Thu Hằng – RFI
Đăng ngày 04-11-2019
Mỹ
lên án chính sách « hăm dọa » của Trung Quốc tại Biển Đông. Cố vấn an ninh quốc
gia Mỹ Robert O’Brien đã nêu đích danh Trung Quốc trong bài diễn văn đọc tại
thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 7, diễn ra sáng 04/11/2019, tại Nonthaburi,
ngoại ô Bangkok.
Trong bài diễn văn dài hơn các nước khác, ông Robert
O’Brien trực tiếp lên án « Bắc Kinh đã sử dụng biện pháp hù dọa để cản
trở các nước ASEAN khai thác các nguồn tài nguyên biển, ngăn chặn việc tiếp cận
2,5 nghìn tỉ đô la dự trữ dầu khí ». Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O’Brien đã
chuyển lời của tổng thống Donald Trump mời lãnh đạo các nước ASEAN « đến
Hoa Kỳ tham gia thượng đỉnh đặc biệt vào quý I năm 2020 ».
Chỉ có lãnh đạo ba nước ASEAN tham gia thượng đỉnh với
Mỹ, gồm Thái Lan, nước chủ tịch luân phiên 2019, Việt Nam, nước sẽ nhận chức chủ
tịch luân phiên năm 2020 và Lào, nước điều phối quan hệ ASEAN-Mỹ. Việc lãnh đạo
cấp cao 7 nước còn lại không tham dự có thể được cho là biểu thị thái độ phản đối
chính quyền Mỹ cử phái đoàn cấp thấp nhất từ trước đến nay tham dự thượng đỉnh
ASEAN. Phái đoàn Mỹ do bộ trưởng Thương Mại Wilbur Ross và cố vấn an ninh quốc
gia Robert O’Brien dẫn đầu.
Dù tổng thống Trump không tham dự thượng đỉnh ASEAN,
nhưng « chính quyền Mỹ vô cùng gắn bó và cam kết đầy đủ với khu vực này
», theo phát biểu của bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross, tại Diễn đàn
Kinh doanh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Business Forum), cũng diễn ra
sáng 04/11.
Mỹ đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, đầy trấn an, trong
bối cảnh Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực
thương mại với hiệp định RCEP đang được đàm phán. Do vậy, bộ trưởng Thương Mại
Wilbur Ross nhấn mạnh Mỹ « sẽ tiếp tục đàm phán thỏa thuận thương mại với
các nước trong khu vực ».
Thượng đỉnh ASEAN+3 (APT, gồm Hàn Quốc, Nhật Bản,
Trung Quốc) đã mở đầu cho ngày làm việc thứ hai giữa ASEAN và các đối tác.
Trong ngày hôm nay, 04/11, còn có thượng đỉnh Đông Á, thượng đỉnh ASEAN với từng
đối tác như Hoa Kỳ Nhật Bản, thượng đỉnh RCEP và thượng đỉnh Nhật Bản với các
nước vùng sông Mêkông.
Bên lề thượng đỉnh ASEAN+3, tổng thống Hàn Quốc Moon
Jae In và thủ tướng Nhật Bản đã có cuộc tiếp xúc kéo dài 11 phút. Đây là cuộc gặp
cấp cao đầu tiên kể từ hơn một năm nay do căng thẳng giữa hai nước. Cuộc gặp được
hai nhà lãnh đạo đánh giá là « rất hữu nghị và nghiêm túc ». Lãnh đạo
Hàn Quốc và Nhật Bản đều tái khẳng định nguyên tắc « giải quyết những bất
đồng song phương thông qua đối thoại », nhưng không cho biết thêm chi
tiết.
-------------------------------------
Thu Hằng – RFI
Đăng ngày 04-11-2019
ASEAN
và Trung Quốc đã ra thông cáo chung gồm 18 điểm sau cuộc họp thượng đỉnh ngày
03/11/2019. Vấn đề Biển Đông được nhắc đến ở điểm cuối cùng, nhưng một lần nữa,
những hành động Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nhiều nước Đông
Nam Á đã không được chính thức nêu lên trong văn bản.
Các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc tại thượng đỉnh
2019, Bangkok, Thái Lan, ngày 03/11/2019.Reuters
Thông cáo chung của hai bên « tái khẳng địnhtầm
quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và
tự do hàng hải bên trong và cả bên ngoài phạm vi Biển Đông », đồng thời «
ghi nhận lợi ích (của các bên) có Biển Đông như một vùng biển của hòa bình, ổn
định và thịnh vượng ».
Thông cáo chung ASEAN-Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến
việc « tăng cường niềm tin, sự tin tưởng lẫn nhau », nhưng đồng thời
kêu gọi các bên liên quan cũng « tự kiềm chế trong việc tiến hành các
hoạt động, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết
tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về
Luật Biển, UNCLOS 1982 ».
Về bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) được đàm phán
từ gần 20 năm nay, thông cáo của ASEAN và Trung Quốc hoan nghênh tiến độ đàm
phán để có thể đúc kết một COC « hiệu quả và thực chất », theo đề
xuất của Trung Quốc là từ nay đến ba năm nữa hoặc sớm hơn.
Những hành vi của Trung Quốc vi phạm chủ quyền nhiều
nước Đông Nam Á đã không được trực tiếp nêu lên trong thượng đỉnh. Phía Việt
Nam, thông qua phát biểu ngày 02/11 của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chỉ gián tiếp
lên án Bắc Kinh : « Gần đây, đã có những vi phạm nghiêm trọng của luật
pháp quốc tế tại vùng biển của Việt Nam và khu vực. Mặc dù các sự cố đã kết
thúc, nhưng để lại những bài học sâu sắc cho ASEAN ».
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định ASEAN luôn coi
trọng vai trò của Trung Quốc đối với các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh và ổn
định để hợp tác phát triển thịnh vượng khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc có lắng
nghe lời kêu gọi của ASEAN hay không lại là một chuyện khác.
No comments:
Post a Comment