyền kiếp dân tộc, chính họ
đã tước bỏ của nhân dân những gì nhân dân đáng được hưởng. Chính họ nhiều lần tự
ý thêm một ngôi sao trên cờ Trung Quốc khi tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc để tỏ
lòng thuần phục. Chính họ đã từng lén lút đem bản đồ hình lưỡi bò vào sách, chấp
nhận phim có đường lưỡi bò ra rạp, và thậm chí năm 2014, bản đồ đường lưỡi bò
còn được treo ngay phòng họp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Thực ra kẻ tiếp tay cho Trung Quốc xâm
chiếm Việt Nam không phải Thành Long mà là ĐCS Việt Nam. Thành Long chỉ là kẻ ủng hộ chính quyền Bắc Kinh như bao người khác,
nhưng có điều ông này là người nổi tiếng. Thành Long có ủng hộ Tập Cận Bình hay
không thì Tập Cận Bình vẫn hành động như thế. Còn ĐCS Việt Nam thì khác, chính
họ là kẻ đã mở cổng thành mời giặc vào nhà xơi từng món mà bao thế hệ nhân dân
Việt Nam đã bỏ công sức ra xây dựng và gìn giữ. So với Thành long, ĐCS là kẻ
đáng lên án hơn nhiều. Vì Thành Long không có khả năng làm cho dân Việt mất nước,
mà chính ĐCS Việt Nam mới có khả năng đó. Thế nhưng dân Việt lại trút giận lên
Thành Long, còn với ĐCS thì vẫn không có phản ứng gì.
Qua sự phản ứng mãnh liệt của dân Việt Nam trước ông
diễn viên này cho thấy, lòng yêu nước của dân Việt Nam vẫn còn đó, nhưng có điều
chưa đủ lớn để họ dám đứng lên phản đối kẻ phản bội dân tộc đang lãnh đạo đất
nước. Cũng qua hình ảnh này, chúng ta thấy dân Việt Nam cũng không phải hoàn
toàn thờ ơ trước vận mệnh đất nước như ta tưởng. Họ vẫn có sự quan tâm, nhưng sự
quan tâm của họ chưa đủ mạnh để vượt qua sợ hãi do CS gieo rắc.
Và qua đây, chúng ta thấy chính sách thờ ngoại bang
phản bội nhân dân mà ĐCS đang theo đuổi sẽ là tử huyệt đưa đến sự phẫn nộ vượt
qua sợ hãi. Thái độ phản ứng của nhân dân trước kẻ ủng hộ thế lực cướp nước hôm
nay như là lời cảnh báo. Kẻ phản bội nhân dân thì trước sau gì cũng đổ.
-Đỗ Ngà-
-----------------------------------------------------
LIÊN QUAN
Cánh Cò - Thứ Sáu, 11/08/2019
.
Vũ Kim Hạnh
- 08/11/2019
.
Dương Quốc Chính
- 08/11/2019
.
No comments:
Post a Comment